Nở rộ công ty hủy tư cách đại chúng: Vì đâu nên nỗi?

Bài 7: Không đáp ứng yêu cầu vốn, bộ đôi ngành đường sắt rời sàn

Cập nhật: 07:00 | 22/07/2024 Theo dõi KTCK trên

Sau nhiều năm “lay lắt” trên sàn UPCoM, mới đây Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã hủy đăng ký giao dịch cổ phiếu của Công ty CP đường sắt Hà Hải (HHR) và Công ty CP đường sắt Hà Lạng (HLR). Đây là động thái tiếp nối sau khi Ủy ban chứng khoán Nhà nước (SSC) hủy tư cách công ty đại chúng đối với 2 DN trên.

Việc liên tiếp 2 DN ngành đường sắt hủy tư cách công ty đại chúng là câu chuyện khiến các nhà quản lý, giới quan sát, nhà đầu tư rất quan tâm…

Bài 4: “Cái chết” được báo trước
Sau khi hủy tư cách công ty đại chúng, cổ phiếu của Công ty CP Đường sắt Hà Lạng (HLR) cũng bị hủy đăng ký giao dịch trên UPCoM

Không bắt kịp "cuộc chơi"

Ngày 17/2/2017, Công ty CP đường sắt Hà Hải (Công ty Hà Hải) có giao dịch đầu tiên trên sàn UPCoM với khối lượng cổ phiếu (CP) đăng ký giao dịch là 1.380.000 cp. Giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên của DN này là 10,5 nghìn đồng.

Trước đó, vào ngày 28/11/2016, Công ty CP đường sắt Hà Lạng (Công ty Hà Lạng) cũng xuất hiện trên sàn UPCoM với khối lượng CP đăng ký giao dịch là 1.650.000 cp. Giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên là 10 nghìn đồng.

Điểm chung của 2 DN ngành đường sắt này là ít được các nhà đầu tư quan tâm, do ngành nghề đầu tư không hấp dẫn. Thậm chí trong gần 10 năm qua, 2 DN này gần như “thoi thóp” trên sàn giao dịch khi giá CP của họ thường ở mức 10.000 và dưới 10.000 đồng/cp. Ví như, kết thúc phiên giao dịch ngày 27/12/2018, giá CP của Công ty Hà Hải xuống chỉ còn 5,4 nghìn đồng. Tương tự, giá CP của Công ty Hà Lạng chỉ còn 6000 đồng/cp khi kết thúc phiên giao dịch 28/7/2017.

Thời điểm Công ty Hà Hải và Công ty Hà Lạng đăng ký trở thành công ty đại chúng, vốn điều lệ lần lượt là 13.800.000.000 đồng và 16.500.000.000 đồng. Khi đó pháp luật chứng khoán chưa áp dụng quy định: “Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ”.

Luật chứng khoán 2019 cho phép sau 1 năm kể từ khi luật này được áp dụng thì các công ty đại chúng (đã đăng ký trước đó) có vốn điều lệ dưới 30 tỷ bổ sung nguồn vốn này nhằm đáp ứng quy định.

Trong những năm qua, ngành đường sắt phát triển chậm hơn các loại hình giao thông khác. Do đó, chưa tạo được tính cạnh tranh. Điều này đồng nghĩa với việc không thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Nằm trong tình trạng chung đó, doanh thu và lợi nhuận thấp của Công ty Hà Hải và Công ty Hà Lạng là điều không khó hiểu. “Sức khỏe” của DN này trên sàn UPCoM trong những năm qua là minh chứng rõ nét cho việc đó.

Tìm hiểu cho thấy, ít nhất trong khoảng thời gian 1 năm tới, Công ty Hà Lạng chưa có khả năng tăng vốn điều lệ đạt mức 30 tỷ đồng trở lên để đảm bảo điều kiện là công ty đại chúng. Cộng thêm sau gần 10 năm tham gia thị trường chứng khoán với giá trị CP thấp, không thu hút được các nhà đầu tư nên DN này đã quyết định từ bỏ vai trò là công ty đại chúng.

Ghi nhận từ ý kiến của nhiều chuyên gia thì đây là cuộc tự đào thải hết sức bình thường bởi sự khốc liệt và tính cạnh tranh vốn có của kinh tế thị trường. Không chỉ có 2 ví dụ nêu trên mà có không ít DN với quy mô lớn gấp nhiều lần vẫn hủy tư cách công ty đại chúng. Nhiều dự báo đưa ra về cuộc “đổ bể” các DN là công ty đại chúng khi không theo kịp các quy định mới.

Sự phát triển chậm hơn so với các loại hình giao thông khác, khiến cho không ít DN ngành đường sắt chưa tạo được sự quan tâm của nhà đầu tư.
Sự phát triển chậm hơn so với các loại hình giao thông khác, khiến cho không ít DN ngành đường sắt chưa tạo được sự quan tâm của nhà đầu tư

Nhà đầu tư bị ảnh hưởng

Việc DN hủy tư cách công ty đại chúng khiến nhà đầu tư gặp rủi ro với số CP của mình. Với những công ty đã đăng ký lưu ký CP tại Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD), sau khi hủy đăng ký công ty đại chúng, nhà đầu tư còn có cơ hội bán cổ phần. Ở trường hợp ngược lại, khi DN chưa đăng ký lưu ký cổ phiếu tại VSD, nhà đầu tư sẽ đối mặt với nhiều rủi ro khi phải chuyển nhượng trên thị trường OTC.

Dư luận và các nhà đầu tư đồng nhất việc các DN không còn đáp ứng được tiêu chí là công ty đại chúng là bước lùi về tính minh bạch và hiệu quả hoạt động của DN. Qua đó, niềm tin của nhà đầu tư bị ảnh hưởng không ít.

Tìm hiểu cho thấy, Luật Doanh nghiệp bắt buộc công ty đại chúng phải tuân thủ nhiều quy định nghiêm ngặt, đặc biệt là các nghĩa vụ công bố thông tin như báo cáo tài chính quý, báo cáo tài chính nửa năm có soát xét, báo cáo tài chính năm có kiểm toán… Khi không còn là công ty đại chúng, DN không phải thực hiện các nghĩa vụ trên. Việc này khiến cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ bị hạn chế tiếp cận thông tin, giảm khả năng giám sát, phản biện hay tạo sức ép đối với hoạt động của lãnh đạo DN. Từ đó, quyền lợi của nhà đầu tư có thể bị ảnh hưởng khi DN đã rút lui vào “bóng tối”.

Ví như đối với trường hợp 2 DN là Công ty Hà Hải và Công ty Hà Lạng. Ngoài 51% phần vốn của nhà nước, 49% còn lại thuộc về cổ đông tư nhân. Từ thời điểm này, họ không dễ dàng tiếp cận thông tin. Bên cạnh đó là việc khó khăn trong định giá hay bán số cổ phần nắm giữ.

Tâm lý chung của các giới đầu tư, không chỉ đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ mà đối nhà đầu tư là tổ chức là đều mong muốn DN trên các sàn chứng khoán không ngừng minh bạch thông tin để không chỉ khoản đầu tư sinh lời mà còn giảm thiểu các rủi ro.

Bài 3: Cơ điện Hà Nội rút công ty đại chúng, đất vàng Melia Hà Nội về tay ai?

Mới đây, UBCK đã có thông báo hủy tư cách đại chúng của Công ty CP Chế tạo điện cơ Hà Nội (HEM). Đây là ...

Vạn Đạt Group của Chủ tịch Trần Văn Anh hoàn tất đăng ký công ty đại chúng

Sẽ không bất ngờ nếu thời gian tới sàn chứng khoán Việt chào đón tân binh Vạn Đạt Group, bên cạnh nhiều mã cổ phiếu ...

Công ty Miza của Chủ tịch Nguyễn Tuấn Minh hoàn tất đăng ký công ty đại chúng

Sẽ không bất ngờ nếu thời gian tới sàn chứng khoán Việt chào đón tân binh Miza, bên cạnh nhiều mã cổ phiếu ngành giấy ...

Bùi Quý

Tin cũ hơn
Xem thêm