Bên bán thắng thế, VN-Index tiếp tục rung lắc đầu phiên

Cập nhật: 10:14 | 23/02/2021 Theo dõi KTCK trên

Thị trường khởi đầu phiên giao dịch ngày 23/2/2021 với sắc đỏ chiếm ưu thế, trong đó, nhiều cổ phiếu trụ cột đồng loạt giảm giá và kéo các chỉ số lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Tuy nhiên, đà giảm của VN-Index không duy trì được lâu khi lực cầu nhanh chóng dâng cao đã giúp chỉ số này hồi phục.

1156-cpe
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Lúc này số mã giảm chiếm ưu thế trong nhóm VN30, gần 20 mã so với 8 mã tăng. Hầu hết các cổ phiếu vốn hóa đều giảm điểm. GAS, ACV, VRE là những mã đang ngược dòng. Trong khi đó, VIC, SAB, VCB là những mã tác động tiêu cực nhất tới thị trường.

Sau đó, lực mua lại vào lại khiến VN-Index hồi về tham chiếu, dự báo một phiên giằng co quanh mức tham chiếu.

Các nhóm ngành như nhóm ngân hàng, bất động sản và nhóm ngành sản xuất đều chung tình trạng giảm điểm ở Large Cap.

Tại thời điểm 9h36, nhóm cổ phiếu dầu khí như PVD, PVS, GAS... đồng loạt tăng giá nhờ sự tích cực của giá dầu thế giới. Bên cạnh đó, TCB tăng 2,7% lên 39.650 đồng, ACB tăng 1,4% lên 32.050 đồng, VRE tăng 1,2% lên 34.550 đồng.

Ở chiều ngược lại, áp lực trên thị trường đến từ các cổ phiếu như THD, VCG, VJC, MSN, SAB... Dù vậy, đà phần các cổ phiếu này đều có mức giảm không quá cao. Đáng chú ý nhất là trường hợp của THD khi giảm 5,7% xuống 174.000 đồng và là nhân tố chính khiến HNX-Index chưa thể hồi phục.

Tại thời điểm này, VN-Index tăng 0,55 điểm (0,05%) lên 1.175,59 điểm; HNX-Index giảm 3,34 điểm (-1,4%) xuống 234,67 điểm và UpCOM-Index tăng 0,03 điểm (0,04%) lên 76,6 điểm.

Trước đó, thị trường chứng khoán gặp áp lực rung lắc trong phiên 22/2/2021 với việc nhóm cổ phiếu trụ cột có sự phân hóa rõ nét. VN-Index chỉ tăng điểm nhẹ nhờ lực đỡ của một vài mã có yếu tố dẫn dắt. Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng lên đến hơn 600 tỷ đồng và tập trung vào các mã như VNM, HPG...

Theo Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), VN-Index dự báo sẽ có diễn biến điều chỉnh tích lũy trong một vài phiên kế tiếp. Các nhóm cổ phiếu sẽ tiếp tục có sự phân hóa mạnh trong giai đoạn hiện tại.

Chứng khoán Yuanta (YSVN) cho rằng, thị trường có thể sẽ còn xuất hiện nhịp rung lắc trong phiên và đi ngang với biên độ hẹp trong phiên kế tiếp.

Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:

Chốt phiên 22/2, Dow Jones tăng 27,37 điểm lên 31.521,69 điểm; S&P 500 giảm 30,21 điểm xuống 3.876,5 điểm; Nasdaq giảm 341,42 điểm xuống 13.533,05 điểm. Dow Jones tăng điểm nhờ lực đẩy từ cổ phiếu Walt Disney, tăng giá 4%. Đây là phiên giảm thứ 5 liên tiếp của S&P 500, đợt giảm dài nhất một năm. Lần gần nhất Dow Jones tăng còn Nasdaq giảm hơn 2,4% là ngày 29/5/2001.

Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 0,96%. Thị trường Trung Quốc giảm mạnh nhất khu vực với Shenzhen Component mất 3,072%, Shanghai Composite giảm 1,45%. Hang Seng của Hong Kong giảm 0,89%. Trung Quốc hôm nay giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản (LPR) một năm ở 3,85% như dự báo từ thị trường. LPR kỳ hạn 5 năm giữ ở 4,65%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 tăng 0,46% còn Topix tăng 0,49%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,19%. ASX 200 của Australia giảm 0,9%.

Chốt phiên 22/2, giá dầu Brent, WTI đều tăng. Giá dầu Brent tương lai tăng 2,33 USD, tương đương 3,7%, lên 65,24 USD/thùng. Giá dầu WTI giao tháng 3 đáo hạn phiên 22/2. Giá dầu WTI giao tháng 4 tăng 2,44 USD, tương đương 4,1%, lên 61,7 USD/thùng.

Cổ phiếu PLX bứt phá mạnh từ đầu tháng 2/2021, vốn hóa áp sát 70.000 tỷ đồng

Trên thị trường chứng khoán, sau khi đổ dốc về mức 47.xxx đồng hồi cuối tháng 1/2021, bước sang tháng 2, cổ phiếu PLX của ...

Vinaconex muốn nâng sở hữu tại VCC lên mức 75% vốn và lấy lại quyền chi phối NEDI2

Tổng CTCP Xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam (Vinaconex - Mã: VCG) thông qua kế hoạch chào mua công khai cổ phiếu của ...

Một cổ phiếu vận tải tăng trần phiên thứ 7

Kết phiên giao dịch ngày 22/2/2021, cổ phiếu PRC của CTCP Logistics Portserco (HNX: PRC) có phiên tăng trần thứ 4 liên tiếp qua đó ...

Hữu Dũng