Cảnh giác trước những thông tin bịa đặt về dịch COVID-19

Cập nhật: 11:01 | 20/03/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Liên quan đến diễn biến dịch COVID-19 tại nước ta, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05, Bộ Công an) khuyến cáo người dân cần cảnh giác, chọn lọc thông tin; không nên chia sẻ những thông tin chưa được xác thực, thiếu cơ sở... Cần trang bị cho mình những kiến thức pháp luật cơ bản như Luật An ninh mạng, Bộ luật Hình sự, Luật An toàn thông tin mạng... Tuyệt đối không nghe theo các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc.

canh giac truoc nhung thong tin bia dat ve dich covid 19

Bản tin bất động sản sáng ngày 20/3: Dùng khách sạn làm khu cách ly chống dịch Covid-19

canh giac truoc nhung thong tin bia dat ve dich covid 19

Trên tuyến đầu chống dịch Covid-19

Dẫn nguồn báo dantri.com.vn, những ngày gần đây, trên mạng xã hội liên tục xuất hiện nhiều thông tin do dịch Covid-19, sẽ phong tỏa toàn TP. Hà Nội vào cuối tuần này, thậm chí có thông tin phong tỏa cả TP. Hà Nội trong đêm 19/3.

canh giac truoc nhung thong tin bia dat ve dich covid 19

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Mai Hương - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội khẳng định những thông tin lam truyền trên mạng về việc phong tỏa toàn Thành phố là hoàn toàn bịa đặt, sai sự thật. Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đang xác minh người tung tin bịa đặt trên.

Theo bà Hương, thành phố đang thực hiện rất tốt công tác phòng chống Covid-19. Đối với các ca dương tính, thành phố đã thực hiện cách ly theo khu vực, tuyến phố. Đặc biệt ở phố Trúc Bạch, do có ca lây nhiễm chéo nên phải cách ly diện rộng.

Bà Hương cho biết, hiện chưa có kế hoạch và đề xuất gì liên quan đến việc phong tỏa toàn thành phố; việc phong tỏa toàn thành phố phải căn cứ theo số lượng ca bệnh, điều kiện lây nhiễm và phải được cấp có thẩm quyền quyết định.

Tính đến đêm ngày 19/3, cả nước ghi nhận 85 người dương tính với COVID-19. Hiện TP. Hà Nội là nơi có nhiều bệnh nhân nhất - 24 người, TP. HCM 14 người, Bình Thuận 9 người…

Liên quan đến những thông tin sai lệch, bịa đặt về COVID-19, ngày 19/3/2020, Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã ra Quyết định xử phạt một trường hợp tung tin chữa khỏi bệnh COVID-19 bằng tỏi mà không được kiểm chứng từ cơ quan Y tế.

Trước đó, qua công tác nắm tình hình, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phối hợp Công an quận Hoàn Kiếm phát hiện tài khoản facebook Q.T đăng tải bài viết có nội dung:

“Virus Corona có thể tự khỏi bằng một bát nước tỏi mới đun sôi, lấy 8 tép tỏi băm nhỏ thêm 7 cốc nước và đun sôi. Ăn và uống nước được đun sôi từ tỏi. Được chứng minh và chữa khỏi qua đêm”.

Khẩn trương xác minh, Công an quận Hoàn Kiếm đã làm rõ nội dung trên là hoàn toàn sai sự thật và triệu tập chủ tài khoản là T.T.Q (SN 1984; trú tại Bạch Mai, Hai Bà Trưng) đến làm việc.

Tại cơ quan Công an, Q. thừa nhận đã đăng tải bài viết có nội dung sai sự thật liên quan đến việc chữa trị bệnh COVID-19 lên trang facebook cá nhân của mình. Q đã nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến dư luận, tự xoá bỏ bài viết và cam kết không tái phạm.

Công an quận Hoàn Kiếm đã ra Quyết định xử phạt 12,5 triệu đồng đối với T. T.Q về hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội.

Quảng Nam xử phạt các trường hợp tung tin thất thiệt về dịch COVID-19

Chiều 19/3, Công an TP. Hội An cho biết đơn vị đã triệu tập nhiều người có hành vi đăng tải, chia sẻ thông tin sai sự thật về dịch bệnh COVID-19. Trong đó, có 4 người bị xử phạt với số tiền 45 triệu đồng.

canh giac truoc nhung thong tin bia dat ve dich covid 19

Trước đó, ngày 8.3, chị P.T.X.H (32 tuổi, ở xã Cẩm Hà, TP. Hội An) đăng tải lên facebook cá nhân của mình với nội dung thất thiệt về "30 người dương tính... Thành phố Hội An họp khẩn, đưa Cẩm Châu lên mức báo động đỏ là vùng có nguy cơ dịch bùng phát”. Thông tin sai sự thật này sau đó lan truyền “chóng mặt” trên mạng xã hội, gây tâm lý hoang mang cho người dân.

Trước đó, vào cuối tháng 2/2020, Công an thành phố đã lập biên bản xử lý đối với T.T.C. (26 tuổi, ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) về việc đăng tải, chia sẻ thông tin bịa đặt với nội dung: “Có 1 du khách nước ngoài chết vì dịch bệnh COVID-19 tại một khách sạn trên địa bàn Hội An”.

Thông tin này khiến người dân tại địa phương và nhân viên khách sạn vô cùng hoang mang và tức giận.

Theo Công an TP. Hội An, từ khi trên địa bàn phát hiện ca dương tính với COVID-19 đến nay, đơn vị đã triệu tập 14 người đăng tải, chia sẻ thông tin sai sự thật trên facebook về dịch bệnh COVID-19; trong đó xử lý hành chính 4 người với số tiền 45 triệu đồng; răn đe, cảnh cáo nhắc nhở 10 người.

Công an TP. Hội An cũng cho biết, đơn vị đang tiếp tục đẩy mạnh công tác nắm tình hình, xác minh và xử lý kịp thời các trường hợp đưa thông tin sai sự thật về dịch COVID-19 cũng như các nội dung vi phạm Luật An ninh mạng theo đúng quy định của pháp luật.

Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng dịch COVID-19 để tung thông tin xấu, độc

Sau khi xuất hiện dịch bệnh COVID-19 và bùng phát tại Vũ Hán (Trung Quốc) cùng một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Chính phủ Việt Nam nỗ lực cùng các bộ, ngành, người dân phòng, chống dịch bệnh. Theo Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05, Bộ Công an), từ ngày 26/2 - 13/3, trên không gian mạng có hàng trăm nghìn tin, bài đăng tải, thu hút hơn 500.000 lượt bình luận, 4,5 triệu lượt chia sẻ liên quan đến dịch bệnh tại Việt Nam.

Đáng chú ý, các thế lực thù địch, số đối tượng phản động, chống đối, số người dân thiếu nhận thức, báo đài quốc tế có xu hướng chống Việt Nam tích cực đăng tải, tán phát thông tin tuyên truyền xuyên tạc, sai sự thật về dịch bệnh.

Nhóm này sử dụng các trang mạng, blog có máy chủ đặt tại nước ngoài, triệt để lợi dụng tính năng lan tỏa, dễ tán phát và khó kiểm soát, kiểm duyệt nội dung của các mạng xã hội như Facebook, YouTube, Zalo…

canh giac truoc nhung thong tin bia dat ve dich covid 19

Đặc biệt, các đối tượng tích cực sử dụng tính năng bình luận, chia sẻ và phát trực tiếp (livestream) để tán phát rộng rãi, số lượng tiếp cận thông tin cùng lúc rất lớn. Tạo các tiêu đề bài viết, video mang tính “nóng”, giật tít liên quan số người chết, người bị nhiễm bệnh… nhằm thu hút người đọc.

Thông qua các hãng thông tấn có hoạt động chống Việt Nam và nhiều website, blog, mạng xã hội thường xuyên đưa tin chống đối, phản động có nhiều người theo dõi để tán phát thông tin tuyên truyền xuyên tạc, chống Đảng, Nhà nước liên quan việc phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Cụ thể, các đối tượng này xuyên tạc về số lượng người, địa phương bị nhiễm, tử vong; hướng dẫn cách tự điều trị, chẩn đoán tại nhà, mua bán Vaccine có thể chữa khỏi virus Corona; Nhà nước phun thuốc ngừa virus Corona trên bầu trời toàn quốc trong đó, họ lan truyền tài liệu hướng dẫn sai từ Bộ Y tế Liên bang Nga về chữa trị COVID-19 và xuyên tạc về nguồn gốc của COVID-19; tung tin bịa đặt số người bị nhiễm bệnh lên tới hàng nghìn người và nhiều ca tử vong vì nhiễm COVID-19; hơn 4.000 người Trung Quốc từ Vũ Hán nhập cảnh vào Việt Nam trước thời gian cách ly.

Đặc biệt, một số tổ chức như “Việt Tân”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, “Voice”, “PBSOS”… đối tượng chống đối trong và ngoài nước đã tổ chức cuộc thăm dò ý kiến kêu gọi tạm dừng các phương tiện công cộng, trường học, dữ trữ lương thực, thực phẩm.

Theo Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), những hành vi lợi dụng dịch COVID-19 để tung thông tin xấu, độc, chống phá Nhà nước, chính quyền trên mạng xã hội sẽ bị xử lý triệt để và nghiêm khắc. Đến nay, lực lượng công an đã xác minh, làm rõ và triệu tập đấu tranh với hơn 800 trường hợp, trong đó nhiều trường hợp bị xử lý vi phạm hành chính với mức tiền từ 10 đến 30 triệu đồng.

Nhằm ngăn chặn các loại thông tin này, lãnh đạo Bộ Công an, A05 đã chỉ đạo các đơn vị triển khai các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông… nắm sát diễn biến tình hình, khẩn trương xác minh làm rõ các trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật để đấu tranh ngăn chặn, yêu cầu đối tượng cải chính thông tin.

Đồng thời phối hợp các nhà cung cấp dịch vụ gỡ bỏ các thông tin sai sự thật. Bên cạnh đó, lực lượng công an còn tăng cường trao đổi, phối hợp các báo đài thực hiện nhiều phóng sự đưa tin tuyên truyền về vụ việc và xử lý các đối tượng đăng tải thông tin sai sự thật về dịch bệnh

Một trong những biện pháp tiệm cận, A05 cho rằng, người dân cần cảnh giác, chọn lọc thông tin; không nên chia sẻ những thông tin chưa được xác thực, thiếu cơ sở... Cần trang bị cho mình những kiến thức pháp luật cơ bản như Luật An ninh mạng, Bộ luật Hình sự, Luật An toàn thông tin mạng... Tuyệt đối không nghe theo các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc. Khi phát hiện đối tượng hay các tài khoản đăng tải thông tin sai sự thật cần báo cho cơ quan công an, các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời.

canh giac truoc nhung thong tin bia dat ve dich covid 19 Xử phạt 12 cơ sở kinh doanh thiết bị y tế trong ngày 19/3

TBCKVN - Trong ngày 19/3, cả nước đã thực hiện kiểm tra, giám sát 65 cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế, xử ...

canh giac truoc nhung thong tin bia dat ve dich covid 19 Doanh nghiệp của “bầu Hiển” ủng hộ 10 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch COVID-19

TBCKVN - Ngày 19/03, nhằm chung tay cùng Chính phủ phòng chống dịch COVID-19, Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng TMCP Sài Gòn – ...

canh giac truoc nhung thong tin bia dat ve dich covid 19 Mua sắm thời Covid-19: An toàn là ưu tiên hàng đầu

TBCKVN - Theo khuyến nghị từ WHO, virus Covid-19 sợ ánh sáng, nhiệt độ, tia cực tím, gió nên khó tồn tại, phát triển trong ...

Quốc Trung