Cách tiết kiệm tiền của chàng trai 29 tuổi nhờ lối sống siêu tiết kiệm

Cập nhật: 17:51 | 09/11/2022 Theo dõi KTCK trên

Theo CNBC, anh Tanner Firl, 29 tuổi, và vợ, chị Isabel, không bao giờ tiêu tiền vào những thứ không cần thiết. Đó là chiến lược tài chính của cặp đôi sống ở bang Minneapolis.

Tanner Firl - 29 tuổi, sống tại Mỹ, không hiểu tại sao mọi người lại cần lập ngân sách. "Hầu hết mọi người đều gặp vấn đề về tiêu tiền, còn tôi gặp vấn đề gần như ngược lại", anh nói.

Tanner Firl tiết kiệm được hàng trăm nghìn USD nhờ thường xuyên nhận đồ miễn phí, không tiêu tốn vào các sở thích đắt đỏ và đầu tư 50% thu nhập.

Firl và vợ của mình "dị ứng" với việc tiêu tiền vào bất cứ thứ gì họ thấy không cần thiết. Tư tưởng này chi phối lớn đến chiến lược tài chính của cặp đôi. Anh là thành viên của FIRE (phong trào độc lập tài chính và nghỉ hưu sớm) và đặc biệt tuân thủ chiến lược "lean FIRE" - sống với ngân sách ít nhất có thể và chi tiêu thấp hơn so với trung bình. Các thành viên của trường phái này sẽ tăng tỷ lệ tiết kiệm của họ bằng cách cắt bỏ càng nhiều chi phí không liên quan càng tốt.

Cách tiết kiệm tiền của chàng trai 29 tuổi nhờ lối sống siêu tiết kiệm
Hình minh họa - ảnh nguồn internet

Hiện Firl đã tích lũy khoảng 380.000 USD và anh hy vọng sẽ tiết kiệm được ít nhất 625.000 USD để nghỉ hưu sớm ở tuổi 35. Lượng tiền trên đổ vào các kênh đầu tư có thể tạo cho gia đình anh 25.000 USD mỗi năm thu nhập hàng năm.

Firl đang là trụ cột chính của gia đình, gồm hai vợ chồng, một cậu con trai và ba chú mèo. Anh kiếm được 135.000 USD mỗi năm với nghề kỹ sư phần mềm. Khoảng một nửa tiền lương được dùng cho chi phí ăn uống và sinh hoạt hàng tháng. Phần còn lại đều được đầu tư.

Lớn lên trong gia đình có 6 người con ở Rochester - thành phố lớn thứ ba của bang New York, Firl đã được học về tầm quan trọng của chi tiêu hợp lý. Gia đình anh không quá túng thiếu, cha mẹ chỉ muốn những người con học cách làm việc vì những thứ mà mình quý trọng. "Khi còn nhỏ, bất cứ khi nào muốn một thứ gì đó, chúng tôi sẽ phải tự bỏ tiền túi ra để mua hoặc đợi đến sinh nhật hay Giáng sinh", anh kể lại.

Anh từng làm nhân viên giao báo khi còn là một đứa trẻ đang đi học và luôn làm việc thêm cho đến hết cấp ba. Khi vào đại học, Firl khám phá ra một blog về tài chính cá nhân. Đây trở thành một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến thói quen chi tiêu của anh.

"Tất cả rất có ý nghĩa đối với tôi khi học được rằng, về cơ bản chỉ cần chi tiêu ít nhất có thể, bạn sẽ có cơ hội sống một cách trọn vẹn như mình mong muốn", Firl nói.

Anh tốt nghiệp Đại học Minnesota năm 2015 với bằng toán học và có một chân làm kỹ sư phần mềm trong Cơ quan An ninh Quốc gia với mức lương hàng năm khoảng 66.000 USD. Cùng năm đó, anh và vợ - Isabel, kết hôn.

Trong vòng hai năm rưỡi, cặp đôi đã tiết kiệm đủ để vay mua một ngôi nhà ở Minneapolis. Vợ chồng Firl sống trên lầu và cho thuê tầng trệt trên Airbnb để trang trải khoản vay. Firls đã mua ngôi nhà thứ hai với giá 185.000 USD vào năm 2018 và bán ngôi nhà đầu tiên không lâu sau đó. Họ xây tầng triệt trong ngôi nhà mới để cho thuê ngắn hạn, nhưng phải từ bỏ kế hoạch đó khi sinh đứa con trai vào năm 2021.

Khi mức lương của Firl đã tăng lên mức 135.000 USD như hiện tại, cặp đôi vẫn kiên quyết tránh "lối sống phù phiếm" và duy trì tính tiết kiệm. Nếu gia đình cần thứ gì đó, họ sẽ tìm kiếm miễn phí trên các chợ trực tuyến trước khi quyết định bỏ tiền mua. Thêm vào đó, cặp vợ chồng này giảm được ngân sách ăn uống và nuôi thú cưng xuống còn 200 USD một tháng nhờ thường xuyên sử dụng thực phẩm thừa được tái chế từ các tổ chức phi lợi nhuận.

"Bạn bè và gia đình hai bên đều biết đến chúng tôi là đôi vợ chồng rất tiết kiệm. Chúng tôi thường nhận được rất nhiều thứ miễn phí vì một thành viên trong gia đình vô tình thấy thứ gì đó được cho hoặc vứt đi và họ sẽ nghĩ rằng chúng tôi có thể thích", Firl kể.

Ngoài ra, cặp đôi không cần phải bỏ nhiều tiền cho bất kỳ sở thích nào của họ. Firl là một người đam mê chạy, nghe podcast và chơi cờ, trong khi Isabel thích viết và trò chơi điện tử được phát trực tuyến. Cả hai đều dành thời gian tham gia trò chơi điện tử vào mỗi tối.

Nghĩ về tương lai nếu Firl tiết kiệm được 625.000 USD, anh cho rằng không nhất thiết phải chuyển sang một cuộc sống nhàn hạ. "Nghỉ hưu không phải là ngồi trên ghế xem phim cả ngày hay đi biển và đón một buổi tối thật đẹp. Đó là lúc bạn có thể làm bất cứ điều gì mong muốn", anh định nghĩa

Đối với Firl, nghỉ hưu sớm có nghĩa là từ bỏ một công việc không mang lại cho bản thân sự thỏa mãn và tham gia vào công việc có nhiều đam mê hơn dù thu nhập ít hơn. Nhưng dù anh nghỉ hưu với khoản tiền tiết kiệm là bao nhiêu, cặp vợ chồng vẫn sẽ không dừng tiết kiệm. "Có vô số trải nghiệm trong cuộc sống này. Phần lớn trải nghiệm khiến các vị hạnh phúc đều miễn phí hoặc rất rẻ", anh chia sẻ.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

6 lý do bạn làm mãi vẫn không thể tiết kiệm được

Bạn có từng thắc mắc vì sao mình mãi không thể tiết kiệm nổi dù lương hàng tháng ổn định hay không. Tình trạng này ...

Top 10 lý do khiến bạn không thể thoát khỏi cảnh nợ nần

Nợ nần là một điều mà không ai mong muốn mình sẽ gặp phải. Thế nhưng, trong cuộc sống sẽ có lúc chúng ta không ...

Những bài học về quản lý tài chính cá nhân hiệu quả bạn cần biết

Sự khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo là bởi cách thức quản lý tài chính. Người giàu biết quản lý tài ...

Đình Trọng t/h

Tin liên quan