BIDV tiếp tục giữ vị trí "quán quân" về nợ xấu với 21.765 tỷ đồng, tăng 15,5% so với cuối năm 2020

Cập nhật: 09:13 | 11/05/2021 Theo dõi KTCK trên

Theo thống kê số liệu từ báo cáo tài chính quý I/2021 của 26 ngân hàng (có công bố thông tin nợ xấu), tổng số dư nợ xấu các ngân hàng đến thời điểm 31/3/2021 đã tăng 5,3% so với cuối năm trước lên gần 93.268 tỷ đồng.

0724-nox10
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

BIDV tiếp tục giữ vị trí quán quân về nợ xấu với 21.765 tỷ đồng, tăng 15,5% so với cuối năm trước, và bỏ xa ngân hàng đứng kế sau đó là VPBank - ngân hàng tư nhân có nhiều nợ xấu nhất, với 10.423 tỷ đồng (tăng 5%).

Trong khi nợ xấu tại VietinBank có xu hướng giảm xuống, thì một "ông lớn" khác là Vietcombank lại có nợ xấu tăng vọt hơn 47%. Hai nhà băng này lần lượt xếp vị trí thứ ba và thứ 4 trên bảng xếp hạng, với quy mô nợ xấu ở mức 8.954 tỷ và 7.697 tỷ đồng.

Ở vị trí thứ hai, đồng thời cũng là ngân hàng tư nhân có nhiều nợ xấu nhất tính đến cuối quý III thuộc về VPBank với 10.147 tỷ đồng (tăng 15,3%).

Top 10 ngân hàng có nhiều nợ xấu nhất cũng có sự góp mặt của những ngân hàng khác như SHB (5.865 tỷ đồng), Sacombank (5.292 tỷ đồng), MB (4.185 tỷ đồng), VIB (3.065 tỷ đồng), ACB (2.954 tỷ đồng), HDBank (2.835 tỷ đồng).

Tổng nợ xấu của 10 ngân hàng trên đã chiếm 73.035 tỷ đồng, tương đương xấp xỉ 78% nợ xấu của 26 ngân hàng được thống kê.

Phần lớn trong số các ngân hàng khảo sát đều ghi nhận nợ xấu tăng, thậm chí nhiều ngân hàng tăng mạnh như ACB, Viecombank, MB...

Một số ít ngân hàng có nợ xấu giảm như VietinBank, Sacombank, Viet Capital Bank, Kienlongbank.

Đáng chú ý, nợ xấu của Kienlongbank đã giảm tới 70,3% xuống 560 tỷ đồng. Điều này nhờ ngân hàng đã xử lý toàn bộ tài sản bảo đảm, hoàn thành việc thu hồi nợ gốc và lãi phải thu của các khoản vay có tài sản bảo đảm là cổ phiếu của Sacombank.

0505-noxau85
Nguồn: Tổng hợp

Ngành ngân hàng đối diện thách thức tỷ lệ nợ xấu có thể lên mức 2,5-3% vào cuối năm 2021

Chuyên gia Cấn Văn Lực cho rằng ngành ngân hàng đang đối diện thách thức tỷ lệ nợ xấu có thể lên mức 2,5-3% vào cuối năm 2021 cùng trách nhiệm trích lập dự phòng tăng thêm 3 năm.

“Khu vực ngân hàng Việt Nam luôn chịu áp lực tăng vốn và nguy cơ nợ xấu có thể tăng lên mức 2,5-3% cuối năm 2021 cùng với trách nhiệm trích lập dự phòng rủi ro tăng thêm trong 3 năm theo Thông tư 03”, ông Lực trình bày tại hội thảo về Định hình lại Hệ thống Tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam do Đại học Kinh tế TP.HCM tổ chức ngày 27/4.

Theo TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, mức độ rủi ro và sức chịu đựng của thị trường tài chính Việt Nam đang ở trung bình khá. Tuy nhiên, các khu vực tài chính có sức chịu đựng trung bình luôn tiềm ẩn nguy cơ chuyển sang trạng thái rủi ro cao hơn nếu thiếu các biện pháp kịp thời, hiệu quả.

Song song đó, những bước tiến về thể chế góp phần nâng cao sức chịu đựng của nền kinh tế và hệ thống tài chính nhưng còn chậm so với yêu cầu. Vấn đề thể chế, nhất là nhằm phát triển kinh tế số, các mô hình kinh doanh mới như cho vay ngang hàng, fintech, tiền kỹ thuật số, xây dựng cơ sở dữ liệu, chia sẻ thông tin dữ liệu còn chậm ban hành so với yêu cầu thực tiễn.

Một rủi ro đáng chú ý khác là tội phạm. TS Lực dẫn báo cáo của công ty an ninh mạng Viettel cho biết 90% trong số 3 triệu vụ cảnh báo tấn công mạng tại Việt Nam là nhắm đến hệ thống tài chính ngân hàng. Dù có nhiều bước tiến trong phòng ngừa và trấn áp tội phạm, ngành tài chính còn gặp thách thức do hạn chế về thể chế, năng lực tổ chức quản lý, lỗ hổng bảo mật chưa được khắc phục kịp thời. Do đó, số vụ tấn công lừa đảo chiếm đoạt tài khoản ngân hàng dự báo còn tăng.

Trước thực trạng này, nhóm nghiên cứu của TS Cấn Văn Lực đề xuất cần hoàn thiện và thực thi có hiệu quả các chiến lược và thể chế pháp luật trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Tiếp theo, cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho các mô hình kinh doanh mới trong nền kinh tế số, tài chính tiền tệ số và tài chính xanh nhằm tạo điều kiện cho hoạt động của các fintech, mô hình kinh doanh mới.

TS Lực cũng lưu ý việc chú trọng nâng cao năng lực quản lý, giám sát, an toàn và ổn định hệ thống tài chính tiền tệ. Cơ quan quản lý phải chủ động xây dựng và nhất quán thực thi chiến lược chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Chuyên gia này đồng thời nhấn mạnh cần tập trung xây dựng và thực thi đề án nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó, tính minh bạch, chuyên nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm - dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm hỗ trợ quản lý rủi ro, sản phẩm tài chính số và tài chính xanh là rất quan trọng.

Lãi suất tiết kiệm Techcombank mới nhất tháng 5/2021

Lãi suất Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) trong tháng 5 tiếp tục được duy trì như cũ. Biểu lãi suất tiết kiệm ...

Thêm nhiều khoản nợ nghìn tỷ được các ngân hàng 'thanh lý'

Các ngân hàng thương mại tiếp tục đem bán đấu giá tài sản thế chấp từ cổ phiếu, bất động sản, rừng cây trồng... để ...

Lợi nhuận trước thuế ngân hàng nào cao nhất quý I/2021?

Quý I/2021, dù lợi nhuận cũng tăng gần gấp đôi cùng kỳ lên 3.396 tỷ đồng, nhưng "ông lớn" BIDV vẫn xếp sau ba ngân ...

Linh Đan (TH)