Báo cáo tài chính, ý nghĩa việc lập báo cáo tài chính

Cập nhật: 16:01 | 03/08/2022 Theo dõi KTCK trên

Hàng năm, các doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan có thẩm quyền trước thời hạn quy định. Thông qua đó, người đọc có thể tự đánh giá và phân tích tình hình sức khỏe của doanh nghiệp.

Mục đích của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính (BCTC) là một hệ thống bao gồm toàn bộ những thông tin kinh tế và tài chính của tổ chức, được trình bày với quy chuẩn, quy định theo chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán. Thông qua đó cung cấp tất cả dữ liệu như dòng tiền, nợ, vốn, tài sản, thu chi trong kỳ,…

BCTC dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.

BCTC phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: Tài sản; Nợ phải trả; Vốn chủ sở hữu; Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác; Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; Các luồng tiền.

Báo cáo tài chính, ý nghĩa việc lập báo cáo tài chính
Hình minh họa (nguồn internet)

Ngoài các thông tin trên, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các BCTC tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày BCTC.

Thời hạn nộp báo cáo tài chính

Doanh nghiệp Nhà nước:

Thời hạn nộp BCTC quý: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Các công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước: chậm nhất là 45 ngày. Các đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, tổng công ty Nhà nước sẽ nộp BCTC cho công ty mẹ theo thời hạn do công ty mẹ quy định.

Thời hạn nộp BCTC năm: Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước: Chậm nhất là 90 ngày. Các đơn vị kế toán trực thuộc sẽ nộp BCTC cho công ty mẹ theo thời hạn quy định.

Doanh nghiệp khác:

Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày.

Đơn vị kế toán trực thuộc nộp BCTC năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn quy định.

Nội dung bộ báo cáo tài chính chi tiết sẽ có 4 nội dung quan trọng:

Bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán tóm tắt và phản ảnh tổng quát tình hình toàn bộ tài sản hiện có và nguồn vốn của tổ chức ở thời điểm nhất định. Nó phản ánh nguồn lực tài chính doanh nghiệp thông qua các số liệu về giá trị tài sản, nguồn vốn tính tới thời điểm lập báo cáo. Những số liệu này giúp chứng minh quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp với tài sản, trách nhiệm pháp lý với nhà nước, nhà đầu tư và cổ đông.

Bảng cân đối kế toán sẽ được lập theo chuẩn mực kế toán số 21 quy định về “trình bày báo cáo tài chính”. Bảng báo cáo này nếu lập bởi các tổ chức tài chính như ngân hàng sẽ có quy chuẩn riêng trong cách trình bày. Người mới tìm hiểu cần phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn, đặc biệt là khoản tài sản, nợ phải thu, ghi “nợ” và “có”.

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Nội dung trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho phép người đọc biết được doanh thu, chi phí phát sinh, thu nhập ròng, lời hay lỗ trong kỳ. Nó còn phản ánh xu hướng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai ra sao, thông qua phân chia cổ tức. Nếu tỷ lệ lợi nhuận giữ lại cao thay vì chia cho cổ đông có nghĩa tổ chức đang muốn mở rộng, phát triển đầu tư.

Báo cáo tài chính, ý nghĩa việc lập báo cáo tài chính
Hình minh họa (nguồn internet)

Bộ phận kế toán của doanh nghiệp sẽ lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm hai phần quan trọng:

Thể hiện lãi lỗ trong kỳ: Doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, khoản giảm giá, chiết khấu thương mại, giá vốn hàng bán, chi phí lưu thông, chi phí quản lý, các khoản trích lục dự phòng,…

Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước: Các khoản thuế đóng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí phát sinh cho hoạt động công đoàn, lệ phí,…

Việc phân tích báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh theo hướng phản ánh biến động tăng giảm từng khoản mục ở thời điểm đầu và cuối năm. Ngoài ra người ta còn phân tích bằng cách so sánh các khoản mục với doanh thu tổng để xác định tỷ lệ kết cấu phù hợp.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Đây là báo cáo thể hiện luồng tiền thu chi trong một khoản thời gian cụ thể. Phương pháp kế toán dồn tích được bộ phận kế toán thường xuyên sử dụng để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ vì: Phương pháp này có tính cả phần doanh thu mà doanh nghiệp dự định nhận nhưng chưa thực nhận, phần chi phí đã phát sinh nhưng chưa thực hiện thanh toán. Điều đó giúp thể hiện chính xác hơn tình hình lưu chuyển tiền tệ của tổ chức.

Thuyết minh báo cáo tài chính:

Đây là mục được đính kèm trong báo cáo tình chính và không thể tách rời. Nó dùng để phân tích chi tiết những thông tin, số liệu đã trình bày ở ba báo cáo trên. Bản thuyết minh mang tính tường thuật các thông tin theo quy chuẩn và chuẩn mực kế toán cần được trình bày một cách trung thực.

Thuyết minh báo cáo tình chính sẽ thể hiện thông tin và cơ sở lập báo cáo tài chính, các chính sách kế toán được chọn, bổ sung thông tin trọng yếu chưa được nhắc đến.

Ý nghĩa việc lập báo cáo tài chính

Phản ảnh theo trật tự cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Báo cáo cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh, luồng tiền phát sinh của doanh nghiệp, từ đó cổ đông và nhà quản lý có được cái nhìn tổng quan nhất, giúp đưa ra quyết định kinh tế sáng suốt hơn.

Lập báo cáo tài chính đáp ứng tốt yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các đơn vị liên quan đối với tổ chức. Ví dụ, việc đi vay vốn mở rộng kinh doanh, phía ngân hàng yêu cầu được đánh giá và phân tích báo cáo tài chính của tổ chức một cách chính xác, từ đó mới quyết định chấp nhận hay từ chối cho vay vốn và đưa ra hạn mức cho vay cùng thời gian trả lãi phù hợp. Nếu không có báo cáo, phía ngân hàng không có cơ sở để đưa ra những quyết định này, phía doanh nghiệp cũng không thể chứng minh khả năng trả nợ của bản thân trong tương lai.

Báo cáo tài chính cần được lập để hỗ trợ quá trình quyết toán thuế của cơ quan nhà nước. Doanh nghiệp có trách nhiệm trả thuế thu nhập cùng nhiều loại thuế khác. Nếu không lập báo cáo, tổ chức chưa thể xác định tổng lợi nhuận chịu thuế và sau thuế của mình. Lập báo cáo giúp quá trình thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm với nhà nước diễn ra trơn tru, minh bạch hơn.

Báo cáo tài chính giúp xác định các dòng tiền phát sinh, dự đoán luồng tiền trong tương lai, biết được thời điểm và mức độ chắc chắn tạo ra tiền hoặc các khoản tương đương tiền của tổ chức.

Với bốn mục đích quan trọng nói trên, một báo cáo tài chính cần cung cấp những nội dung gồm: Tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, doanh thu, chi phí, lãi lỗ và phân phối lợi nhuận,…

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Thu thập thụ động và cách tạo ra thu nhập tự động

Có thu nhập thụ động, bạn có thể yên tâm hơn rất nhiều ngay cả khi bất ngờ bị mất việc hoặc giảm các khoản ...

Nguyên tắc đường trung bình MA trong cắt lỗ chứng khoán

Để "sống sót" trên thị trường chứng khoán đầy biến động, nhà đầu tư cần tuân thủ nguyên tắc quản trị rủi ro một cách ...

Chỉ số S&P 500 là gì? Các yếu tố tác động đến chỉ số S&P 500

Đối với nhà đầu tư chứng khoán lâu năm thì chắc chắn đã một lần nghe đến chỉ số S&P 500. Đây là chỉ số ...

Diệp Quỳnh