Cẩn trọng với thông tin quảng cáo TPCN viên sủi ICHI trên một số website

Cập nhật: 11:20 | 05/08/2021 Theo dõi KTCK trên

Dù chỉ là thực phẩm chức năng nhưng Viên sủi ICHI được quảng cáo có tác dụng trị viêm họng và các vấn đề về họng, có dấu hiệu lợi dụng hình ảnh, uy tín y, bác sỹ và người nổi tiếng nhằm đánh lừa người tiêu dùng.

Người tiêu dùng cẩn trọng tránh sập bẫy khi mua bán qua mạng

Cẩn trọng với hàng loạt sản phẩm TPBVSK vi phạm quy định quảng cáo, lừa dối người tiêu dùng

Cảnh báo tình trạng giả mạo xuất xứ gạo Việt

Cụ thể, theo ghi nhận của Chất lượng Việt Nam, tại các website bán hàng có địa chỉ https://www.suiichi.com/;

https://www.viemhongichi.com/;

https://www.viemhongichi.net/ichichinhhang2;

http://www.viensuiviemhongichi.com/

2802-luadoinguoitieudung
Viên sủi ICHI: Chỉ là thực phẩm chức năng vẫn 'nổ' công dụng như truốc trị bệnh

Viên sủi ICHI được giới thiệu ứng dụng công nghệ Siêu Vi Nano Ultra số 1 Nhật Bản, là giải pháp toàn diện cho người viêm họng hạt - viêm Amidan cấp và mãn tính, kể cả lâu năm.

"SỦI ICHI sạch ổ viêm, liền vùng loét, tái tạo - làm lành niêm mạc họng bị tổn thương, ngăn ngừa tái phát trở lại, hết ho, tiêu đờm, không còn vướng víu như hóc xương cá, thoải mái ăn uống, hát hò, nhậu nhẹt…" - đây là những dòng quảng cáo "thổi phồng" công dụng Viên sủi ICHI trong khi viên sủi này chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Thế nhưng, đơn vị chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm là Công ty TNHH Phát triển Tân Hoàng Long (có địa chỉ: Phòng 202, Tầng 2, Số 82 Phố Vương Thừa Vũ, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội) lại cố tình quảng cáo sản phẩm này như thuốc trị bệnh tại các website kể trên nhằm lừa dối người tiêu dùng.

2755-luadoinguoitieudung
Sản phẩm này chỉ là thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tuy nhiên lại quảng cáo như thuốc trị bệnh

Để đánh lừa người tiêu dùng, trên các website trên còn tiếp tục "tung chiêu" thông tin về viên sủi này với những lời có cánh: Dùng viên sủi ICHI từ 1 đến 10 ngày giúp diệt khuẩn, giảm đau, tiêu ổ viêm và đặc biệt "hoạt chất Allicin có trong tỏi đen có thể tiêu diệt hàng chục loại virus gây ra dịch bệnh dù đã được pha loãng thậm chí 100.000 lần, đặc biệt các hoạt chất quý tăng gấp 10 lần so với ban đầu giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh và có thể chống chọi với nhiều loại bệnh tật. Nano Curcumin 5% - Khoa học đã chứng minh chất này mang lại hiệu quả tốt trong việc ngăn ngừa và điều trị ung thư, kháng viêm, điều trị dạ dày, viêm gan, làm đẹp da...".

Chưa kể, sản phẩm này còn sử dụng hình ảnh TS. BS Lê Văn Giáp - Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện 198 Bộ Công an và TTƯT, Đại tá. BS Phạm Hòa Lan - nguyên Chủ nhiệm khoa Nghiên cứu thuốc, Trang thiết bị Y tế - Cục Quân y - Bộ Quốc phòng trong các quảng cáo của mình. Chưa dừng lại ở đó, sản phẩm này còn sử dụng hình ảnh nghệ sĩ Chí Trung chia sẻ những thông tin như thuốc trị bệnh để lừa dối người tiêu dùng trong khi đây thực chất là thực phẩm chức năng.

2757-luadoinguoitieudung1
Sử dụng hình ảnh bác sĩ để quảng cáo không đúng quy định của pháp luật

Việc quảng cáo trái quy định pháp luật này có thể gây hậu quả khó lường như làm sai lệch thông tin, khiến người tiêu dùng tin rằng sản phẩm Viên sủi ICHI là loại thuốc có thể chữa các bệnh lý về họng, amidan… Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay không phải người tiêu dùng, người bệnh nào cũng đủ thông thái để nhận diện những sản phẩm sử dụng chiêu trò để quảng cáo trái quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, sản phẩm này còn sử dụng hàng loạt hình ảnh khách hàng, bệnh nhân chia sẻ về công dụng và hiệu quả của sản phẩm bằng hình thức đăng tải bài: "Nhân vật chia sẻ kinh nghiệm chữa khỏi bệnh", dạng tin nhắn cảm ơn, nhận xét về sản phẩm trước và sau khi dùng lên trang website khiến nhiều người tin rằng loại thực phẩm chức năng được nói đến có công dụng chữa bệnh.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid -19 diễn biến phức tạp, đau họng là một trong những biểu hiện của bệnh, nếu người tiêu dùng nhẹ dạ cả tin sử dụng sản phẩm nhằm thuyên giảm các triệu chứng mà không khai báo y tế với cơ quan chức năng còn có thể khiến dịch bệnh thêm phức tạp.

Cũng giống như hàng loạt sản phẩm thực phẩm chức năng quảng cáo trá hình là thuốc, Viên sủi ICHI được phân phối qua kênh bán hàng online. Khách hàng chỉ cần để lại số điện thoại sẽ có người tự xưng là bác sỹ, dược sỹ (chuyên gia) gọi điện tư vấn, giới thiệu với rất nhiều địa chỉ khác nhau. Tuy nhiên, khi để lại thông tin, người gọi lại tư vấn chỉ là chuyên viên bán hàng chứ không phải là chuyên gia.

Liên quan đến tình trạng trên, các chuyên gia y tế nhiều lần khuyến cáo, các loại thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ, bổ trợ cho sức khỏe chứ không thể trị bệnh. Việc hiểu lầm đó là thuốc chữa bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng sản phẩm khi nhầm lẫn giữa thuốc và thực phẩm chức năng. Đặc biệt sẽ khiến cho việc chữa trị của người bệnh bị kéo dài và gây ra những hậu quả khó lường.

Xử phạt hành vi quảng cáo sai sự thật

Xử phạt hành chính

Cá nhân, tổ chức có hành vi quảng cáo sai sự thật sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại NGHỊ ĐỊNH SỐ 158/2013/NĐ-CP, cụ thể khoản 5, Điều 51 Nghị định quy định rằng:

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

1. a) Quảng cáo sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, phương thức phục vụ, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, bảo hành của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 68, Điểm c Khoản 3 Điều 69, Điểm a Khoản 2 Điều 72, Điểm b Khoản 1 Điều 75 và Khoản 1 Điều 78 Nghị định này;

2. b) Quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 68, Điểm a Khoản 3 Điều 69 và Khoản 4 Điều 70 Nghị định này;

3. c) Quảng cáo gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo;

4. d) Sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam trong quảng cáo mà không thể hiện đầy đủ chủ quyền quốc gia;

đ) Sử dụng hình ảnh đồng tiền Việt Nam trong quảng cáo.

Cần lưu ý mức phạt tiền ở quy định này là mức phạt tiền đối với cá nhân theo quy định tại khoản 2, Điều 3 NGHỊ ĐỊNH SỐ 158/2013/NĐ-CP. Đối với trường hợp tổ chức có hành vi quảng cáo sai sự thật thì mức phạt tiền gấp 2 lần so với cá nhân cũng theo quy định tại khoản 2, Điều 3 NGHỊ ĐỊNH này.

Bên cạnh hình thức xử phạt chính là phạt tiền, cá nhân tổ chức có hành vi quảng cáo sai sự thật còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 7, Điều 51 NGHỊ ĐỊNH SỐ 158/2013/NĐ-CP như sau:

• Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;

• Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này;

• Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 5 Điều này.

Xử lý hình sự

Bên cạnh việc bị xử phạt hành chính, hành vi quảng cáo sai sự thật còn có thể bị xử lý hình sự đối với cá nhân tái phạm. Theo quy định tại Điều 197, Bộ luật Hình sự 2015:

"Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

Thu Uyên (Tổng hợp)