Bản tin tài chính ngân hàng ngày 28/11: Nắn dòng cho vay tiêu dùng các công ty tài chính

Cập nhật: 09:22 | 28/11/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Bản tin tài chính ngân hàng ngày 28/11/2019 do Thời báo Chứng khoán Việt Nam cập nhật có những nội dung chính sau đây: Nhà máy in tiền lớn nhất thế giới đang hết tiền, Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt gần 1,48 triệu tỉ đồng…

ban tin tai chinh ngan hang ngay 2811 nan dong cho vay tieu dung cac cong ty tai chinh

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 27/11: BIDV thu về 6.600 tỉ đồng từ phát hành trái phiếu trong tháng 11

ban tin tai chinh ngan hang ngay 2811 nan dong cho vay tieu dung cac cong ty tai chinh

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 26/11: Tín dụng đen “bủa vây” những tháng cuối năm

ban tin tai chinh ngan hang ngay 2811 nan dong cho vay tieu dung cac cong ty tai chinh

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 25/11: Lộ trình siết chặt hoạt động cho vay tiêu dùng

SSI Research: Tác động của Thông tư 18 tới các công ty tài chính nhẹ nhàng hơn dự thảo trước đó

Thông tư 18 sửa đổi Thông tư 43 qui định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính (CTTC) được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành đã có nhiều điểm thay đổi đáng chú ý so với dự thảo trước đó (ngày 25/3).

Cụ thể, Theo Thông tư, "Giải ngân trực tiếp cho khách hàng là việc CTTC giải ngân cho vay tiêu dùng trực tiếp cho khách hàng bằng tiền mặt hoặc thông qua việc sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo thỏa thuận tại hợp đồng cho vay tiêu dùng, đảm bảo kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng vốn vay theo qui định của pháp luật".

Mặc dù định nghĩa này không có hướng dẫn chi tiết hơn về khái niệm cho vay "thông qua việc sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt", nhưng có thể tạm thời hiểu rằng giải ngân trực tiếp cho khách hàng liên quan chủ yếu đến các khoản vay tiền mặt.

Cùng với đó, mục đích của Thông tư 18 vẫn là hướng đến giảm dần tỉ trọng dư nợ giải ngân trực tiếp cho khách hàng so với tổng dư nợ cho vay xuống mức 30%. Tuy nhiên, qui định này chỉ áp dụng cho khách hàng có tổng dư nợ cho vay giải ngân trực tiếp trên 20 triệu đồng.

Theo đánh giá của CTCP Chứng khoán SSI, tác động của thông tư này đối với hoạt động cho vay của các công ty tài chính nhẹ nhàng hơn khá nhiều so với dự thảo thông tư trước đây. Việc đưa ra một lộ trình sẽ giúp các công ty tài chính tái cấu trúc danh mục cho vay, tránh ảnh hưởng đột ngột đến NIM và lợi nhuận.

Các chuyên gia của SSI nhận định, tác động của thông tư sẽ ở mức thấp do lộ trình chưa ảnh hưởng sâu đến hoạt động kinh doanh của FE Credit vào hai năm 2020 và 2021. Tuy nhiên, từ năm 2022 - 2024, công ty có thể phải hi sinh phần nào hệ số NIM để đạt được cơ cấu danh mục cho vay cân đối hơn.

ban tin tai chinh ngan hang ngay 2811 nan dong cho vay tieu dung cac cong ty tai chinh
Ảnh minh họa

Nhà máy in tiền lớn nhất thế giới đang hết… tiền

Nhiều người vẫn nói rằng các chính phủ không thể hết tiền hoạt động bởi vì họ luôn in thêm tiền để chi trả. Thật không may cho công ty in tiền De La Rue nổi tiếng của nước Anh, ý tưởng này không thể áp dụng với chính họ.

Sau động thái dứt áo ra đi gần đây của giám đốc điều hành, chủ tịch hội đồng quản trị cùng với các nhà quản lý hàng đầu khác, cảnh báo trên của De La Rue có thể khiến những khách hàng trong chính phủ và thương mại phải lo âu.

Bên cạnh việc in tiền giấy, công ty này cũng liên quan đến các hoạt động nhạy cảm như sản xuất hộ chiếu và nhãn mác chống hàng giả.

Đối với những người chủ yếu thực hiện giao dịch thanh toán thông qua thẻ và Apple Pay, cú rơi tự do của De Le Rue dường như là điều không thể tránh khỏi, bởi hoạt động in tiền đóng góp phần lớn doanh thu của nhà máy này.

Xu hướng chuyển sang “xã hội không tiền mặt” cũng là một thách thức lâu dài với De Le Rue.

Năm 2018 là khoảng thời gian thảm hại đối với De La Rue, thậm chí còn dìm công ty này khó “ngóc đầu” lên được trong năm 2019. Khoản nợ ròng 220 triệu USD của De La Rue hiện nay đã vượt quá mức vốn hóa thị trường của công ty, vốn đã giảm gần 80% kể từ năm 2017.

Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt gần 1,48 triệu tỉ đồng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố báo cáo cập nhật tình hình tín dụng cho nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

Cụ thể, theo Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Nguyễn Quốc Hùng, tính đến ngày 30/9, dư nợ tín dụng đối với DNNVV đạt 1.475.828 tỉ đồng, tăng 12,9% so với cuối năm 2018 (cùng kì tháng 9/2018 tăng 12,34%), với 196.689 khách hàng còn dư nợ.

Trong điều kiện DNNVV ít có khả năng huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, các nguồn vốn hỗ trợ có nguồn từ ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ quốc tế còn hạn chế thì vốn tín dụng ngân hàng vẫn là kênh tài trợ vốn chủ yếu cho DNNVV phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trong đó, tập trung nâng cao khả năng tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp, cụ thể:

Thứ nhất, NHNN chỉ đạo các TCTD nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân.

Thứ hai, điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ, thực hiện chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phấn đấu giảm lãi suất cho vay.

Thứ ba, NHNN sẽ tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định qui định chính sách tín dụng ưu đãi đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; chủ trì xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật của ngành ngân hàng qui định, hướng dẫn TCTD thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi đối với doanh nghiệp.

Thứ tư, NHNN tích cực tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, giúp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, người dân sản xuất - kinh doanh.

Thứ năm, tích cực, trách nhiệm trong việc giải đáp kiến nghị, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn cho từng doanh nghiệp, lĩnh vực, ngành nghề kinh tế.

Danh mục tín dụng - tài trợ thương mại của IBEC tăng gần 10 lần trong gần 2 năm

Tại Diễn đàn kinh doanh Hội đồng Ngân hàng hợp tác kinh tế quốc tế (IBEC) với chủ đề “Tăng cường hợp tác thương mại giữa Việt Nam và khu vực Trung - Đông Âu và Á - Âu” diễn ra sáng 27/11, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, hoạt động của IBEC đến nay đã được cải thiện rõ rệt, bước đầu đáp ứng được niềm tin và kỳ vọng của các nước thành viên.

Bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, tính đến 30/9/2019, danh mục tín dụng - tài trợ thương mại của IBEC đạt 219,5 triệu EUR, tăng gần 10 lần so với thời điểm cuối năm 2017 (22 triệu EUR).

IBEC cũng đạt được nhiều kết quả tích cực trong thời gian qua khi tháng 3/2018, IBEC lần đầu tiên tham gia xếp hạng tín nhiệm và được Fitch cấp xếp hạng tín nhiệm mức BBB-, triển vọng ổn định và mức xếp hạng này tiếp tục được duy trì đến hiện nay. Tháng 10/2019, lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, IBEC đã phát hành thành công đợt trái phiếu đầu tiên tại Nga với quy mô gần 99 triệu EUR, qua đó giúp IBEC tiếp cận nguồn vốn dài hạn trên thị trường vốn và đánh dấu bước tiến mới trong hoạt động của IBEC, góp phần củng cố hình ảnh và vị thế của IBEC trong cộng đồng tài chính quốc tế.

Một trong những định hướng quan trọng được tất cả các nước thành viên ủng hộ mạnh mẽ trong Chiến lược Phục hồi và Phát triển của IBEC là việc tập trung phát triển chức năng cung cấp tài trợ thương mại cho giao dịch giữa các nước thành viên và giữa các nước thành viên với phần còn lại của thế giới. “Đây là định hướng rất phù hợp với mô hình phát triển của các nước và thế mạnh của Ngân hàng” Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.

Phó Thống đốc cho biết, Việt Nam hiện là quốc gia định hướng xuất khẩu và thời gian qua Chính phủ đã và đang đẩy mạnh các nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực với việc ký kết và triển khai một loạt các Hiệp định thương mại tự do, tạo khuôn khổ cũng như tiền đề và động lực cho thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và các nước liên quan. Trong đó, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU là một trong những cơ sở nền tảng để Việt Nam thúc đẩy hợp tác thương mại với các nước thành viên IBEC thuộc khu vực Trung - Đông Âu và Á - Âu.

Nắn dòng cho vay tiêu dùng tác động thế nào đến các công ty tài chính?

Ngân hàng Nhà nước mới đây đã ban hành Thông tư 18/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 43/2016/TT-NHNN về quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính.

Trong đó, mục đích của Thông tư mới chủ yếu hướng đến giảm dần tỷ trọng dư nợ giải ngân trực tiếp cho khách hàng so với tổng dư nợ cho vay xuống mức 30%.

Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng cho khách hàng có tổng dư nợ cho vay giải ngân trực tiếp trên 20 triệu đồng.

Đồng thời, lộ trình giảm được kéo dài trong khoảng thời gian 4 năm từ 2021 đến 2024. Cụ thể, từ 1/1/2021 đến 31/12/2021 giảm xuống 70%; từ 1/1/2022 đến 31/12/2022 là 60%; từ ngày 1/1/2023 đến 31/12/2023 là 50% và từ 1/1/2024 còn 30%.

Thông tư cũng quy định các biện pháp liên quan đến việc thu hồi nợ, trong đó không cho phép biên pháp đe dọa đối với khách hàng. Số lần nhắc nợ giữa công ty tài chính và bên vay tối đa không quá 5 lần/ngày.

Ngoài ra, hình thức và thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng, nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7:00 đến 21:00. Các công ty tài chính tiêu dùng không nhắc nợ, đòi nợ hoặc gửi thông tin về việc thu hồi nợ cho các tổ chức và cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, hoặc các trường hợp không thích đáng khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật.

Được biết, Thông tư định nghĩa giải ngân trực tiếp cho khách hàng là việc công ty tài chính giải ngân cho vay tiêu dùng trực tiếp cho khách hàng bằng tiền mặt hoặc thông qua việc sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo thỏa thuận tại hợp đồng cho vay tiêu dùng, đảm bảo kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng vốn vay theo quy định của pháp luật.

Thu Hoài