Big4 đua nhau tăng vốn và sức bật của nhóm ngân hàng tư nhân

Cập nhật: 18:38 | 13/04/2021 Theo dõi KTCK trên

Bên cạnh những kế hoạch lợi nhuận "khủng", câu chuyện tăng vốn tiếp tục là chủ đề nóng trong mùa đại hội cổ đông các ngân hàng năm nay.

3526-big413
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Nếu như trong các năm trước đây, tăng vốn vẫn là một vấn đề gian nan đối với các ngân hàng quốc doanh; thì trong năm nay, các nhà băng đã tự tin đưa ra kế hoạch tăng vốn khi nút thắt pháp lý đã được nới lỏng.

Tại cuộc họp ĐHĐCĐ đầu tháng 3, BIDV đã trình cổ đông thông qua phương án tăng 20,3% vốn điều lệ lên 48.524 tỷ theo phương án chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành thêm.

Cụ thể, ngân hàng sẽ phát hành 207,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019 (tỷ lệ 5,2%), phát hành 281,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020 (tỷ lệ 7%). Đồng thời, ngân hàng dự kiến phát hành thêm 341,5 triệu cổ phần mới theo hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ.

Thời gian thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu dự kiến trong quý III và IV/2021. Trong khi đó, việc chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ dự kiến trong giai đoạn 2021 - 2022.

Tại "ông lớn" VietinBank, ngân hàng cho biết sẽ trình kế hoạch chia cổ tức 12%, trong đó cổ tức tiền mặt tỷ lệ 5% và phần còn lại 7% bằng cổ phiếu.

Vietcombank cũng cho biết sẽ trình cổ đông thường niên năm nay vấn đề tăng vốn điều lệ giai đoạn 2021 - 2022, tuy nhiên phương án tăng vốn chưa được thông báo cụ thể.

Đối với nhóm ngân hàng tư nhân, câu chuyện tăng vốn dường như dễ dàng hơn rất nhiều khi các nhà băng đưa ra những con số tăng trưởng khá ấn tượng, có ngân hàng dự kiến tăng tới hơn 60% vốn điều lệ trong năm 2021.

Theo tài liệu đại hội đồng cổ đông mới công bố, HĐQT ABBank cho biết sẽ trình cổ đông thông qua phương án nâng vốn điều lệ từ 5.713 tỷ đồng lên hơn 9.409 tỷ đồng trong năm nay, tương đương tăng gần 65%.

Lộ trình tăng vốn được chia làm hai giai đoạn thông qua các hình thức như chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, cán bộ nhân viên và phát hành riêng lẻ.

Nhiều ngân hàng cổ phần lớn như MB, ACB, HDBank, SeABank cũng công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ ở mức hai con số lần lượt là 38,2%; 25%; 25% và 26% với các hình thức tăng vốn tương tự.

Vào năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 121 mở rộng phạm vi đầu tư bổ sung vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; qua đó, cho phép các ngân hàng cổ phần nhà nước được chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Hàng tỷ cổ phiếu ngân hàng có thể lên sàn năm 2021

Nhiều nhà băng trình kế hoạch tăng vốn, phát hành cổ phiếu trong năm nay để tăng vốn điều lệ. Cụ thể, hơn 7 tỷ ...

Thừa tiền, nhiều ngân hàng không 'mặn mà' việc huy động vốn

Dư thừa tiền giúp các ngân hàng duy trì mặt bằng lãi suất thấp, thậm chí nhiều ngân hàng không “mặn mà” với việc huy ...

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất tháng 4/2021?

So sánh lãi suất ngân hàng trong tháng 4, mỗi ngân hàng đều có sự điều chỉnh lãi suất riêng nhằm phù hợp với kế ...

Anh Khôi