Bản tin tài chính ngân hàng ngày 12/11: Vì sao nhiều NH gia tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn?

Cập nhật: 08:44 | 12/11/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Bản tin tài chính ngân hàng ngày 12/11/2019 do Thời báo Chứng khoán Việt Nam cập nhật có những nội dung chính sau đây: BIDV đấu giá nhiều lô đất và khoản nợ, VPBank chuẩn bị bán 31 triệu cổ phiếu quĩ cho nhân viên với giá 10.000 đồng/cp,…

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1211 vi sao nhieu nh gia tang ty trong cho vay trung va dai han

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 11/11/2019: “Vòng xoáy” lãi suất cao

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1211 vi sao nhieu nh gia tang ty trong cho vay trung va dai han

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 8/11/2019: Lãi suất cuối năm tăng hướng tới 10%

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1211 vi sao nhieu nh gia tang ty trong cho vay trung va dai han

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 7/11/2019: VietBank được áp dụng tiêu chuẩn Basel II

Nhân viên VPBank chuẩn bị được mua cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cp

HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank – VPB) vừa quyết định triển khai phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho cán bộ nhân viên (ESOP) từ nguồn cổ phiếu quỹ.

Cụ thể, ngân hàng sẽ chào bán 31 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 1,288% số cổ phiếu đang lưu hành cho cán bộ nhân viên với giá 10.000 đồng/cp, tương ứng với giá trị 310 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến là trong năm 2019, sau khi được Ủy ban Chứng khoán thông qua và đảm bảo phù hợp theo qui định của pháp luật.

Lượng cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng ba năm và được giải tỏa dần theo tỉ lệ: 30% số cổ phần đầu tiên được giải tỏa sau một năm; 35% tiếp theo được giải tỏa sau hai năm và 35% cổ phần cuối cùng được giải tỏa sau ba năm.

Hiện VPBank đang nắm giữ hơn 123 triệu cổ phiếu quỹ. Trong đó có 50 triệu cổ phiếu quỹ được ngân hàng vừa mua vào từ 2/10 - 23/10/2019, theo hình thức khớp lệnh trên sàn với giá bình quân 22.194 đồng/cp.

Trong năm 2018, VPBank cũng từng phát hành gần 33,7 triệu cổ phiếu ESOP. Trong đó, riêng ông Nguyễn Đức Vinh – CEO của ngân hàng đăng ký mua 15,55 triệu cổ phiếu, chiếm tới 46% lượng chào bán.

Chốt phiên giao dịch ngày 11/11, giá cổ phiếu VPB đứng ở mức 21.900 đồng/cp, cao hơn 2 lần so với giá chào bán cổ phiếu ESOP của ngân hàng.

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1211 vi sao nhieu nh gia tang ty trong cho vay trung va dai han
Ảnh minh họa

WB: Việt Nam có thể trở thành hình mẫu cho các nước đang phát triển

Tại Nhà Quốc hội mới đây, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Ousmane Dione.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ vui mừng gặp lại Giám đốc Ousmane Dione; đồng thời đánh giá cao vai trò của WB trong hợp tác toàn diện với Việt Nam và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam trong thời gian qua.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao kết quả Hội nghị về báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới về “Các yếu tố ảnh hướng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số tại Việt Nam” được tổ chức ngày 7/11 vừa qua tại Nhà Quốc hội; cảm ơn WB đã luôn gắn bó với Quốc hội Việt Nam trong nhiều hoạt động hợp tác cụ thể; tin tưởng, WB sẽ tiếp tục đồng hành với Quốc hội Việt Nam trong việc xây dựng và giám sát thực hiện các chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số.

Và như vậy, Việt Nam sẽ có điều kiện để thực hiện hiệu quả, toàn diện hơn công cuộc xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống người dân, nhất là đối với vùng dân tộc thiểu số.

BIDV đấu giá nhiều lô đất và khoản nợ

BIDV chi nhánh Đông Đô, Hà Nội vừa công bố lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất tại phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Khu đất có diện tích 101,6 m2 với mục đích sử dụng lâu dài. Giá khởi điểm chào bán là gần 10,7 tỷ đồng.

BIDV Hà Tây cũng công bố đáu giá khoản nợ của Công ty TNHH Liên danh Lever Việt Nam bao gồm nợ gốc 11,5 tỷ đồng và dư nợ lãi hơn 7,12 tỷ đồng, cùng lãi phạt gần 607 triệu đồng. Khoản nợ được đấu giá với mức khởi điểm là 15,6 tỷ đồng, đặt cọc hơn 3,1 tỷ đồng.

Tài sản đảm bảo của khoản nợ là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất diện tích 177 m2, tại Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Nội và khu đất diện tích 442 m2, tại Tiền Yên, Hoài Đức, Hà Nội, cùng hạ tầng và tài sản khác gắn liền trên khu đất rộng 20.632 m2 tại Hưng Yên của Công ty TNHH Liên danh Lever Việt Nam.

Các chi nhánh của BIDV gần đây thông báo đấu giá nhiều tài sản như ôtô khách Ford và các bất động sản khác. BIDV chi nhánh Phú Tài, Bình Định cũng thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá nhiều tài sản với tổng giá khởi điểm hơn 837 tỷ đồng.

Tài sản có giá khởi điểm lớn nhất 466,4 tỷ đồng là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền tại Trung tâm Hội nghị tiệc cưới Crystal Palace (quận Tân Phú, TP HCM). Khu đất có diện tích 2.675 m2, thời hạn sử dụng 50 năm từ ngày 16/6/2008 cho mục đích sản xuất kinh doanh (xây dựng khu thương mại, dịch vụ). Trung tâm hội nghị tiệc cưới Crystal Palace có diện tích 1.636 m2 với diện tích sàn xây dựng là 15.471 m2 gồm 2 tầng hầm, 8 tầng nổi, sân thượng.

Chưa thể tăng vốn cho ‘Big 4’ Vietcombank, BIDV, VietinBank và Agribank

Một trong những vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của các ĐBQH cũng như nhà đầu tư trong buổi sáng 11/11 là việc bố trí ngân sách nhà nước để tăng vốn cho nhóm “Big 4” ngân hàng bao gồm Vietcombank, BIDV, Vietinbank Agribank.

Liên quan đến kiến nghị cho phép sử dụng ngân sách nhà nước để tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại nhà nước, bao gồm Vietcombank, BIDV, Vietinbank Agribank, thời điểm trước khi diễn ra Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIV, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống các tổ chức tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước giám sát chặt chẽ việc triển khai giải pháp cơ cấu lại của các ngân hàng thương mại Nhà nước, kịp thời yêu cầu rà soát, điều chỉnh phương án phù hợp với thực tiễn hoạt động để khắc phục các tồn tại, yếu kém.

Tuy nhiên, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết việc mở rộng tín dụng của các ngân hàng thương mại Nhà nước đang bị hạn chế do phải đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn trong điều kiện vốn điều lệ của các ngân hàng này chậm tăng trưởng, đặc biệt là đối với Agribank và VietinBank.

Cũng theo Thống đốc NHNN, việc nâng cao năng lực tài chính thông qua tăng vốn điều lệ của ngân hàng thương mại Nhà nước nhằm đảm bảo vai trò chủ đạo của các ngân hàng này trên thị trường tài chính tiền tệ thời gian qua gặp nhiều khó khăn.

Vì sao nhiều ngân hàng gia tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn?

Khảo sát tại 22 ngân hàng thương mại tại thời điểm cuối tháng 9/2019 cho thấy, có tới 13 thành viên (tương đương 59,1%) đang có tỷ trọng cho vay trung và dài hạn chiếm tới hơn 50% trong cơ cấu tổng dư nợ.

Đáng chú ý, tỷ lệ cho vay trung và dài hạn của nhóm ngân hàng thương mại tư nhân cao hơn rất nhiều so với nhóm ngân hàng có vốn nhà nước chi phối. Điều này cũng phản ánh khẩu vị rủi ro giữa các khối hiện nay.

Như tại ngân hàng VIB, tính đến cuối tháng 9/2019, ngân hàng này đang có hơn 101 nghìn tỷ đồng cho vay trung và dài hạn, trong tổng số hơn 123 nghìn tỷ đồng dư nợ cho vay.

Tính ra, ngân hàng này đang dành tới 82,32%/tổng dư nợ để cho vay trung và dài hạn. Con số này tại OCB là 68,92%, tại VPBank là 64,91%,...

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, các ngân hàng có vốn nhà nước chi phối lại đứng cuối bảng khi có tỷ lệ cho vay trung và dài hạn/tổng dư nợ thấp hơn khá nhiều so với mức trung bình của nhóm khảo sát.

Cụ thể, tính đến cuối quý III/2019, tổng dư nợ cho vay của Vietcombank ở mức hơn 708 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 12% so với đầu năm. Trong đó, cho vay trung và dài hạn của ngân hàng ở mức hơn 335 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm và chỉ chiếm 47,38% tổng dư nợ.

Tương tự, tỷ lệ này tại VietinBank đang là 43% và tại BIDV là 37%.

Số liệu báo cáo cũng cho thấy, so với đầu năm, đã có 14/22 ngân hàng (tương đương 63,6%) đã giảm tỷ lệ cho vay trung và dài hạn.

Tuy nhiên, tỷ lệ này lại đang có dấu hiệu gia tăng trở lại khi có tới 14 thành viên đã điều chỉnh tăng cho vay trung và dài hạn so với quý liền kề trước. Mức điều chỉnh được ghi nhận là từ 0,1 đến 2,86 điểm phần trăm so với cuối tháng 6/2019.

Điều này phần nào lý giải cho hiện tượng hàng loạt ngân hàng điều chỉnh lãi suất tiền gửi bằng tiền đồng nhanh và khá lớn ở một số kỳ hạn dài hoặc triển khai các sản phẩm huy động vốn, chương trình tiền gửi ưu đãi, tiết kiệm online, phát hành sản phẩm chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu với mức lãi suất cao từ hồi đầu tháng 7 vừa qua.

BIDV chính thức có cổ đông chiến lược đầu tiên KEB Hana Bank, kí hợp tác trên 6 lĩnh vực

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và KEB Hana Bank đã kí kết thỏa thuận hợp tác chiến lược và công bố KEB Hana Bank là cổ đông sở hữu 15% vốn điều lệ của ngân hàng này.

Trên cơ sở chấp thuận của Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền hai nước Việt Nam - Hàn Quốc, BIDV và KEB Hana Bank đã hoàn tất các thủ tục giao dịch và hồ sơ pháp lí theo qui định của pháp luật để KEB Hana Bank chính thức trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài đầu tiên của BIDV.

Cụ thể, BIDV đã phát hành riêng lẻ cho KEB Hana Bank hơn 603,3 triệu cp với tổng giá trị giao dịch gần 20.300 tỉ đồng. Sau khi phát hành cổ phần cho KEB Hana Bank, vốn điều lệ BIDV tăng từ 34.187 tỉ đồng lên 40.220 tỉ đồng, cao nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Thông qua thương vụ trên, KEB Hana Bank đầu tư để sở hữu 15% cổ phần của BIDV với thời gian nắm giữ ít nhất 5 năm.

Đồng thời, BIDV nhận được chương trình hỗ trợ kĩ thuật dài hạn từ Tập đoàn tài chính Hana và KEB Hana Bank, bao gồm nhưng không giới hạn trên 6 lĩnh vực.

Đó là quản trị chiến lược phát triển ngân hàng; quản lí hệ thống công nghệ và ngân hàng số; tăng cường phát triển ngân hàng bán lẻ; đa dạng hóa danh mục tài sản sinh lời; quản trị rủi ro; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Văn Khương