Cách tính điểm ưu tiên, giảm điểm xét tuyển Đại học năm 2023-2024

Cập nhật: 10:00 | 25/04/2023 Theo dõi KTCK trên

Theo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) ban hành năm 2022, Bộ GD&ĐT chính thức điều chỉnh điểm ưu tiên khu vực khi xét tuyển sinh bắt đầu từ năm 2023 này.

Lời khuyên cho thí sinh nên chọn ngành phù hợp, đừng chọn trường "hot"

Lưu ý khi chọn phương thức xét tuyển Đại học năm 2023

Nhiều trường học tăng mạnh chỉ tiêu, thí sinh "chạy sô" xét tuyển Đại học

Với quy định mới, thí sinh các khu vực được cộng điểm ưu tiên thi đạt tổng điểm 3 môn xét tuyển sinh từ 22,5 điểm trở lên sẽ có điểm ưu tiên giảm dần. Giống như mọi năm, mức điểm cộng ưu tiên áp dụng cho khu vực 1 là 0,75, khu vực 2 nông thôn là 0,5 và khu vực 2 là 0,25.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Với đối tượng chính sách, mức ưu tiên chia thành hai nấc là 1 và 2 điểm. Như vậy, một thí sinh được cộng tối đa 2,75 điểm ưu tiên. Bộ GD&ĐT cho biết, chính sách ưu tiên khu vực trong tuyển sinh năm 2023 sẽ giảm tuyến tính.

Cụ thể, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên.

Như vậy, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên sẽ bắt đầu giảm dần đến 0 khi thí sinh đạt tổng 30 điểm/3 môn. Với công thức trên, 1 học sinh khu vực 1 thi đạt 22,5 trở xuống thì được cộng 0,75 điểm ưu tiên khu vực. Nhưng cũng thí sinh đó đạt 27 điểm thì điểm ưu tiên chỉ còn 0,3; nếu đạt 29 điểm chỉ còn 0,1 điểm ưu tiên khu vực.

Trước khi đưa ra điều chỉnh này, Bộ GD&ĐT đã có những thống kê, phân tích trên dữ liệu tuyển sinh thực tế các năm qua. Sự điều chỉnh này nhằm đảm bảo sự công bằng và khắc phục tình trạng có thí sinh đạt kết quả điểm xét tuyển là 30 điểm nhưng vẫn không trúng tuyển ĐH, cao đẳng như đã từng xảy ra. Tuy nhiên, những em đạt tổng 30 điểm 3 môn sẽ không còn được ưu tiên.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Nếu thí sinh chỉ có điểm ưu tiên khu vực, mức cộng như sau:

Tổng điểm đạt được

Điểm ưu tiên khu vực 1

Điểm ưu tiên khu vực 2 nông thôn

Điểm ưu tiên khu vực 2

Từ 22,5 trở xuống

0,75

0,5

0,25

23

0,7

0,46

0,23

23,5

0,65

0,43

0,22

24

0,6

0,4

0,2

24,5

0,55

0,37

0,18

25

0,5

0,33

0,16

25,5

0,45

0,3

0,15

26

0,4

0,26

0,13

26,5

0,35

0,23

0,12

27

0,3

0,2

0,1

27,5

0,25

0,17

0,08

28

0,2

0,13

0,06

28,5

0,15

0,1

0,05

29

0,1

0,06

0,03

29,5

0,05

0,03

0,02

30

0

0

0

Nếu thí sinh chỉ có điểm ưu tiên đối tượng, mức cộng như sau:

Tổng điểm đạt được

Điểm ưu tiên đối tượng 1

Điểm ưu tiên đối tượng 2

Từ 22,5 trở xuống

2

1

23

1,87

0,93

23,5

1,73

0,87

24

1,6

0,8

24,5

1,47

0,73

25

1,33

0,67

25,5

1,2

0,6

26

1,07

0,52

26,5

0,93

0,47

27

0,8

0,4

27,5

0,67

0,33

28

0,53

0,27

28,5

0,4

0,2

29

0,27

0,13

29,5

0,13

0,07

30

0

0

Theo lý giải của Bộ GD&ĐT, việc thay đổi cách tính điểm ưu tiên nhằm tránh hiện tượng thí sinh đạt 30 điểm vẫn trượt đại học, tạo công bằng ở nhóm thí sinh điểm cao khi cạnh tranh vào các ngành, trường hàng đầu.

Tuy nhiên, thay đổi này dẫn đến những lo ngại bất công trong tuyển sinh, đặc biệt với những em ở vùng khó khăn. Các chuyên gia tuyển sinh cũng đánh giá cách tính điểm ưu tiên mới sẽ tạo ra tác động lớn trong xét tuyển đại học bởi chênh nhau 0,1 điểm cũng làm tăng hoặc giảm hàng trăm thí sinh trúng tuyển.

Thống kê của Bộ cho thấy hàng năm có khoảng 75% thí sinh xét tuyển đại học thuộc diện hưởng các ưu tiên khác nhau. Từ mức trên 22,5, điểm xét tuyển của thí sinh trước và sau khi cộng ưu tiên có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể, nhóm thí sinh ở khu vực 1, 2 và 2 nông thôn có điểm trung bình thấp hơn nhóm không được cộng (khu vực 3). Nhưng khi được cộng, điểm trung bình của nhóm này lại cao hơn hẳn.

Ở nhiều ngành cạnh tranh cao như Y khoa, tỷ lệ trúng tuyển của những thí sinh không được cộng điểm ưu tiên rất thấp, trong khi nhóm này học tốt hơn.

Minh Phương