Cao su Đà Nẵng (DRC) sắp rót hơn 900 tỷ đồng mở rộng nhà máy sản xuất lốp xe tải

Cập nhật: 13:10 | 21/01/2022 Theo dõi KTCK trên

Theo giới thiệu, DRC là nhà sản xuất lốp cao su, hết 85% là lốp cho ô tô với hệ thống phân phối rộng khắp Việt Nam, trong đó khu vực miền Trung vẫn là thị trường mang lại doanh số cao nhất.

0835-drc5
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Hội đồng quản trị CTCP Cao su Đà Nẵng (Mã: DRC) vừa phê duyệt dự án đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất lốp xe tải radial nâng công suất từ 600.000 lốp/năm lên 1 triệu lốp/năm.

Tổng mức đầu tư dự kiến tăng từ 830 tỷ lên hơn 916 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn vay sẽ là hơn 597 tỷ, chiếm 65% tổng đầu tư, còn lại là vốn tự có.

Nhà máy sẽ được xây dựng từ quý I/2022 đến quý II/2024 trong khuôn viên đất hơn 109.632 m2 của công ty tại Lô G, đường Tạ Quang Bửu, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.

Theo báo cáo của công ty, sau hai giai đoạn đầu tư hoàn thành vào năm 2013 và 2018, sản phẩm của nhà máy đạt chất lượng tốt, được thị trường chấp nhận và tiêu thụ hết sản lượng sản xuất.

Việc đầu tư mở rộng công suất nhà máy nhằm đón đầu nhu cầu lốp radial được dự báo tăng một phần bởi ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ làm gia tăng sản lượng tiêu thụ lốp radial của Việt Nam sang thị trường Mỹ.

Theo giới thiệu, DRC là nhà sản xuất lốp cao su, hết 85% là lốp cho ô tô với hệ thống phân phối rộng khắp Việt Nam, trong đó khu vực miền Trung vẫn là thị trường mang lại doanh số cao nhất.

Về xuất khẩu, doanh nghiệp có trụ sở tại Đà Nẵng bán sản phẩm cho hơn 40 quốc gia, Nam Mỹ là thị trường lớn nhất, chiếm 61% tổng doanh thu xuất khẩu hàng năm.

Báo cáo quý IV/2021 mới đây vừa công bố, doanh thu của DRC đạt 1.333 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ 2020, lợi nhuận sau thuế giảm 20% xuống 87 tỷ đồng. Nguyên nhân giảm được giải trình vì các chi phí đầu vào tăng cao ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

Lũy kế cả năm 2021, DRC báo doanh thu thuần gần 4.380 tỷ, lợi nhuận sau thuế gần 291 tỷ, lần lượt tăng 20% và tăng 14% so với năm 2020. Kết quả này đã giúp doanh nghiệp vượt 8% về doanh thu và 21% về lợi nhuận.

Tính đến cuối năm ngoái, giá trị hàng tồn kho đạt 1.432 tỷ đồng, tăng 644 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm và chiếm 46% trong tổng 3.139 tỷ đồng tài sản (đã bao gồm 8 tỷ đồng trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho). Doanh nghiệp đi vay chủ yếu là ngắn hạn hơn 572 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, tại phiên giao dịch chiều ngày 21/1, cổ phiếu DRC giảm 1,03% về mức 28.900đ/cp. Khối lượng giao dịch trung bình phiên đạt hơn 1 triệu đơn vị.

0304-drc3
Diễn biến giá cổ phiếu DRC thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)
Siết phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Dở - hay chuyện người trong cuộc

Lãnh đạo Bộ Tài chính nhấn mạnh, nhà đầu tư cá nhân chưa thể đánh giá hay lường hết những rủi ro của doanh nghiệp ...

Bank of America dự phóng giá cổ phiếu MSN là 198.600 đồng/cổ phiếu

Bank of America (BofA) mới đây vừa công bố báo cáo trong đó khuyến nghị nhà đầu tư mua cổ phiếu MSN. Giá mục tiêu ...

Hồ tiêu sắp trở thành sân chơi của các doanh nghiệp FDI?

Trong khi lượng hồ tiêu xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước sụt giảm trong 2 năm gần đây thì các doanh nghiệp vốn ...

Anh Khôi