Cảng Sài Gòn (SGP) chia cổ tức lần đầu tiên sau 6 năm lên sàn

Cập nhật: 08:27 | 06/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Với gần 216,3 triệu cổ phiếu đang lưu hành, SGP sẽ chi khoảng 130 tỷ đồng trả cổ tức đợt này cho cổ đông.

2325-cang2
CTCP Cảng Sài Gòn (Mã chứng khoán SGP)

Ngày 25/5 tới đây CTCP Cảng Sài Gòn (Mã chứng khoán SGP) sẽ chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức năm 2021 bằng tiền. Tỷ lệ chi trả 6%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 600 đồng. Thời gian thanh toán 24/6/2022.

Như vậy với gần 216,3 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Cảng Sài Gòn sẽ chi khoảng 130 tỷ đồng trả cổ tức đợt này cho cổ đông.

Năm 2021 SGP đạt 1.372 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 46% so với cùng kỳ, LNST đạt 893 tỷ đồng, cao gấp gần 4 lần năm 2020. EPS năm 2021 đạt 4.106 đồng. Năm 2021 SGP đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu đạt 1.200 tỷ đồng (tăng 22%) và lợi nhuận sau thuế đạt 270 tỷ đồng (tăng 13,7%). Như vậy, kết thúc năm, Cảng Sài Gòn đã hoàn thành vượt 14% chỉ tiêu doanh thu và vượt tới 230% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

1915-cang5
Nguồn: SGP

Đóng góp đáng kể nhất vào lợi nhuận của Cảng Sài Gòn phải kể đến phần lợi nhuận từ hoạt động liên doanh, liên kết khi báo lãi tới 472,06 tỷ đồng, cao gấp 21 lần quý IV/2020, chủ yếu từ Công ty TNHH Cảng quốc tế SP-SPA (SP-SPA) tăng lợi nhuận 463,1 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020.

Tính đến 31/12/2021 Cảng Sài Gòn còn gần 210 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Ngoài ra công ty còn gần 23 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển.

Với kết quả đạt được, Đại hội cổ đông thường niên năm 2022 của Cảng Sài Gòn đã thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2021, trong đó dành 130 tỷ đồng chia cổ tức tỷ lệ 6% cho cổ đông. Đây là lần đầu tiên Cảng Sài Gòn thực hiện chi trả cổ tức kể từ khi giao dịch trên sàn Upcom từ năm 2016.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/5, cổ phiếu SGP đứng giá ở mức 31.800đ/cp. Khối lượng giao dịch trung bình phiên đạt hơn 300 nghìn đơn vị.

2151-di8
Diễn biến giá cổ phiếu SGP thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

Cảng Sài Gòn là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cảng biển với việc sở hữu/góp vốn nhiều cảng biển thuộc khu vực TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu như Tân Thuận 1 (100% vốn), Tân Thuận 2 (100% vốn), Hiệp Phước (90,54% vốn), Korea Express (50% vốn), SSIT (38,93% vốn), SP-PSA (36% vốn), Tổng hợp Thị Vải (21% vốn), CMIT (15% vốn).

Những năm qua, trong khi các cảng ở khu vực TP.HCM do Cảng Sài Gòn sở hữu chi phối hoạt động khá hiệu quả, thì các cảng thuộc cụm cảng Cái Mép - Thị Vải như Korea Express, SSIT, SP-PSA, Tổng hợp Thị Vải, CMIT lại hoạt động kém hiệu quả hơn, một số cảng thua lỗ nhiều năm, lỗ lũy kế lớn và tạo ra gánh nặng lên kết quả kinh doanh.

Bộ phận Phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) đánh giá, cụm cảng Cái Mép - Thị Vải đã đối mặt với nhiều khó khăn trong gần chục năm qua do nguồn hàng thiếu hụt, nhiều bến cảng được đầu tư khiến dư thừa công suất và các doanh nghiệp phải hạ giá để cạnh tranh. Tuy vậy, giai đoạn khó khăn nhất đã đi qua và cụm cảng này sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng tích cực trong tương lai.

Nhận định chứng khoán ngày 6/5/2022: Xu hướng thị trường phái sinh

Các chuyên gia phân tích và công ty chứng khoán đưa ra nhận định về thị trường phái sinh cho ngày giao dịch 6/5/2022. Tạp ...

Nhận định chứng khoán ngày 6/5/2022: Chờ đợi những động lực rõ ràng hơn

Thị trường có phiên ngược dòng thành công nhờ lực kéo từ nhóm cổ phiếu bluechips, thanh khoản cũng được cải thiện. Đóng góp vào ...

Phiên giao dịch ngày 6/5/2022: Những cổ phiếu cần lưu ý

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao ...

Anh Khôi

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm