Bi kịch đằng sau đại dự án gần 10.000 tỷ ở Hải Phòng

Cập nhật: 14:41 | 16/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Theo phản ánh của người dân,việc cưỡng chế của chính quyền theo kiểu đánh úp. Quyết định cưỡng chế được thông báo vào ngày 29/3 thì đến ngày 2/4/2019, rất đông công an và các lực lượng đã tiến hành tháo dỡ, san ủi đất và nhà cửa của người dân….    

ai du an bac song cam nguoi dan buc xuc voi cach lam cua chinh quyen

Chủ hụi ở Hải Phòng biến mất cùng hàng chục tỷ đồng

ai du an bac song cam nguoi dan buc xuc voi cach lam cua chinh quyen

Gọi đầu tư các dự án hạ tầng tại Thái Nguyên, Hải Phòng, Bắc Ninh

ai du an bac song cam nguoi dan buc xuc voi cach lam cua chinh quyen

Hải Phòng: Chi tiền sai nguyên tắc, nữ Hiệu trưởng lĩnh án hơn 5 năm tù

Người dân khóc ròng

Thông tin mà Thời báo Chứng khoán có được, Dự án Khu đô thị mới Bắc sông Cấm (Hải Phòng) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1131/QĐ-TTg, ngày 24/6/2016. Dự án được khởi công vào ngày 17/8/2017 do Ban quản lý công trình xây dựng phát triển đô thị Hải Phòng làm chủ đầu tư. Thời gian thực hiện dự án là 24 tháng.

Dự án có quy mô hơn 1.445 ha, tốn kém khoảng gần 10.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác. Dự án được quy hoạch gồm 4 khu chức năng chính theo trục Bắc - Nam và 3 khu chức năng phụ trợ. Trong đó, 4 khu chức năng chính gồm: khu hành chính - chính trị, khu đa chức năng, khu thương mại và khu cảnh quan mặt nước. 3 khu chức năng phụ trợ gồm: trung tâm văn hóa, khu nhà ở cao tầng kết hợp khu đa năng, khu thương mại. Bố cục không gian tổng thể sẽ thấp dần về khu trung tâm hành chính - chính trị; tổ chức hai trục không gian chính theo hướng Bắc Nam và hướng Đông Tây….

ai du an bac song cam nguoi dan buc xuc voi cach lam cua chinh quyen
Con đường dẫn vào thôn Bến Bính B - một địa phương "nóng" về GPMB

Những tưởng sau khi Dự án được phê duyệt và tiến hành thi công, người dân địa phương sẽ được hưởng lợi bởi viễn cảnh trước mắt sẽ là một đô thị văn minh và hoành tráng thay cho cảnh lụp xụp nhếch nhác bấy lâu nay. Ấy thế nhưng, ngay từ quá trình giải phóng mặt bằng để phục cho Dự án này đã có quá nhiều vấn đề.

Tại thôn Bến Bính B, xã Tân Dương, huyện Thuỷ Nguyên, thời điểm hiện tại, người dân treo nhiều băng rôn khẩu hiệu yêu cầu minh bạch quy hoạch, công khai phương án bồi thường GPMB. Đồng hành cùng với đó là hàng trăm hộ gia đình viết đơn cầu cứu các cơ quan chức năng từ địa phương lên tới Trung ương.

Theo tìm hiểu của PV, huyện Thuỷ Nguyên là địa phương phải thu hồi đất phục vụ dự án lớn nhất với hơn 3 triệu m2 đất. Trong đó, các xã Tân Dương (hơn 2,2 triệu m2), Dương Quan (hơn 737 nghìn m2), Hoa Động (hơn 72 nghìn m2)

Có mặt tại gia đình ông Vũ Quang Huy và bà Nguyễn Thị Thơm ở thôn Bến Bính B, xã Tân Dương (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) đúng vào lúc gia đình đang chuẩn bị bữa cơm trưa. Thấy sự xuất hiện của PV, bà Thơm đưa ra một chồng đơn thư khiếu kiện.

ai du an bac song cam nguoi dan buc xuc voi cach lam cua chinh quyen
Bà Thơm bên tập đơn thư dày cộp gửi cơ quan chức năng

Theo lời bà Thơm, gia đình bà có hơn 16.000m2 đất bồi ngoài đê và toàn bộ số đất này sẽ bị thu hồi để phục vụ cho Dự án. Tại thời điểm này, nhà bà Thơm đã bị thu hồi 4.200m2 với giá hỗ trợ là 9,6 ngàn đồng/m2.

Bà Thơm cho cho biết: “Số diện tích đất này nằm trong vùng bãi bồi trước đây được UBND xã Tân Dương hợp đồng với các hộ dân trồng cói nước mặn. Bao nhiêu năm đổ mồ hôi, công sức, tiền của để cải tạo nuôi trồng thủy sản, bây giờ, để phục vụ dự án, chính quyền huyện Thủy Nguyên quyết định thu hồi và lên phương án bồi thường hỗ trợ với mức giá rẻ mạt như này thì ai chấp nhận nổi. Nếu cứ là như này thì khác gì triệt đường sống của bà con”.

Tương tự như gia đình nhà bà Thơm, nhiều hộ tại thôn Bến Bính B cũng vướng vào cảnh hỗ trợ rẻ mạt khi chính quyền cho rằng họ không chứng minh được nguồn gốc đất rõ ràng. Chẳng còn cách nào khác, họ đành phải gửi đơn cầu cứu và tham gia các buổi đối thoại về phương án bồi thường với chính quyền địa phương nhưng những thắc mắc, khiếu nại của họ vẫn chưa được giải quyết.

Một thông tin nữa mà bà Thơm cũng cung cấp cho PV về việc cưỡng chế của chính quyền theo kiểu đánh úp. Bởi quyết định cưỡng chế được thông báo vào ngày 29/3 thì đến ngày 2/4/2019, rất đông công an và các lực lượng tới cưỡng chế đã tổ chức tháo dỡ, san ủi đất và nhà cửa của người dân trong khi một số hộ thậm chí còn chưa hay biết.

Điển hình như trường hợp gia đình bà Nguyễn Thị Ngọc Anh và ông Phạm Quang Hưng. Theo đơn tố cáo, thời điểm đoàn cưỡng chế san ủi căn biệt thự của gia đình này cả ông Hưng và bà Ngọc Anh đều không có mặt. Toàn bộ căn nhà được khóa kín nhưng đã bị phá và mang đi nhiều đồ đạc.

ai du an bac song cam nguoi dan buc xuc voi cach lam cua chinh quyen
Ông Huy đứng trên khu đất của gia đình đã bị cưỡng chế GPMB phục vụ cho thi công cây cầu Hoàng Văn Thụ

Dự án chắc chắn chậm tiến độ !

Để tìm hiểu sâu thông tin về toàn bộ Dự án cũng như cách giải quyết vướng mắc xung quanh vấn đề GPMB, ngày 14/8, PV Thời báo Chứng khoán Việt Nam có buổi làm việc với ông Lê Anh Thân, Giám đốc Trung tâm quỹ đất huyện Thủy Nguyên. Tại buổi làm việc này, ông Thân thừa nhận các vấn đề tồn tại của Dự án như chậm tiến độ và khiếu kiện kéo dài.

Theo đó, trong tổng số 317 ha đất của Thủy Nguyên phải thu hồi thì hiện tại mới thực hiện được 257 ha, còn khoảng 500 hộ dân ở quanh khu vực đầm Tân Hoa đang vướng mắc.

“Đa phần người dân đều ủng hộ dự án, tuy nhiên vấn đề khó khăn hiện nay là việc xác định nguồn gốc đất để có phương án bồi thường hỗ trợ phù hợp đối với người dân”, ông Thân cho biết.

ai du an bac song cam nguoi dan buc xuc voi cach lam cua chinh quyen
Băng rôn người dân phản đối

Tương tự, tại buổi làm việc với ông Đỗ Hữu Hưng, Phó Giám đốc Ban quản lý công trình xây dựng phát triển đô thị Hải Phòng, ông Hưng cũng cho biết: “Vấn đề GPMB gặp nhiều vướng mắc và cái này nó cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó xác định nguồn gốc đất của người dân gặp nhiều phức tạp. Chính vì thế nhiều khả năng Dự án sẽ bị chậm tiến độ”.

Ông Hưng cũng cho biết thêm, Ban quản lý không tham gia vào quá trình GPMB, toàn bộ công việc này được Uỷ ban TP Hải Phòng giao cho các quận, huyện lập phương án và thành lập tổ GPMB.

Được biết, tháng 3/2019, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình giao Thanh tra Chính phủ kiểm tra, rà soát các nội dung khiếu nại, tố cáo của bà Nguyễn Thị Thơm và một số công dân; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5/2019.

ai du an bac song cam nguoi dan buc xuc voi cach lam cua chinh quyen
Ông Hưng - Phó Giám đốc Ban quản lý công trình xây dựng phát triển đô thị Hải Phòng (bên phải) trong buổi làm việc với PV

Tuy nhiên, đến ngày 20/5/2019 Phó Tổng Thanh tra Chính phủ mới ký quyết định thành lập tổ xác minh và đến ngày 12/6/2019, tổ công tác của Thanh tra Chính phủ mới làm việc với chính quyền và các hộ dân. Tại buổi làm việc này, đại diện các hộ dân tiếp tục khẳng định vẫn giữ nguyên nội dung nêu trong đơn gửi ông Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào ngày 29/12/2018.

Về nội dung tố cáo cưỡng chế thu hồi đất, bà Nguyễn Thị Thơm và các công dân cho rằng các quyết định cưỡng chế của huyện Thủy Nguyên bằng cách nào đó đã đến tay người dân rất chậm.

Bà Đoàn Thị Lan một người dân cho biế, khi tiến hành cưỡng chế, cơ quan chức năng đã ép các hộ dân ký vào đơn “Đề nghị xin tự nguyện chấp hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất”. Cán bộ ban cưỡng chế nói nếu không ký thì các hộ dân phải chi phí cưỡng chế và tiền bồi thường hỗ trợ sẽ đưa vào kho bạc.

Tại buổi làm việc với tổ công tác của Thanh tra Chính phủ, các hộ dân mất đất cho rằng ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã bao che cho UBND huyện Thủy Nguyên bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng không đúng quy định của pháp luật.

Theo đó, sau khi UBND huyện Thủy Nguyên ban hành phương án bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân, một số hộ dân không đồng ý, gửi đơn lên thành phố nhưng đến nay vẫn chưa được xem xét giải quyết. Người dân kiến nghị TP Hải Phòng và huyện Thủy Nguyên xem xét lại phương án bồi thường hỗ trợ theo đúng quy định của pháp luật.

Nguyễn Bắc

Tin liên quan