BIDV rao bán công trình khách sạn 4 sao tại trung tâm TP.Huế với giá khởi điểm gần 100 tỷ đồng

Cập nhật: 15:20 | 15/06/2024 Theo dõi KTCK trên

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE: BID) - Chi nhánh Thừa Thiên – Huế vừa thông báo rao bán tài sản đảm bảo là công trình khách sạn 4 sao tại trung tâm TP.Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế).

Theo đó, ngân hàng BIDV rao bán tài sản đấu giá là quyền sử dụng đất tại số 29 phố Đội Cung, phường Phú Hội, TP.Huế theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp, quyền sở hữu nhà ở và tài sản trên đất do Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên – Huế cấp ngày 4/9/2019 cho Công ty TNHH Thanh Trang. Khu đất có diện tích 517m2 đất ở đô thị có thời hạn sử dụng lâu dài.

BIDV rao bán công trình khách sạn 4 sao tại trung tâm TP.Huế với giá khởi điểm gần 100 tỷ đồng
Ảnh: Internet

Được biết, địa chỉ số 29 phố Đội Cung là nợi toạ lạc của khách sạn 4 sao MidTown Huế. BIDV cho biết, công trình khách sạn này bao gồm 147,8m2 diện tích xây dựng, tổng diện tích sàn là 5.850,8m2. Khách sạn bao gồm 13 tầng nổi, một tầng nửa hầm, và một tầng lửng. Khách sạn còn có bể bơi trong nhà, bể bơi ngoài trời, nhà hàng, sky bar, phòng hội nghị,…

Giá khởi điểm của tài sản là 99,758 tỷ đồng. Trước đó, khách sạn này từng được BIDV - Chi nhánh Thừa Thiên Huế đấu giá vào ngày 30/5 với giá khởi điểm 105 tỷ đồng nhưng không thành công.

Giá khởi điểm chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng đối với tài sản, chưa bao gồm lệ phí trước bạ chuyển quyền sử dụng đất và chuyển quyền sở hữu tài sản.

Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Thanh Trang, chủ đầu tư khách sạn MidTown Huế do bà Đinh Thị Xuân Thanh làm người đại diện pháp luật. Bà Thanh còn là người đại diện tại Công ty TNHH Nước giải khát Việt Trang.

Kết thúc quý I vừa qua, nợ xấu tại các nhà băng tăng mạnh, chất lượng tín dụng đi xuống. Theo thống kê từ 28 nhà băng đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024, tổng nợ xấu là 224.146 tỷ đồng, tăng đến hơn 14% so với cuối năm 2023. Trong đó, 26/28 nhà băng có số dư nợ xấu tăng.

Hai nhà băng có chất lượng nợ vay cải thiện là VPBank giảm gần 1% nợ xấu và SHB giảm 0,1%. Ngược lại, ngân hàng có số tăng nhiều nhất là MB tăng 5.489 tỷ đồng, tăng 56% so với cuối năm 2023 và BIDV tăng 4.632 tỷ đồng, tăng 20,7%.

Theo nhận định của Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS), từ quý II/2023 tới nay, nợ tái cơ cấu đang có xu hướng tăng dần. Trong khi đó, tỷ lệ LLR - dự phòng bao phủ nợ xấu tiếp tục giảm sau khi tăng nhẹ vào quý IV/2023 cho thấy áp lực trích lập dự phòng của hệ thống ngân hàng vẫn còn khá lớn trong giai đoạn tới.

Tuy nhiên, thực tế khi nợ xấu liên tục tăng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của các ngân hàng lại có xu hướng giảm. Theo tổng hợp từ 28 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý I, số dư dự phòng rủi ro đạt 194.939 tỷ đồng, tăng 5,7% so với cuối năm 2023 nhưng vẫn thấp hơn đỉnh vào cuối quý III/2023.

Một ngân hàng sắp tăng vốn điều lệ lên 70.450 tỷ đồng, ‘vượt mặt’ BIDV và Agribank

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho một ngân hàng tăng vốn điều lệ lên gấp đôi và đạt 70.450 tỷ đồng. Nếu ...

Có 1 tỷ đồng gửi tiết kiệm tại BIDV kỳ hạn 24 tháng nhận lãi bao nhiêu tiền?

Theo khảo sát ngày 13/6, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đang triển khai mức lãi suất đối với kỳ ...

Cổ đông Bảo hiểm BIDV (BIC) sắp nhận “tiền tươi thóc thật”

Tổng Công ty CP Bảo hiểm BIDV (BIC, HOSE: BIC) vừa có thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để trả cổ tức năm ...

Ánh Kim