Bồi thường và giảm án đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Cập nhật: 14:30 | 07/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Độc giả hỏi: Tôi muốn hỏi vụ án hình sự về lừa đảo chiếm đoạt tài sản (45 tỷ đồng), bị cáo trong vụ án bị tuyên phạt tù chung thân. Với việc bồi thường của bị cáo đối với bị hại, nếu bị cáo không bồi thường được hết thì có được giảm án không?  

boi thuong va giam an doi voi toi lua dao chiem doat tai san

Lừa đảo gần 4 tỷ đồng bằng chiêu đổi tiền mới tiêu Tết

boi thuong va giam an doi voi toi lua dao chiem doat tai san

Khởi tố giám đốc doanh nghiệp chiếm đoạt tài sản

boi thuong va giam an doi voi toi lua dao chiem doat tai san

Khởi tố, bắt tạm giam 2 cán bộ Ngân hàng BIDV Bỉm Sơn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Trả lời:

1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009.

Bộ luật dân sự 2005.

2. Nội dung phân tích:

Trong trường hợp này bị cáo có hành vi chiếm đoạt tài sản của người bị hại một số tiền rất lớn là 45 tỷ, do đó, theo quy định của điều 256 Bộ luật dân sự 2005 thì bị cáo thực hiện quyền chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, do đó, người nào là chủ sở hữu tài sản có quyền đòi lại tài sản của mình bằng cách yêu cầu Tòa án giải quyết luôn trong quá trình xét xử vụ án hình sự hoặc khởi kiện ra Tòa án dân sự để yêu cầu giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho mình. Như vậy, bị cáo có nghĩa vụ trả cho người bị hại khoản tiền mà bị cáo đã chiếm đoạt cho người bị hại. Nếu không có tài sản để trả nợ thì cơ quan thi hành án sẽ áp dụng các biện pháp để có thể thi hành án theo phán quyết của Tòa.

Căn cứ vào khoản 1 điều 605 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại:

"Điều 605. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".

Căn cứ vào quy định trên thì bị cáo sẽ có nghĩa vụ phải hoàn trả lại cho người bị hại đầy đủ số tiền mà bị cáo đã chiếm đoạt của người bị hại. Nếu như do hoàn cảnh khó khăn không thể bồi thường được hết số tiền này thì bị cáo có thể làm đơn nêu rõ lý do và hoàn cảnh hiện tại để xin giảm mức bồi thường của mình xuống hoặc có thể trao đổi với bên người bị hại về hoàn cảnh của mình để người bị hại thỏa thuận một mức bồi thường thấp hơn.

Còn căn cứ để Tòa án quyết định hình phạt sẽ là căn cứ vào điều 45 Bộ luật hình sự quy định:

"Điều 45. Căn cứ quyết định hình phạt

Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự."

Căn cứ vào quy định này thì nếu như bị cáo có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì Tòa án có thể sẽ xem để giảm mức hình phạt theo quy định tại Điều 47 BLHS:

"Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án."

Như vậy nếu như không tiến hành bồi thường đầy đủ nhưng có tác tình tiết giảm nhẹ khác được quy định tại khoản 1 điều 46 Bộ luật hình sự thì cũng có thể được Tòa án xem xét cho giảm mức hình phạt tù.

Hùng Dũng

Tin liên quan