Bản tin tài chính ngân hàng ngày 3/1: Thủ tướng giao ‘đề bài’ lớn cho ngành ngân hàng

Cập nhật: 10:24 | 03/01/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Bản tin tài chính ngân hàng ngày 3/1/2020 do Thời báo Chứng khoán Việt Nam cập nhật có những nội dung chính sau đây: Hơn 40.000 tỉ đồng dự trữ bắt buộc có thể được giải phóng sau Thông tư 30, Cuộc đua lập ngân hàng số tại Singapore,…

ban tin tai chinh ngan hang ngay 31 thu tuong giao de bai lon cho nganh ngan hang

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 2/1: Dự trữ ngoại hối dự kiến tăng lên gần 92 tỉ USD trong năm 2020

ban tin tai chinh ngan hang ngay 31 thu tuong giao de bai lon cho nganh ngan hang

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 31/12: Tăng trưởng tín dụng năm 2019 ước đạt trên 13%

ban tin tai chinh ngan hang ngay 31 thu tuong giao de bai lon cho nganh ngan hang

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 30/12: Kỳ vọng lãi suất vay giảm

Thủ tướng giao ‘đề bài’ lớn cho ngành ngân hàng

Đánh giá cao sự có mặt đông đảo của gần 3.800 đại biểu chủ chốt trong hệ thống ngân hàng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh vị trí của ngành ngân hàng đối với sự hùng cường, thịnh vượng của đất nước nên trong ngày làm việc đầu tiên của năm mới 2020, Thủ tướng tới dự Hội nghị này và trong 4 năm qua, năm nào cũng đến dự Hội nghị tổng kết, triển khai nhiệm vụ của NHNN. Đây cũng là bộ, ngành đầu tiên mà Thủ tướng tới quán triệt định hướng, nhiệm vụ năm 2020 ngay sau khi Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết 01.

Đánh giá cao thành tích đạt được năm 2019 của ngành ngân hàng, Thủ tướng cho biết, trong bối cảnh thế giới, thị trường tài chính tiền tệ biến động, các nước phải nới lỏng chính sách tiền tệ thì NHNN đã thực hiện tốt các mục tiêu kiểm soát cung tiền, lãi suất, kiểm soát lạm phát ở mức thấp nhất trong 3 năm qua.

Tỉ giá cơ bản ổn định. Mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm là điểm sáng đáng ghi nhận. Tỉ lệ nợ xấu giảm. Dự trữ ngoại hối đạt gần 80 tỉ USD, gấp 2,5 lần từ đầu nhiệm kỳ và gấp gần 6 lần so với 2011. Trong năm qua, chúng ta bỏ ra 500 ngàn tỷ đồng để mua dự trữ ngoại hối, tăng cung tiền lớn như vậy nhưng vẫn kiểm soát được lạm phát.

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém còn gặp nhiều trở ngại, cần tiếp tục nỗ lực xử lý nợ xấu và phòng ngừa nguy cơ gia tăng do một số doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn, thị trường tài chính thế giới biến động.

Thủ tướng nêu rõ, ngành ngân hàng tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ vừa ký ban hành hôm qua và chủ động theo dõi sát tình hình để tham mưu kịp thời cho Chính phủ các biến động vĩ mô.

Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp đồng bộ, hiệu quả với chính sách tài khóa và các chính sách khác để ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.

Thủ tướng nêu ra mục tiêu kép là tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phát triển an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, cạnh tranh khu vực và quốc tế và đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu và tạo mọi thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp với phương châm dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ tín dụng ngân hàng với thời gian ngắn nhất, chi phí thấp nhất.

ban tin tai chinh ngan hang ngay 31 thu tuong giao de bai lon cho nganh ngan hang
Ảnh minh họa

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Sẽ sớm thử nghiệm Mobile Money trong năm 2020

Tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2020, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Ngân hàng Nhà nước và Bộ Thông tin & Truyền thông sẽ phải tích cực hơn nữa để Mobile Money được chính thức thử nghiệm tại Việt Nam vào đầu năm 2020.

Năm 2020 được đánh giá là năm chuyển đổi số quốc gia với sự chuyển đổi sâu sắc và toàn diện. Một số ngành sẽ được ưu tiên chuyển đổi trước trong đó có ngành ngân hàng bởi vì đây là ngành mà công nghệ 4.0 tác động sâu sắc nhất, mang tính toàn cầu, nền tảng thúc đẩy kinh tế số và là ngành có tiềm lực kinh tế.

"Do vậy ngành ngân hàng nên nhận thêm cho mình một sứ mạng mới là ngành đi đầu trong việc chuyển đổi số", Bộ trưởng nói.

Nếu được chính thức cấp phép thử nghiệm Mobile Money thì Việt Nam sẽ là nước thứ 100 có nền tảng thanh toán Mobile Money.

Bộ trưởng nhận định, mặc dù sẽ có nhiều vấn đề pháp lí cần giải quyết và cũng có những thách thức, rủi ro đi kèm nhưng lợi ích của Mobile Money là lớn hơn rất nhiều. Sẽ không có "free lunch" nhưng sẽ có những lợi ích to lớn mà công nghệ mang lại cho xã hội.

Theo bộ trưởng, chúng ta đã nói nhiều đến khởi nghiệp, thương mại điện tử, đổi mới sáng tạo nhưng lại quên nói đến một nền tảng quan trọng thúc đẩy chúng là nền tảng thanh toán. Muốn một nền tảng ứng dụng nào đến được với 100% người dân thì trước hết 100% người dân sẽ phải có nền tảng thanh toán và không có phương tiện nào tốt hơn trong việc này bằng di dộng và Mobile Money.

Tại Việt Nam tỉ lệ người dùng thẻ tín dụng chưa cao nhưng tỉ lệ người dùng di động đã trên 100%, trên 90% giao dịch thanh toán dưới 100.000 đồng là bằng tiền mặt. Do đó, Mobile Money sẽ là giải pháp mạnh mẽ thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Câu chuyện ở đây là công nghệ sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước nhưng chúng ta phải dám thay đổi, dám chấp nhận.

Nhiều người dân bị gạt ra ngoài hệ thống tài chính chính thống, đó là người nghèo ở nông thôn, người dân vùng sâu vùng xa, Mobile Money sẽ là giải pháp để họ có thể tiếp cận được với những dịch vụ có trả phí, mang tính đổi đời trên nền tảng internet như y tế, giáo dục, dịch vụ an sinh xã hội,…

Mobile Money sẽ làm xuất hiện rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực kinh tế số, những công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ và là phương thức thanh toán phổ biến nhất được.

Hơn 40.000 tỉ đồng dự trữ bắt buộc có thể được giải phóng sau Thông tư 30

CTCP Chứng khoán Bảo Việt vừa có báo cáo nhận định về Thông tư 30 qui định thực hiện dự trữ bắt buộc (DTBB) của các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

BVSC cho biết trên thực tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã lấy ý kiến cho sửa đổi này từ tháng 2/2019 và động thái gần đây chỉ là ban hành văn bản chính thức.

Cụ thể, Điều 3 Thông tư 30 qui định rõ ba nhóm các TCTD không thực hiện dự trữ bắt buộc.

Một là các TCTD được kiểm soát đặc biệt. Nhóm đối tượng này hiện có Ngân hàng Đông Á và ba ngân hàng thương mại mà NHNN mua lại giá 0 đồng.

Hai là TCTD chưa khai trương hoạt động.

Ba là TCTD được chấp thuận giải thể hoặc có quyết định mở thủ tục phá sản hoặc có quyết định thu hồi Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.

Đáng chú ý, theo Thông tư 30, TCTD hỗ trợ tham gia hỗ trợ tái cơ cấu hệ thống (quy định tại khoản 40 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) được giảm 50% tỉ lệ DTBB.

Theo tính toán của BVSC, dựa trên báo cáo quí III/2019, số tiền gửi dự trữ bắt buộc của ba ngân hàng Vietcombank, BIDV và VietinBank tại NHNN là 83 nghìn tỉ đồng.

Ngoài ra, BVSC cũng nhấn mạnh việc xác định liệu các ngân hàng trên có được giảm 50% tỉ lệ DTBB hay không sẽ phải chờ chính sách cụ thể từ NHNN trong thời gian tới.

Cuộc đua lập ngân hàng số tại Singapore

Theo Bloomberg, Razer đã hợp tác cùng các doanh nhân Singapore và tỷ phú châu Á để nộp đơn xin thành lập một ngân hàng số toàn diện. Như vậy, sau Grab, đây là cái tên thứ 2 tham gia cuộc đua thành lập ngân hàng số ở Singapore.

Chưa nộp đơn nhưng Ant Financial của Jack Ma, ngân hàng OCBC của Trung Quốc cũng đang quan đến lĩnh vực này. Bain & Co, Google và Temasek Holdings ước tính, thị trường cho vay kỹ thuật số dự kiến tăng gấp 4 lần, đạt 110 tỷ USD vào năm 2025.

Theo kế hoạch, giữa năm nay, Cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore (MAS) sẽ thông báo 5 đơn vị nhận giấy phép thành lập ngân hàng số. Trong đó, 2 sẽ được cấp cho ngân hàng số toàn diện và 3 giấy phép cho ngân hàng chỉ bán buôn, phục vụ đối tượng khách doanh nghiệp. MAS yêu cầu vốn điều lệ 1,1 tỷ USD với ngân hàng số toàn diện và gần 74 triệu USD với ngân hàng số bán buôn.

Razer cũng sẽ nắm giữ 60% tại ngân hàng Razer Youth Bank và 40% còn lại thuộc về 5 đối tác gồm Sheng Siong Holdings, công ty bảo hiểm FWD, LinkSure Global, Insignia Ventures Partners và Carro.

Theo CEO Razer Min - Liang Tan, hãng cũng đang cố gắng xây dựng hệ sinh thái phần mềm và dịch vụ cho game thủ để giảm bớt sự phụ thuộc vào các thiết bị chơi game như chuột, bàn phím. Razer gia nhập thị trường thanh toán kỹ thuật số khi mua lại MOL Global.

Hiện tại, đối tác Singtel của Grab cũng đã phải chuyển hướng sang các dịch vụ tài chính khi mảng kinh doanh cốt lõi không còn nhiều dư địa. Hiện Singtel đã cung cấp dịch vụ thanh toán di động thông qua hợp tác với một số đối tác trong khu vực, trong đó có Thái Lan.

Mỹ có thể đưa Thái Lan vào danh sách thao túng tiền tệ

Theo EIC, Thái Lan nhiều khả năng đạt mức thặng dư trao đổi thương mại với Mỹ là 6,4% trong năm nay, cao hơn giới hạn 2% của Washington.

Thặng dư thương mại hiện tại vào khoảng 29,3 tỷ USD trên cơ sở hằng năm tính đến tháng 10, theo số liệu của Ngân hàng trung ương Thái Lan (BOT), nhiều hơn mức năm ngoái là 28,5 tỷ USD.

EIC cho biết, BOT đã can thiệp để kiềm chế tình trạng đồng baht tăng giá liên tiếp trong hơn sáu tháng qua, nhưng cảnh báo thặng dư thương mại của Thái Lan với Mỹ sẽ tiếp tục tăng thời gian tới, khiến Washington có thể đưa Bangkok vào danh sách bị giám sát hoặc là nước thao túng tiền tệ cần áp đặt thêm các rào cản thương mại.

Bộ Thương mại Thái Lan cho biết, thặng dư thương mại mỗi năm của nền kinh tế lớn thứ hai ASEAN với Mỹ ghi nhận ở mức 350,6 tỷ baht (11,6 tỷ USD), trong khi số liệu của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cho thấy, năm 2018, thâm hụt thương mại của Mỹ với Thái Lan là 19,3 tỷ USD. Chín quốc gia bị Mỹ đưa vào danh sách giám sát gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Italia, Ireland, Singapore, Malaysia và Việt Nam.

Các 'đại gia' ngân hàng Hàn Quốc sẽ tìm kiếm nhiều M&A trong năm 2020

Các “đại gia” ngân hàng Hàn Quốc sẽ tích cực tìm kiếm nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) hơn trong năm 2020 nhằm gia tăng các danh mục đầu tư kinh doanh.

Phát biểu trong thông điệp Năm mới, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn tài chính KB Financial Group Inc., ông Yoon Jong - kyoo cho biết tập đoàn này sẽ theo đuổi các M&A một cách mạnh mẽ và quyết liệt hơn khi có cơ hội.

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn tài chính Shinhan Financial Group, ông Cho Yong - byoung, và Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn tài chính Woori Financial Group, Woori Sohn Tae-seung, cũng bày tỏ quyết tâm tương tự nhằm thúc đẩy danh mục đầu tư kinh doanh của họ.

Tuy vậy, cả ba “đại gia” ngành ngân hàng này đều không đưa thông tin chi tiết nào về các mục tiêu tiềm năng.

Các ngân hàng lớn của Hàn Quốc đang chạy đua để mở rộng danh mục đầu tư kinh doanh và đảm bảo đà tăng trưởng mới giữa bối cảnh lợi nhuận ngày càng giảm do lãi suất ở mức thấp kỷ lục và sự cạnh tranh gay gắt tại thị trường trong nước gần như bão hòa.

'Việt Nam không dùng tỷ giá để tạo cạnh tranh thương mại không lành mạnh'

Phát biểu tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2020, Thống đốc Lê Minh Hưng đã chia sẻ về việc Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi về thao túng tiền tệ.

Thống đốc khẳng định: "Việt Nam và chính phủ cũng như ngân hàng trung ương chưa và sẽ không bao giờ có ý định dùng chính sách tiền tệ nói chung cũng như chính sách tỷ giá để tạo cạnh tranh thương mại không lành mạnh không công bằng với các đối tác. Vì tất cả hoạt động điều hành của chúng ta là đều vì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và theo diễn biến của thị trường".

Trong năm 2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã cùng với các bộ ngành như Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao đã phối hợp rất chặt chẽ để làm việc với các đối tác thương mại lớn quan tâm đến chúng ta để chúng ta cung cấp đầy đủ thông tin, để trao đổi cung cấp nội dung về điều hành chính sách tiền tệ.

Thống đốc cho biết bên cạnh việc điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định thì NHNN đã quản lí dự trữ ngoại hối đảm bảo mục tiêu theo chỉ đạo Chính phủ là an toàn thanh khoản và sinh lời, tức là có hiệu quả vì kinh tế.

Theo số liệu mới nhất, dữ trữ ngoại hối của Việt Nam đã đạt mức 79,9 tỉ USD, con số cao kỉ lục. Đây là một tấm đệm cho quốc gia để bảo vệ an ninh tài chính quốc gia, phòng ngừa những tác động bên ngoài và là yếu tố then chốt để củng cố lòng tin của nhà đầu tư trong đó có các nhà đầu tư của nước ngoài, cộng đồng doanh nghiệp.

Techcombank có thể phải tái cơ cấu nguồn huy động để đáp ứng nhu cầu cho vay mua nhà tăng cao

Báo cáo phân tích của CTCP Chứng khoán Rồng Việt về Ngân hàng TMCP Kĩ Thương Việt Nam (Teccombank) cho rằng Techcombank đang triển khai cách tiếp cận theo hệ sinh thái bằng việc tập trung vào một số khách hàng lớn và phục vụ toàn bộ chuỗi giá trị trong một số lĩnh vực.

Điều này giúp họ mở rộng thu nhập mạnh mẽ mà vẫn kiểm soát được rủi ro và có thể xây dựng được cơ sở khách hàng có thu nhập cao và trở thành một trong những ngân hàng có hiệu quả hoạt động cao nhất trong ngành.

Bên cạnh đó, theo VDSC, chất lượng tài sản của Techcombank lành mạnh và thanh khoản dồi dào, mặc dù dư địa mở rộng tỉ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) có thể hạn chế hơn.

Techcombank đang kiểm soát tốt chất lượng tài sản với nợ xấu cuối quí III/2019 ở mức 1,8% (không đổi so với cuối 2018), tỉ lệ LLR (hệ số dự phòng) ở mức 77% trong khi chi phí dự phòng 9 tháng đã giảm đáng kể (giảm 66%).

Thêm vào đó, Techcombank duy trì hệ số an toàn vốn cao (CAR Basel II ở mức 16,5%) và thanh khoản dồi dào.

Tuy vậy, tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn hiện ở mức 36,1%, khá gần với ngưỡng quy định của NHNN.

Do đó, Techcombank có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi thông tư 22 và phải tái cơ cấu nguồn vốn huy động (tiền gửi và trái phiếu) để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng cao tập trung vào mảng cho vay mua nhà (trong đó chủ yếu bao gồm các khoản vay dài hạn).

Hoài Dương