“Cá mập” PYN Elite Fund có tháng 4 đáng quên với hiệu suất đầu tư âm

Cập nhật: 15:31 | 09/05/2023 Theo dõi KTCK trên

Quỹ đầu tư đến từ Phần Lan Pyn Elite Fund vừa công bố báo cáo hoạt động tháng 4/2023 với hiệu suất đầu tư âm 1,8%. Lũy kế 4 tháng đầu năm, hiệu suất của quỹ đầu tư đến từ Phần Lan vẫn dương 4,47%.

Tháng 4, dữ liệu vĩ mô của Việt Nam đầy biến động, chỉ số PMI, xuất nhập khẩu đều giảm nhưng vẫn nằm trong dự báo. Ngược lại, FDI giải ngân và FDI đăng ký mới đã đảo ngược xu hướng với mức tăng trưởng lần lượt 1,7% và 80% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh số bán lẻ duy trì ở mức cao (+11,5%) được hỗ trợ bởi doanh thu bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ. CPI giảm đưa lạm phát hàng năm xuống 2,81% và tạo dư địa cho NHNN tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ. Lãi suất huy động giảm cũng mang lại hy vọng về khả năng giảm lãi suất cho vay trong các quý tới.

“Cá mập” PYN Elite Fund có tháng 4 đáng quên với hiệu suất đầu tư âm

Theo PYN Elite Fund, hàng loạt chính sách mới đã được ban hành nhanh chóng nhằm hỗ trợ nền kinh tế trong đó đáng chú ý là Nghị định 10 giúp tháo gỡ những nút thắt về mặt pháp lý đã gây khó khăn cho các chủ đầu tư dự án bất động sản từ khâu xét duyệt dự án đến cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu.

Thêm vào đó, NHNN cũng ban hành 2 Thông tư quan trọng liên quan tới việc mua lại trái phiếu doanh nghiệp và hoãn nợ; trong quá trình soạn thảo việc điều chỉnh hệ số rủi ro với các phân khúc bất động sản khác nhau.

Chính phủ cũng đã thông qua đề xuất của Bộ Tài chính về xây dựng dự thảo nghị quyết của Quốc hội về giảm VAT từ 10% xuống còn 8%, để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, dự kiến từ 1/7 đến hết ngày 31/12/2023.

Tuy nhiên, bức tranh kết quả kinh doanh quý 1 ghi nhận nhiều doanh nghiệp có kết quả giảm mạnh, thậm chí thua lỗ. Dù vậy, Pyn Elite Fund vẫn tự tin với 14 doanh nghiệp cốt lõi trong danh mục đầu tư phần lớn tỏ ra vượt trội so với ngành, mức tăng trưởng lợi nhuận quý 1 trung bình tăng 33% so với cùng kỳ. Hầu hết các doanh nghiệp đều lên mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong năm 2023.

Hiệu suất của Pyn Elite Fund kể từ khi hoạt động ở VN.
Hiệu suất của Pyn Elite Fund kể từ khi hoạt động ở Việt Nam.

Tại thời điểm 28/4, giá trị tài sản ròng/ccq của PYN Elite Fund đạt gần 413 Euro. Quy mô danh mục (AUM) đạt hơn 720 triệu Euro (~18.720 tỷ đồng), giảm khoảng 11 triệu Euro (~300 tỷ đồng) so với thời điểm cuối tháng 3/2023.

Top 10 khoản đầu tư lớn nhất danh mục chiếm gần 89% danh mục của quỹ, không nhiều thay đổi so với cuối tháng 3 với 5 cổ phiếu ngân hàng (CTG, STB, TPB, MBB, HDB), chứng chỉ quỹ VNFinLead ETF mô phỏng nhóm tài chính - nơi 90% là cổ phiếu ngân hàng và một vài cái tên quen thuộc khác như ACV, VRE, VHM...

Hiện, CTG đứng đầu danh mục của PYN Elite Fund với tỷ trọng 17,5%, VHM đứng vị trí thứ 2 trong danh mục (tỷ trọng 13,4%, giảm 1,2% tương ứng hơn 10 triệu Euro so với tháng trước), VRE chiếm 9,8% (vị trí thứ 4, tăng 0,6% so với tháng trước) trong khi ACV đứng liền sau với tỷ trọng 8,0% (giảm 0,3% so với tháng trước).

Trong tháng 4, một số cổ phiếu có tỷ trọng lớn trong danh mục của quỹ ghi nhận hiệu suất không mấy khả quan như VHM giảm 3,9%, ACV giảm 4,9% và VRE giảm 6,3%. Ngược lại, MIG tăng tăng 8,4% trong khi TPB và CMC lần lượt tăng 7,2% và 4,3%.

Đánh giá riêng về Vincom Retail (VRE), Pyn Elite Fund cho rằng chủ sở hữu chuỗi trung tâm thương mại Vincom đã gây bất ngờ với mục tiêu lợi nhuận ròng tăng trưởng từ 68% đến 87% so với cùng kỳ, cao hơn khoảng 40% kỳ vọng. Kết quả trong quý 1 đang minh chứng rõ ràng hơn khả năng hoàn thành kế hoạch khi lợi nhuận tăng trưởng gấp 2,7 lần và đạt 22% mục tiêu cả năm.

Đồng thời, kết quả tốt cũng giúp VRE trở thành điểm sáng hiếm hoi trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp trong mảng bán lẻ chứng kiến sự đi lùi về lợi nhuận trong quý đầu năm. Thậm chí, ban lãnh đạo VRE tự tin với mục tiêu lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng 20%-30% trong giai đoạn 2024-2025 nhờ tỷ lệ lấp đầy cao hơn, cơ chế chuyển đổi giá thuê và mở rộng diện tích mặt sàn.

Về diễn biến thị trường, kết phiên giao dịch cuối tháng 4/2023, VN-Index đứng mức 1.049,12 điểm - giảm hơn 1,47% so với phiên cuối tháng 3 nhưng vẫn tăng 4,17% so với phiên cuối năm 2022.

Một số ngành tăng điểm trong tháng 4 gồm: Chăm sóc sức khỏe tăng 8,1%; công nghiệp tăng 3,9%; nguyên vật liệu tăng 2,4%. Ngược lại, một số ngành giảm điểm như hàng tiêu dùng thiết yếu giảm 3,1%; tài chính giảm 1,3%,...

Thanh khoản trên thị trường đã cho tín hiệu tích cực với giá trị giao dịch bình quân 3 sàn tăng 29,9% so với tháng 3 lên mức 13.662 tỷ đồng/phiên.

Trong tháng 4 vừa qua, khối ngoại giải ngân chưa đến 20.000 tỷ đồng vào thị trường chứng khoán Việt Nam, bằng một nửa những tháng cao điểm năm ngoái và là mức thấp nhất 12 tháng qua...

Cụ thể, trong tháng 4, khối ngoại đã giải ngân hơn 17.800 tỷ đồng vào các cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền niêm yết trên sàn TP HCM (HOSE); trong khi đó, giá trị bán ra xấp xỉ 20.600 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa khối ngoại đã rút gần 2.800 tỷ ra khỏi thị trường.

Cổ phiếu STB của Sacombank chịu áp lực xả hàng mạnh nhất với giá trị bán ròng hơn 1.100 tỷ đồng. Tiếp đến là các mã trụ của từng ngành như VND (chứng khoán), VNM (hàng tiêu dùng), DGC (hóa chất). Ở chiều ngược lại, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát hút mạnh dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài với giá trị mua ròng gần 700 tỷ đồng.

Hai quỹ Diamond ETF mua bán ra sao trong kỳ cơ cấu tháng 4?

Chứng khoán BIDV (BSC) ước tính hai quỹ ETF sẽ mua vào gần 13 triệu cổ phiếu GMD (tỷ trọng mới đạt 8,88%), hơn 16 ...

Chuyên gia lý giải về xu hướng rút ròng của quỹ Fubon ETF

Sau giai đoạn liên tục hút tiền mạnh từ giữa tháng 3, Fubon ETF đã bất ngờ chững lại rõ rệt, thậm chí còn bị ...

Dòng vốn ETF vào Việt Nam trong tháng 3 có sự cải thiện

Theo báo cáo cập nhật diễn biến dòng vốn đầu tư toàn cầu công bố mới đây của SSI Research, dòng vốn ETF có sự ...

Quỳnh Nga

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm