Cảnh báo bẫy cho vay trực tuyến bùng phát trong mùa dịch Covid-19

Cập nhật: 14:24 | 27/04/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) tiếp tục đưa ra khuyến cáo mọi người nên cảnh giác với việc vay tiền trực tuyến trong mùa dịch Covid-19.

canh bao bay cho vay truc tuyen bung phat trong mua dich covid 19

Cảnh báo lừa đảo người dùng qua website mạo danh ngân hàng

canh bao bay cho vay truc tuyen bung phat trong mua dich covid 19

Cảnh báo thiết bị siêu tiết kiệm điện lừa đảo khách hàng

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) cho biết, thời gian gần đây đơn vị này tiếp nhận một số phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến hoạt động cho vay trực tuyến của một số đơn vị.

Qua quá trình xác minh thông tin, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng lưu ý và khuyến cáo, người tiêu dùng không vay tiền trực tuyến của các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu như sau:

Thứ nhất, tổ chức, cá nhân cho vay không có thông tin giới thiệu làm rõ chức năng của đơn vị là công ty tài chính, ngân hàng có chức năng cho vay, hoặc là đơn vị có chức năng tư vấn, kết nối giữa người đi vay và người cho vay.

canh bao bay cho vay truc tuyen bung phat trong mua dich covid 19
Cảnh báo bẫy cho vay trực tuyến bùng phát trong mùa dịch Covid-19. Hình minh họa

Thứ 2, không nêu rõ thông tin về tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, hoặc có nhưng địa chỉ, thông tin liên hệ ở nước ngoài.

Thứ 3, không công khai các chính sách thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng; không niêm yết các điều kiện, điều khoản giao dịch chung; không công bố biểu phí hoặc làm rõ các chi phí phát sinh trong quá trình giao dịch.

Thứ 4, không gửi trước mẫu hợp đồng vay và các nội dung chi tiết liên quan đến hợp đồng vay để người tiêu dùng đọc trước khi xác nhận ký kết giao dịch và không cung cấp hợp đồng đã ký kết để người tiêu dùng lưu giữ sau khi đã hoàn thành giao dịch.

"Trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 hiện nay, trường hợp gặp khó khăn về tài chính, không thể đảm bảo khả năng trả nợ, người tiêu dùng nên chủ động gửi văn bản hoặc email tới đơn vị liên quan để đề xuất giải pháp hỗ trợ xử lý giãn nợ, tránh tình trạng để trả quá hạn dài ngày, phát sinh các khoản tiền phạt và các trách nhiệm pháp lý liên quan", Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết.

Mới đây, cơ quan công an vừa triệt phá một đường dây cho vay thông qua các ứng dụng các ứng dụng trên điện thoại như "Vaytocdo", "Moreloan" và "VD online", lãi suất lên đến 1.095%/năm. Đường dây cho vay nặng lãi này do một số đối tượng người Trung Quốc thiết lập với khoảng 40 nhân viên người Việt Nam có nhiệm vụ xét duyệt, thẩm định cho vay và đòi nợ hơn 60.000 người vay trải dài khắp 60 tỉnh, thành phố.

Tùng Linh

Tin liên quan