Cách xử lý và kiềm chế sự giận dữ một cách lành mạnh

Cập nhật: 20:20 | 23/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Trong cuộc sống, sẽ có những lúc bạn không kiềm chế được cơn giận giữ của mình. Nhưng nếu chúng ta không để những cảm xúc có hại đó qua đi, chúng ta không thể thực sự hạnh phúc. Đây là cách giải phóng sự giận giữ một cách lành mạnh.

Giống như vui, buồn, sợ hãi hay chán ghét, giận dữ là một trạng thái cảm xúc quen thuộc mà ai cũng đã từng trải qua trong cuộc sống.

1905-gd
Hình minh họa.

Giận dữ là gì?

Giận dữ là một cơ chế sinh học của cơ thể - một phần của phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy”, xảy ra khi cơ thể cảm nhận được có mối đe dọa, sự tấn công, hay nguy hiểm nào đó, như một bản năng sinh tồn.

Tức giận là cảm xúc mà bất cứ ai cũng có thể gặp trong cuộc sống, công việc và các mối quan hệ. Nhưng sau khi tức giận nhiều người vẫn thường nói “Giá mà mình đừng tức giận”. Đơn giản bởi có rất nhiều điều mà khi tức giận bạn khó lòng mà có thể suy nghĩ một cách thấu đáo để giải quyết mọi vấn đề. Vì vậy bạn nên trang bị cho bản thân mình kỹ năng kiềm chế sự tức giận.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không kiểm soát được cơn giận dữ?

Về bản chất, giận dữ là một cảm xúc quan trọng, nó xuất hiện để cảnh báo chúng ta rằng có gì đó đang không ổn, mất cân bằng hoặc bất công và cần thay đổi.

Nhưng khi cơ thể kích hoạt trạng thái “chiến đấu hay bỏ chạy”, có nghĩa là chúng ta đang bị sự căng thẳng điều khiển. Trong một vài trường hợp, căng thẳng là cần thiết. Tuy nhiên, khi căng thẳng diễn ra thường xuyên và kết hợp cùng cơn giận dữ, có thể sẽ gây tổn hại đến sức khỏe lâu dài.

Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, nhiều nghiên cứu còn chứng minh giận dữ có thể làm tăng khả năng gặp phải các rủi ro về bệnh tim mạch, huyết áp, đột quỵ hay bệnh đường ruột. Vì vậy, sự lựa chọn thông minh nhất là học cách thỏa hiệp và đối phó với cơn giận dữ, bằng những phương pháp lành mạnh.

Làm thế nào để giải phóng sự giận dữ một cách lành mạnh?

1. “Đón đầu” những dấu hiệu của cơn giận dữ

Chỉ rõ nguồn gốc hình thành cảm giác tức giận là bước đầu tiên phải làm nếu muốn kiểm soát chúng. Vì luôn tin rằng giận dữ là tính xấu, nên khi nó xuất hiện, chúng ta thường cố kìm nén hoặc gạt nó đi, đồng nghĩa với việc chúng ta cũng từ chối quan sát để nhận ra những biểu hiện của nó.

Việc tập nhận thức các cảm giác hình thành trong cơn giận dữ (bằng cách tự nói thầm trong đầu “tim tôi đang đập rất nhanh”, “mặt tôi đang nóng lên”, “tay tôi đang run”…) sẽ cho chúng ta thêm thời gian để đánh giá cơn giận xuất hiện lúc đó là đúng hay sai. Đồng thời cũng là cách đánh lạc hướng bản thân, thay vì ngay lập tức thực hiện những hành động có thể dẫn đến sự hối hận sau này.

2. Tập trung vào vấn đề cần giải quyết hơn là tranh cãi

Con người không ai hoàn hảo và ai cũng có thể mắc những sai lầm. Cho dù bạn có tức giận, trách mắng những lỗi lầm của người khác thì cả bạn và họ cũng không giải quyết được vấn đề. Tốt hơn là dừng ngay việc phàn nàn và đổ lỗi cho người khác và việc ưu tiên cùng nhau trước mắt là tìm phương án giải quyết để hạn chế hậu quả của vấn đề có thể gây ra.

3. Luyện tập chánh niệm

Chánh niệm là chú tâm vào giây phút hiện tại. Chánh niệm là ngưng tiếc nuối quá khứ, ngừng lo lắng tương lai. Ngoài ra, còn vài cách khác để mô tả chánh niệm:

Học cách chánh niệm trong tất cả hành động diễn ra hàng ngày, từ việc thức dậy với một nụ cười, quan tâm đến mọi người trong bữa ăn, thoải mái với việc dừng đèn đỏ hay hoàn toàn chú tâm vào công việc đang làm, đều có thể rèn cho chúng ta sự bình tĩnh, giúp chúng ta sống chậm lại, quan sát kỹ càng hơn và không bị cuốn vào sự tức giận.

Phản ứng lành mạnh trước cơn giận dữ còn tùy thuộc vào từng người, trong từng tình huống khác nhau. Nếu cảm thấy bản thân quá nóng nảy và hấp tấp, có thể điều chỉnh từ từ bằng cách dùng chủ ngữ “Tôi”.

4. Không giữ thù hận hay ác cảm

Nếu bạn luôn mang trong lòng cảm giác thù hận hay ác cảm với ai đó không những làm tiêu hao năng lượng và thời gian mà còn làm vẩn đục tư tưởng của bạn, thậm chí đẩy bạn xuống mức thấp nhất của cảm xúc tiêu cực. Hãy để mọi thứ qua đi. Tha thứ, quên đi quá khứ và thoát khỏi hố sâu của hận thù mà chỉ nghĩ về một tương lai hạnh phúc ở phía trước đang chờ đón bạn.

5. Tìm hiểu sự thật trước khi đưa ra lời khẳng định

Khi đã rèn luyện được sự bình tĩnh, chúng ta nên dành một chút thời gian đánh giá và đặt câu hỏi để chắc chắn: liệu những giả định của chúng ta về vấn đề có đúng hay không, và liệu còn trường hợp nào khác mà chúng ta chưa nghĩ tới hay không.

Khi thực sự nghĩ đến những điều mình biết và không biết về vấn đề đang phải đối mặt, cũng có nghĩa là chúng ta đang thực hành chánh niệm, dẫn dắt bản thân đến những hành động sáng suốt hơn.

6. Vận động để giải phóng năng lượng tiêu cực

Mọi hành động, cảm xúc và năng lượng trong cơ thể đều liên quan mật thiết với nhau. Khi chúng ta đã chọn chánh niệm để cảm hóa cơn giận dữ, năng lượng tiêu cực của sự tức giận chắc chắn vẫn ở bên trong cơ thể và chưa được thoát ra.

Tập thể dục thường xuyên làm tăng sức lực cho cơ thể và hỗ trợ bộ não tập trung. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, tập thể dục giúp con người kiểm soát được cơn nóng giận. Ngoài ra, còn làm giảm nguy cơ hành động, lời nói, cử chỉ quá mức bình thường.

Vì vậy, việc tìm đến sự vận động vật lý như đi bộ, tập thể dục, giãn cơ hoặc thậm chí là hét thật to, đều là các cách đẩy bớt năng lượng dư thừa ra khỏi cơ thể, giúp cơ thể quay lại trạng thái cân bằng.

Học 7 cách sống lý trí của người có EQ cao để chinh phục mọi thành công

Người có EQ cao là những người giỏi trong việc quản lý cảm xúc bản thân, có thể nói họ là con người của lý ...

Để thấu hiểu một người, chỉ cần xem cách họ xử lý cơn tức giận của bản thân

Cơ sở để đánh giá chính xác một người không phải đến từ của cải, địa vị hay học vấn mà phải được căn cứ ...

Khánh Vân