Bắt giữ 20 người nước ngoài sử dụng công nghệ cao lừa đảo

Cập nhật: 16:19 | 12/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Công an TPHCM vừa phối hợp với Công an quận 9 tiến hành bắt giữ khoảng 20 đối tượng người nước ngoài có dấu hiệu sử dụng công nghệ cao vào mục đích lừa đảo.

bat giu 20 nguoi nuoc ngoai su dung cong nghe cao lua dao

Sóc Trăng: Bắt tàu chở 100.000 lít dầu nhập lậu

bat giu 20 nguoi nuoc ngoai su dung cong nghe cao lua dao

Bắt 2 tàu “cát tặc” trong Hồ Dầu Tiếng

bat giu 20 nguoi nuoc ngoai su dung cong nghe cao lua dao

Hà Nam: Nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Liêm lĩnh án tù

Trưa 12/6, hàng chục cảnh sát thuộc nhiều phòng nghiệp vụ Công an TP HCM kiểm tra căn nhà trong hẻm đường Võ Văn Hát, phường Long Trường, quận 9. Gần 20 người nước ngoài gốc Á và Phi có dấu hiệu phạm pháp đã bị đưa về trụ sở làm việc.

Qua khám xét căn nhà, cảnh sát thu giữ nhiều thiết bị, vật dụng, tài liệu... được cho là dùng vào mục đích lừa đảo công nghệ cao. Hiện phía Công an TP HCM vẫn chưa tiết lộ cách thức hoạt động, lừa đảo của băng nhóm trên.

bat giu 20 nguoi nuoc ngoai su dung cong nghe cao lua dao
Căn nhà bị công an khám xét

Công an hiện đang lấy lời khai của những người có liên quan để mở rộng điều tra, truy xét vụ án.

Dưới đây là một vài hình thức lừa đảo công nghệ cao phổ biến thường được tội phạm sử dụng mà bạn đọc nên biết để đề phòng mắc phải.

Chiếm đoạt tài khoản email, mạng xã hội bằng các trang web giả mạo

Đây là hình thức lừa đảo công nghệ cao phổ biến mà nhiều người mắc phải nhất hiện nay. Với hình thức lừa đảo này, tin tặc sẽ tạo ra các trang web có giao diện giống hệt các trang đăng nhập của mạng xã hội (như Facebook, Instagram...) hay email (Gmail, Yahoo...) nhưng trên thực tế chỉ là lớp vỏ bên ngoài. Các trang web này sẽ được chứa trên một tên miền và máy chủ hoàn toàn do tin tặc kiểm soát.

Các trang web giả mạo này sẽ được tin tặc lợi dụng chèn vào các nội dung quảng cáo hoặc khuyến mãi giả mạo, trong đó yêu cầu người dùng đăng nhập vào tài khoản email hoặc mạng xã hội của mình thông qua trang web giả mạo. Nếu không chú ý kỹ, sau khi đăng nhập vào các trang web giả mạo này, lập tức tài khoản mạng xã hội và email của người dùng sẽ bị tin tặc chiếm đoạt. Sau khi chiếm được các tài khoản này, tin tặc sẽ tiếp tục phát tán trang web giả mạo thông qua danh sách bạn bè, danh sách địa chỉ email liên lạc có trong tài khoản mạng xã hội hoặc tài khoản email để chiếm đoạt thêm nhiều tài khoản mạng xã hội và email khác.

Chiếm đoạt bằng file đính kèm có chứa virus

Với hình thức này tin tặc sẽ gửi các file đính kèm virus thông qua tin nhắn trên mạng xã hội hoặc qua email. Các file này sẽ là các file dạng thực thi trên Windows (file .exe) nhưng sẽ được che giấu dưới dạng các file văn bản, file ảnh hay file video... mà nếu người dùng không chú ý kỹ, khi tải các file này xuống và mở ra để xem nội dung đồng nghĩa với việc kích hoạt virus ngay trên máy tính của mình.

Các loại virus này sẽ dẫn người dùng đến các trang web giả mạo như trên để chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội và email của người dùng, sau đó sẽ tiếp tục được phát tán để lấy cắp các tài khoản mạng xã hội hoặc emai của người khác.

Chiếm đoạt thông tin tài khoản ngân hàng trực tuyến

Cũng như chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội và email, 2 cách thức phổ biến mà hacker sử dụng để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng của người dùng tại Việt Nam đó là sử dụng mã độc để đánh cắp thông tin và giả mạo website của các ngân hàng, tổ chức tài chính để qua mặt người sử dụng.

Cách thức phổ biến nhất đó là hacker sẽ tạo một phần mềm độc hại, thường là núp bóng các phần mềm phổ biến hoặc phần mềm bẻ khóa (crack) rồi đẩy lên Internet. Khi người dùng tải về và sử dụng, mã độc sẽ được kích hoạt để đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản, mật khẩu. Chiếm được tài khoản của người dùng, tin tặc sẽ tiến hành các giao dịch lấy cắp tiền.

Hình thức lừa đảo tiền cước điện thoại bằng cuộc gọi từ số điện thoại “lạ”

Với hình thức này người dùng sẽ nhận được những cuộc gọi đến từ số điện thoại lạ, thường chỉ là “nháy máy” để tạo nên cuộc gọi nhỡ. Theo thói quen người dùng sẽ gọi lại vào số điện thoại gọi nhỡ kia thì nhận được thông báo bằng tiếng Anh, hoặc thậm chí chỉ mới đổ chuông, số tiền cước trong tài khoản di động của người dùng sẽ bị mất đi một khoản tiền không nhỏ.

Giả danh công an, nhà mạng thực hiện cuộc gọi để lừa tiền

Hình thức mà các đối tượng lừa đảo áp dụng đó là gọi điện đến một số điện thoại bàn, khi chủ thuê bao nhấc máy, hệ thống sẽ tự động bật hộp thư thoại với nội dung thông báo chủ thuê bao đang nợ số tiền cước phí từ 8 đến 9 triệu đồng và nếu không thanh toán ngay trong 2 giờ thì số thuê bao sẽ bị cắt liên lạc. Đặc biệt, thủ phạm còn “tinh vi” khi yêu cầu người dùng bấm một phím nào đó (số 9 hoặc số 0) để nghe lại nội dung vừa thông báo nếu chưa nghe rõ.

Một số người dùng vì quá ngạc nhiên trước thông báo kể trên đã thử làm theo yêu cầu thì được gặp một người khác tự xưng là nhân viên nhà mạng và khẳng định lại thông tin khách hàng chưa thanh toán cước phí là đúng và yêu cầu khách hàng thanh toán, đồng thời yêu cầu thanh toán số tiền trên bằng nhiều hình thức khác nhau hoặc yêu cầu gọi đến số điện thoại của một tổng đài khác.

Khi gọi vào số điện thoại tổng đài tự động này sẽ phát sinh cước phí và số tiền cước phí này sẽ được chuyển vào tài khoản của thủ phạm đứng đằng sau hình thức lừa đảo này. Thực tế những số điện thoại này là những đầu số tổng đài tự động hoặc sử dụng hình thức gọi điện qua giao thức Internet (Voip) để mạo danh số điện thoại cũng như che giấu tung tích thực sự của thủ phạm đứng sau hình thức lừa đảo này.

Ngoài ra, đối tượng cũng sử dụng cách tương tự để mạo danh cơ quan điều tra, yêu cầu chủ thuê bao phải khai báo thông tin cá nhân, gồm họ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân... nhằm mục đích chiếm đoạt thông tin cá nhân. Thậm chí còn đe dọa và yêu cầu nạn nhân phải chuyển tiền vào tài khoản để phục vụ công tác điều tra vì nạn nhân có liên quan đến một vụ án hình sự.

Nguyễn My (Tổng hợp)