Cầm cố sổ đỏ rồi báo mất làm lại có vi phạm pháp luật không?

Cập nhật: 15:04 | 09/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Độc giả hỏi: Em gái tôi lấy sổ đỏ đứng tên 2 vợ chồng đi cầm (dạng tín chấp với lãi suất 3 nghìn/ 1 triệu/ 1 ngày) tại quán cầm đồ, sau đó đổ nợ và bỏ trốn. Em rể đã báo mất và làm lại sổ đỏ mới. Vậy em rể tôi có vi phạm pháp luật không? Bên chủ cầm đồ đòi kiện và yêu cầu em rể trả nợ thay. Tôi muốn hỏi em tôi phải chịu trách nhiệm thế nào trong tình huống này? Xin cảm ơn!  

cam co so do roi bao mat lam lai co vi pham phap luat khong Bất động sản Long An hưởng lợi hạ tầng, giới đầu tư kéo nhau về săn đất
cam co so do roi bao mat lam lai co vi pham phap luat khong Hợp đồng thế chấp có vô hiệu không?
cam co so do roi bao mat lam lai co vi pham phap luat khong Khởi tố nguyên Chủ tịch xã cấp 17 sổ đỏ cho "người nhà"

Trả lời:

Theo bạn trình bày, sổ đỏ em bạn mang đi cầm cố đứng tên hai vợ chồng em gái bạn nên quyền sử dụng đất này được coi là tài sản chung của vợ chồng. Do đó khi em gái bạn thực hiện giao dịch đối với quyền sử dụng đất mà không được sự đồng ý của chồng em gái bạn thì giao dịch này sẽ vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 :

Điều 26. Đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng

cam co so do roi bao mat lam lai co vi pham phap luat khong
Hình minh họa.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật này thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi.

Theo đó thì chồng của em gái bạn có quyền nhờ tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu theo quy định tại Bộ luật dân sự 2005 và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Điều 137 Bộ luật dân sự 2005 (văn bản thay thế: Bộ luật dân sự năm 2015):

Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Như vậy việc cầm cố sổ đỏ giữa em gái bạn và chủ tiệm cầm đồ không có giá trị pháp lý, nghĩa là nếu em bạn không trả được nợ thì chủ tiệm cầm đồ không có quyền bán mảnh đất hay thu hồi mảnh đất này để trừ nợ.

Bên cạnh đó tại Điều 476 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về lãi suất cho vay như sau:

Điều 476. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

Theo Quyết định 2868/QĐ-NHNN, lãi suất cơ bản hiện nay là 9%/năm. Trong khi đó chủ tiệm cầm đồ cho em bạn vay với lãi suất 3 nghìn/ 1 triệu/ 1 ngày, tương đương với 109,5%/năm. Vì lãi suất cho vay này cao hơn pháp luật cho phép nên khi có tranh chấp xảy ra liên quan đến hợp đồng vay, Tòa án sẽ không chấp nhận mức lãi suất này.

Về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tại Điều 139 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Theo quy định trên, em bạn phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu em bạn dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tiệm cầm đồ.

Hùng Dũng

Tin liên quan