Các mô hình giá phổ biến trên TTCK mà NĐT nên biết

Cập nhật: 14:22 | 26/04/2023 Theo dõi KTCK trên

Phân tích kĩ thuật là một kĩ năng mà NĐT chứng khoán nào cũng cần phải có. Việc nắm rõ các mô hình giá của cổ phiếu sẽ giúp nhà đầu tư có nhiều cơ hội thành công hơn trên thị trường chứng khoán.

Mô hình giá trong chứng khoán là các mẫu biểu đồ được hình thành với các mẫu hình nhất định. Những mẫu biểu đồ này thường lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình giao dịch của nhà đầu tư. Mỗi loại biểu đồ đều có nội dung, ý nghĩa khác nhau khi xuất hiện và mang đến cho nhà đầu tư nhiều lợi ích.

Dựa vào những tín hiệu nhất định, nhà đầu tư có thể dự đoán được những biến động tăng, giảm của giá trong tương lai khi chúng đưa ra tín hiệu lặp lại. Bên cạnh đó, việc có thể phân tích kỹ thuật hay phân tích cơ bản sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra các chiến lược đầu tư hiệu quả hơn.

Để giúp NĐT đạt hiệu quả cao trong quá trình đầu tư, chúng tôi xin tổng hợp những mô hình giá phổ biến trên thị trường chứng khoán:

1. Mô hình hai đỉnh (Double top)

Các mô hình giá phổ biến trên TTCK mà NĐT nên biết
Ảnh minh họa

- Mô hình hai đỉnh là mô hình quan trọng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán. Mô hình này được tạo từ hai đỉnh của biểu đồ tạo thành hình M. Đỉnh thứ hai của biểu đồ không thể cao hơn từ đỉnh thứ nhất. Khi chiều cao của hai đỉnh bằng nhau thì chúng ta có được một mô hình hai đỉnh hoàn hảo.

- Mô hình hai đỉnh xuất hiện khi thị trường tạo thành một đỉnh cao, kế tiếp là một bước điều chỉnh giá , theo sau là một đỉnh cao khác. Ngoài ra, có một đường hỗ trợ quan trọng đó chính là đáy thấp nhất nằm giữa hai đỉnh và mô hình M xuất hiện khi mà đường hỗ trợ này bị phá vỡ. Khi đạt đỉnh thứ nhất, giá sẽ có xu hướng đảo chiều, tại vùng đảo chiều này sẽ hình thành nên đáy trung tâm, giá từ đây không tiếp tục lao xuống mà quay trở về xu hướng tăng rồi tạo đỉnh thứ hai.

- Mô hình hai đỉnh chính là dấu hiệu sớm tạo tín hiệu đảo chiều. Nó dự báo sớm cho nhà đầu tư biết về một xu hướng giảm mạnh sắp diễn ra.

2. Mô hình hai đáy (Double bottom)

Các mô hình giá phổ biến trên TTCK mà NĐT nên biết
Ảnh minh họa

Mô hình hai đáy là một trong những top mô hình nến đảo chiều. Mô hình này thường được gọi là mô hình đáy đôi hay mô hình hai cái mông. Từ hai đáy thấp của đồ thị sao cho đáy thứ hai cân bằng không thấp hơn đáy thứ nhất sẽ tạo thành mô hình này, có dạng hình chữ W.

Mô hình chữ W xuất hiện khi xu hướng giảm tạo ra một đáy mới, sau đó điều chỉnh lại nhưng không thành công. Lúc này, thị trường tiếp tục giảm giá và di chuyển xuống tạo đáy thứ hai xấp xỉ đáy thứ nhất. Sau đó giá lại đi lên và phá vỡ đường viền cổ (neckline)

Cũng giống với mô hình hai đỉnh, mô hình hai đáy giúp nhà đầu tư xác định sự tăng giảm của giá và đưa ra quyết định chính xác.

3. Mô hình cái nêm (Wedge Pattern)

Các mô hình giá phổ biến trên TTCK mà NĐT nên biết
Ảnh minh họa

Mô hình cái nêm (Wedge Pattern) là một mô hình giá xuất hiện sau một xu hướng tăng hoặc giảm giá, dự báo xu hướng tiếp diễn hoặc khả năng đảo chiều của xu hướng trước đó.

Mô hình cái nêm giống với một tam giác với hai cạnh đóng vai trò là kháng cự - hỗ trợ. Thông thường, giá có xu hướng “hội tụ” trước khi breakout mô hình Cái Nêm. Ở mô hình cái nêm, giá break cạnh nào sẽ có xu hướng tăng/giảm theo cạnh đó.

4.Mô hình vai đầu vai ( Head and shoulders)

Các mô hình giá phổ biến trên TTCK mà NĐT nên biết
Ảnh minh họa

Mô hình vai đầu vai có hiệu quả trong việc báo hiệu sự đảo chiều về giá từ tăng sang giảm để các nhà đầu tư take profit hay dừng lỗ (Stop Loss) đúng thời điểm. Mô hình này thường xuất hiện ở xu hướng tăng, bao gồm 3 đỉnh và 1 đường viền cổ như sau:

Đỉnh 1 (vai trái): Là đỉnh đầu tiên, bắt đầu của mô hình vai đầu vai.

Đỉnh 2 (đầu): Có đỉnh cao hơn đỉnh 1, tượng trưng cho phần đầu.

Đỉnh 3 (vai phải): Có đỉnh thấp hơn đỉnh 2, tượng trưng cho vai phải.

Đường viền cổ: Là đường nối giữa đáy của 2 vai với nhau.

Trong mô hình vai đầu vai, đỉnh 1 và đỉnh 3 tức vai trái và vai phải không nhất thiết phải cao bằng nhau và đáy cũng vậy. Tuy nhiên đỉnh 2 (đầu mô hình) phải cao hơn 2 đỉnh còn lại. Đường viền cổ có thể nằm ngang nếu đáy 2 vai bằng nhau, có thể tăng lên hoặc giảm xuống.

Mô hình vai đầu vai kết thúc khi giá vượt qua khỏi đường viền cổ (Neckline), nếu giá không trượt xuống dưới đường neckline thì không được gọi là mô hình vai đầu vai. Tên gọi của mô hình này là vai đầu vai để nhà đầu tư dễ tượng tượng nó giống với bộ phận cơ thể con người, 2 vai thấp và đầu nhô lên.

Khoảng trống giá (Gap) - có là chiến lược đầu tư khôn ngoan?

Mua vào phiên tăng mạnh khi giá cổ phiếu tạo Khoảng trống giá (Gap) có phải là một chiến lược đầu tư khôn ngoan khi ...

Nên sử dụng chỉ số PEG thế nào trong đầu tư cổ phiếu?

PEG không phải là một chỉ báo quyết định toàn bộ quá trình định giá và lựa chọn cổ phiếu. Do đó, cần đánh giá ...

Thời điểm nào trong phiên giao dịch có mức biến động mạnh nhất?

Nắm bắt được các khung thời gian mà thị trường chung có xu hướng biến động mạnh sẽ giúp các NĐT (đặc biệt là những ...

Thành An

Tin liên quan