Xử phạt vi phạm giao thông tăng mạnh từ 1/1/2025
Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, nâng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đặc biệt với các hành vi tự ý thay đổi kết cấu xe, có thể bị phạt đến 150 triệu đồng.
![]() |
Mức xử phạt vi phạm giao thông hoặc hành vi vi phạm khác đã tăng nhiều lần trong năm 2025 |
Ngày 1/1/2025 đánh dấu thời điểm Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực, thay thế và điều chỉnh một loạt các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Theo nội dung nghị định, mức phạt cho nhiều hành vi vi phạm tăng gấp nhiều lần so với quy định cũ, nhằm tăng cường tính răn đe và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Phạt đến 150 triệu đồng nếu tự ý thay đổi kết cấu xe
Theo khoản 16, Điều 32 của Nghị định 168, mức xử phạt nghiêm khắc được áp dụng đối với hành vi tự ý thay đổi kết cấu phương tiện. Cụ thể, nếu chủ xe là cá nhân, mức phạt dao động từ 65 - 75 triệu đồng; nếu là tổ chức, mức phạt tăng gấp đôi, từ 130 - 150 triệu đồng.
Các hành vi bị xử phạt bao gồm:
Thay đổi tổng thành khung, động cơ, hệ thống phanh, truyền lực hoặc chuyển động.
Cải tạo kết cấu, kích thước, hình dáng xe sai so với thiết kế gốc hoặc hồ sơ đăng ký.
Thay đổi tính năng sử dụng của xe mà không có sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền.
Lắp đặt thêm các thiết bị như cơ cấu nâng hạ thùng, container.
So với quy định cũ tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), mức phạt trước đây chỉ từ 6 - 8 triệu đồng với cá nhân và 12 - 16 triệu đồng với tổ chức, thì nay đã tăng gấp gần 10 lần.
Hành vi thay đổi màu sơn, lắp thiết bị gây mất trật tự cũng bị xử phạt mạnh
Bên cạnh thay đổi kết cấu xe, khoản 7, Điều 32 của Nghị định mới cũng xử phạt hành vi thay đổi màu sơn không đúng với đăng ký xe, lắp đặt âm thanh/ánh sáng gây mất an toàn giao thông. Mức phạt cụ thể là:
Từ 4 - 6 triệu đồng đối với cá nhân.
Từ 8 - 12 triệu đồng đối với tổ chức.
Mức xử phạt mới đối với xe máy
Không chỉ ô tô, các hành vi vi phạm với xe mô tô, xe gắn máy cũng được điều chỉnh theo hướng tăng nặng. Cụ thể:
Lắp thiết bị âm thanh, ánh sáng gây mất trật tự: Phạt 800.000 - 1 triệu đồng với cá nhân, 1,6 - 2 triệu đồng với tổ chức.
Tự ý thay đổi khung, động cơ, hình dáng: Phạt 4 - 6 triệu đồng với cá nhân, 8 - 12 triệu đồng với tổ chức.
Thay đổi màu sơn, nhãn hiệu không đúng với giấy tờ đăng ký: Phạt 200.000 - 300.000 đồng với cá nhân, 400.000 - 600.000 đồng với tổ chức.
Tăng cường kiểm soát, hướng đến giao thông an toàn và minh bạch
Việc siết chặt các hành vi tự ý cải tạo phương tiện và sử dụng thiết bị không phù hợp là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình bảo đảm an toàn giao thông. Cơ quan chức năng kỳ vọng quy định mới sẽ góp phần:
Hạn chế tai nạn do xe bị thay đổi không đúng chuẩn kỹ thuật.
Giảm tình trạng lắp đặt thiết bị gây mất trật tự công cộng như đèn led, còi hơi.
Bảo vệ người tham gia giao thông và nâng cao chất lượng giám sát giao thông qua hệ thống đăng ký, đăng kiểm chính xác hơn.
![]() | Nhiều bạn trẻ vẫn vô tư vi phạm, hành vi này có thể bị phạt nặng tới 12 triệu đồng, tước bằng 1 năm Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, hành vi lạng lách, đánh võng khi điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt từ 8 đến 12 triệu đồng ... |
![]() | Đi xe máy Không đội mũ bảo hiểm mà vẫn không bị CSGT xử phạt, đây là những trường hợp ngoại lệ ai cũng nên biết Không phải ai đi xe máy không đội mũ bảo hiểm cũng bị xử phạt. Ba trường hợp ngoại lệ gồm chở người bệnh đi ... |
![]() | Gia đình đông con cháu nên biết quy định này khi đi xe máy - Mức xử phạt hành vi vi phạm không dưới 6 con số! Theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông 2024, người điều khiển xe máy chở quá hai người hoặc chở trẻ từ ... |
Ngọc Nhi