Bảo hiểm Viễn Đông - VASS lỗ lũy kế gần 400 tỷ trong quý I/2022, chuẩn bị lên sàn Upcom

Cập nhật: 15:55 | 24/06/2022 Theo dõi KTCK trên

CTCP Bảo hiểm Viễn Đông - VASS báo lỗ 24,6 tỷ đồng quý I/2022, trong khi cùng kỳ có lãi 20,3 tỷ đồng. Tính đến cuối quý 1, tổng lỗ lũy kế của VASS đã lên đến gần 381 tỷ đồng. Tính đến cuối quý 1, tổng lỗ lũy kế của VASS đã lên đến gần 381 tỷ đồng, kéo vốn chủ sở hữu xuống còn 321 tỷ.

Bảo hiểm Viễn Đông - VASS lỗ lũy kế gần 400 tỷ trong quý I/2022, chuẩn bị lên sàn Upcom
CTCP Bảo hiểm Viễn Đông - VASS

Ngày 23/6, Trung tâm lưu ký Chứng khoán (VSD) đã cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu ký cho cổ phiếu IFA của CTCP Bảo hiểm Viễn Đông - VASS. VASS hiện có vốn điều lệ 700 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Hai cổ đông chính của công ty là Công ty TNHH Đầu tư AAA Plus, sở hữu 37,1% và CTCP Đầu tư Một trăm, sở hữu 28,6%.

Được thành lập từ năm 2003, VASS là một trong những công ty bảo hiểm tư nhân lâu đời nhất tại Việt Nam. Tuy vậy tình hình tài chính của doanh nghiệp này chưa được khả quan. Trong quý 1/2022, VASS báo lỗ 24,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ có lãi 20,3 tỷ. Tính đến cuối quý 1, tổng lỗ lũy kế của VASS đã lên đến gần 381 tỷ đồng, kéo vốn chủ sở hữu xuống còn 321 tỷ.

Sau 8 năm giữ chức cố vấn cấp cao của VASS thì đến tháng 6/2021, bà Đỗ Thị Kim Liên (shark Liên) đã chính thức tham gia vào Hội đồng quản trị của công ty này. Website của công ty cho biết vào tháng 5/2022, shark Liên đã quay trở lại vị trí Tổng giám đốc điều hành của VASS.

Ứng dụng bảo hiểm LIAN - luôn được quảng bá gắn liền với hình ảnh của shark Liên - cũng chính là sản phẩm của VASS.

Shark Liên cũng từng sáng lập và điều hành công ty bảo hiểm AAA. Công ty này cũng thường xuyên lỗ và đã được bán cho lại cho Tập đoàn IAG của Australia vào năm 2013. Đến năm 2021 thì Bamboo Capital (BCG) mua lại công ty này.

"Nặng nợ" Vinashin

Năm vừa qua, Bảo hiểm Viễn Đông rót khá nhiều tiền cho đầu tư tài chính. Nhưng khá nhiều trong số đó kém hiệu quả khiến công ty phải trích lập dự phòng. Trong đó, "nổi bật" nhất là Vinashin.

Với các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn, VASS phải dành 2,3 tỷ đồng lập dự phòng cho 4,2 tỷ đồng đầu tư chứng khoán ngắn hạn. Công ty MTV VD Vinashin vay 1,9 tỷ đồng và khiến VASS phải trích lập 100% khoản vay.

Tại Công ty Cổ phần cấp nước Nhà Bè, VASS có khoản đầu tư trị giá 2,3 tỷ đồng và VASS phải dành 370 triệu đồng dự phòng.

Với các khoản đầu tư tài chính dài hạn, VASS phải trích lập dự phòng tại 4 công ty. Đó là Công ty cổ phần chứng khoán Viễn Đông, Công ty cổ phần Dịch vụ và Đầu tư Lian, Công ty cổ phần Bột mì Bình An và Công ty Cổ phần Luyện cán Thép Phú. Tổng giá trị trích lập là 69,1 tỷ đồng. Trong đó, Chứng khoán Viễn Đông "ngốn" tới 53,7 tỷ đồng.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #Khuyến nghị đầu tư #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP Bảo hiểm Viễn Đông và CTCP Armephaco

TBCKVN – UBCKNN vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Bảo hiểm Viễn Đông và CTCP Armephaco vì vi ...

Đại nhạc hội LIAN- Bảo hiểm điện tử đầu tiên tại Việt Nam

TBCKVN - Ngày 3/11 ứng dụng bảo hiểm công nghệ LIAN chính thức được ra mắt tại sân vận động Quân khu 7, quận. Phú ...

Hoàng Đức

Tin cũ hơn
Xem thêm