Bộ Xây dựng đề xuất sửa hai luật để gỡ điểm nghẽn về pháp lý của thị trường bất động sản

Cập nhật: 15:30 | 11/10/2021 Theo dõi KTCK trên

Hiện Bộ Xây dựng đang đề xuất sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản nhằm hoàn thiện pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh bất động sản.

Ngân hàng Nhà nước: Chính sách tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế đã gần tới hạn

Tạo động lực mới cho nền kinh tế phát triển nhanh trong thời gian tới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương hoàn thiện hai chiến lược lớn, sớm có chính sách kích thích kinh tế

Cùng đó, Luật Nhà ở cũng được đề xuất sửa đổi. Đây là 2 luật quan trọng có ảnh hưởng lớn và trực tiếp thị trường bất động sản cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Theo dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được cho ý kiến tại 2 kỳ họp trong năm 2022 và thông qua tại kỳ họp tháng 5/2023 của Quốc hội Khóa XV. Đây là một trong những Luật được cả người dân và doanh nghiệp mong đợi với kỳ vọng gỡ bỏ những nút thắt chồng chéo, khơi thông nguồn lực đất đai, giúp ổn định đời sống xã hội.

2857-boxaydung
Thị trường bất động sản sẽ phục hồi mạnh mẽ khi điểm nghẽn pháp lý được tháo gỡ? (Ảnh minh họa)

Do đó, Bộ Xây dựng đề xuất chỉnh sửa Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở cũng là để phù hợp với Luật Đất đai mới, phù hợp với chương trình của Quốc hội.

Đây là một trong những Luật được cả người dân và doanh nghiệp mong đợi với kỳ vọng gỡ bỏ những nút thắt chồng chéo, khơi thông nguồn lực đất đai, giúp ổn định đời sống xã hội.

Do đó, Bộ Xây dựng đề xuất chỉnh sửa Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở cũng là để phù hợp với Luật Đất đai mới, phù hợp với chương trình của Quốc hội. Ngoài ra, Chính phủ cũng đang chuẩn bị trình Quốc hội thông qua một luật và sửa 10 luật, để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư và dự án.

Ôg Lê Hoàng Châu cho biết: "Những năm qua, đã có hàng trăm dự án nhà ở bị ách tắc thủ tục đầu tư xây dựng, do dự án có quỹ đất hỗn hợp, hoặc có sử dụng đất công thuộc diện rà soát, kiểm tra, thanh tra, thậm chí, có dự án không vướng mà vẫn bị kéo dài thời gian thủ tục hành chính. Điều này có nguyên nhân bắt nguồn từ điểm nghẽn thể chế pháp luật, dẫn đến hệ quả chưa xây dựng được quy trình thủ tục hành chính chuẩn mực, hợp lý, làm phát sinh tiêu cực".

Trước những tín hiệu lạc quan thời gian qua và khi dịch COVID-19 được kiểm soát, dự báo thị trường bất động sản sẽ nhanh chóng sôi động trở lại. Hiện nay, khi Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số địa phương đang từng bước nới lỏng giãn cách khi dịch bệnh dần được khống chế thì thị trường cũng cho thấy sự quan tâm đang trở lại, thậm chí sẽ xuất hiện tâm lý mua sắm bù.

Tuy nhiên, dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước, Phó Cục trưởng Nguyễn Mạnh Khởi cho rằng, lĩnh vực bất động sản, nhà ở vẫn còn gặp một số bất cập trong pháp lý, cần phải cải thiện trong thời gian tới.

HoREA đã đề nghị Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét "Đề án sửa đổi Luật Đất đai 2013", đồng thời, đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; Luật Quy hoạch đô thị; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Du lịch; Bộ luật Dân sự; Luật Đấu thầu; Luật Đấu giá tài sản, để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ và liên thông của hệ thống pháp luật, qua đó tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc còn lại, để thị trường bất động sản thực sự phát triển theo hướng minh bạch, lành mạnh, ổn định và bền vững.

Hạ Vy

Tin cũ hơn
Xem thêm