Sức khỏe:

Bệnh nhân bị tuyến giáp không nên ăn gì?

Cập nhật: 11:00 | 01/02/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Bệnh tuyến giáp phần lớn là do di truyền, nhưng chế độ ăn uống cũng đóng góp một phần vì vậy nên biết những loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

suc khoe benh nhan bi tuyen giap khong nen an gi

Những điều cần biết về bảo hiểm sức khỏe

suc khoe benh nhan bi tuyen giap khong nen an gi

Điểm danh những loại thực phẩm ăn mãi không lo tăng cân

suc khoe benh nhan bi tuyen giap khong nen an gi

Dùng thức ăn nhanh như thế nào để không bị gây hại

Với những người mắc bệnh về tuyến giáp, một chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng, giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh và phục hồi sức khỏe. Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng và lớn nhất của cơ thể, nó điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Tuyến giáp trạng tiết ra kích thích tố thyroxine, thường gọi tắt T4. Nó cung cấp các chất cần thiết cho hoạt động và điều khiển hoạt động của mọi tế bào trong cơ thể, kiểm soát việc sử dụng năng lượng, điều hòa nhịp tim, duy trì thân nhiệt.... Các bệnh lý về tuyến giáp thường gặp bao gồm: bệnh suy tuyến giáp, bệnh cường tuyến giáp, bệnh nang tuyến giáp, bệnh u tuyến giáp, rối loạn tuyến giáp,…

Việc điều trị các bệnh tuyến giáp rất khó khăn, đòi hỏi thời gian dài, chủ yếu là cân bằng lại hormon, để tuyến giáp hoạt động được tốt nhất. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người mắc bệnh tuyến giáp không nên ăn:

suc khoe benh nhan bi tuyen giap khong nen an gi
Ảnh minh họa

Lúa mì

Bệnh celiac là một rối loạn khi cơ thể không thể xử lý gluten trong các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Lý do hoàn toàn rõ ràng, những người mắc bệnh celiac cũng có nguy cơ rối loạn tuyến giáp cao hơn. Vì vậy, nếu đã được chẩn đoán bị celiac, việc tránh sử dụng gluten sẽ rất quan trọng vì nhiều lý do. Nó không chỉ hỗ trợ hệ tiêu hóa lành mạnh, mà còn làm giảm nguy cơ phát triển rối loạn tuyến giáp.

Mặt khác, nếu không mắc chứng celiac hoặc bất kỳ yếu tố nguy cơ nào đối với bệnh này (tiền sử gia đình hoặc rối loạn tự miễn nhất định), thì người dùng có thể không được phục vụ tốt nhất bằng cách tránh bánh mì. Hầu hết các giống hiện nay được yêu cầu phải có muối iốt.

Thực phẩm chế biến

Cũng giống như thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến và đóng gói cũng chứa rất nhiều natri nhưng hiếm khi sử dụng muối iốt. Hãy bắt đầu kiểm tra nhãn của sản phẩm. Nhiều sản phẩm trong số này, thậm chí là những món ngọt, cũng chứa hơn 20% lượng natri cho phép hàng ngày.

Một chế độ ăn uống có quá nhiều natri khiến tăng nguy cơ mắc bệnh tim và huyết áp cao, và việc bổ sung natri từ thực phẩm chế biến sẽ thêm rất ít iốt quan trọng. Đó là lý do tại sao tốt nhất là luôn chuẩn bị bữa ăn tươi ở nhà và nêm nếm bằng muối ăn iốt.

Thức ăn nhanh

Tuyến giáp sử dụng iốt từ chế độ ăn uống để tạo ra các hormone T3 và T4. Trên thực tế, tuyến giáp là cơ quan duy nhất sử dụng iốt. Có rất nhiều lý do để tránh dùng thức ăn nhanh, nhưng khi nói đến bệnh tuyến giáp, loại thực phẩm này chứa rất nhiều muối nhưng iốt hầu như không có.

Ở nhà mọi người nhận được rất nhiều iốt hàng ngày từ muối ăn iốt, nhưng không có nhiều nhà hàng thức ăn nhanh sử dụng muối iốt trong sản phẩm của họ. Các nghiên cứu xác nhận rằng bữa ăn nhanh có rất ít iốt hữu ích cho tất cả lượng natri được tiêu thụ.

suc khoe benh nhan bi tuyen giap khong nen an gi
Ảnh minh họa

Các loại rau họ cải

Các loại rau họ cải bao gồm bông cải xanh, cải bắp, súp lơ và cải xoăn, rất tốt cho sức khỏe vì chúng cung cấp nhiều chất xơ và các vitamin và khoáng chất quan trọng. Các loại rau họ cải là tuyệt vời nhất vì chúng có chứa các hợp chất lưu huỳnh gọi là glucosinolates và nghiên cứu chỉ ra rằng glucosinolates có khả năng chống ung thư.

Tuy nhiên, nếu bị thiếu iốt, tốt nhất nên tránh xa các loại rau họ cải. Quá trình tiêu hóa cho loại sản phẩm đặc biệt này được cho là ngăn chặn khả năng hấp thu iốt của tuyến giáp. Không nên lo lắng quá nhiều nếu yêu thích loại rau này, bởi vì mọi người có thể dùng khoảng 140gram một cách an toàn mà không gặp vấn đề gì, và nấu chúng lên có thể làm giảm ảnh hưởng đến tuyến giáp.

Thịt nội tạng

Thịt nội tạng như gan, thận và tim đã không còn được ưa chuộng trong những năm gần đây, nhưng nó có thể khá tốt cho cơ thể. Loại thực phẩm ít phổ biến này cung cấp nhiều axit lipoic, được biết đến với tác dụng giảm viêm và hỗ trợ chức năng nhận thức.

Thật không may, axit lipoic có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp nếu sử dụng quá nhiều. Axit lipoic cũng được khuyến cáo cho những người đã dùng thuốc tuyến giáp, vì nó có thể làm thay đổi chức năng của thuốc.

Đồ ăn có đường

Đường chế biến là kẻ thù số một của sức khỏe. Hầu hết mọi người đều ăn quá nhiều, thường xuyên mà không nhận ra. Đường không chỉ gây tăng cân, nó gây viêm khắp cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề như tiểu đường, bệnh tim và sâu răng.

Tuyến giáp hoạt động kém làm chậm quá trình trao đổi chất và điều này có thể dẫn đến tăng cân ngay cả khi bạn không tiêu thụ nhiều đường. Giảm lượng đường tiêu thụ là điều nên làm số mọt để cải thiện sức khỏe và giảm tác hại của rối loạn tuyến giáp.

Đậu nành

suc khoe benh nhan bi tuyen giap khong nen an gi
Ảnh minh họa

Có một vài tranh cãi về đậu nành. Từng được coi là một sự thay thế lành mạnh cho các sản phẩm thịt, tuy nhiên trong những năm gần đây đã xuất hiện bằng chứng cho thấy đậu nành có thể tác động tiêu cực đến chức năng tuyến giáp. Đậu nành có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ iốt của tuyến giáp, vì vậy nếu đã bị thiếu chất này, nó có thể làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển bệnh suy giáp.

Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho biết, miễn là người dùng không ăn quá nhiều cũng như không bị thiếu iốt từ trước thì sẽ không tăng nguy cơ phát triển bệnh tuyến giáp kém hoạt động. Mức độ vừa phải rất quan trọng khi sử dụng đậu nành, đặc biệt là đàn ông, vì đậu nành cũng có thể bắt chước estrogen trong cơ thể.

Lưu ý khi kết hợp thuốc tuyến giáp và thực phẩm

Không nên uống thuốc điều trị suy giáp với các thực phẩm giàu canxi như sữa, các chế phẩm của sữa hay uống cùng với thuốc canxi, nó sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Bác sĩ khuyên người bệnh nên uống sữa cách xa uống thuốc điều trị tuyến giáp.

Cà phê hoặc các thức uống có chứa caffein cũng làm giảm tác dụng của thuốc tuyến giáp vì nó kích thích hệ tiêu hóa, giảm khả năng hấp thụ của thuốc. Người bệnh tuyến giáp nên uống thuốc lúc đói, tốt nhất vào buổi sáng và có thể ăn sáng khoảng 1 tiếng sau đó.

Thu Uyên (Tổng hợp)