Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là người được trả lương cao nhất trong những tỉ phú USD Việt

Cập nhật: 10:51 | 16/04/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Vượt qua 4 tỉ phú nam, bà Thị Phương Thảo là người được trả lương cao nhất khi giữ vị trí lãnh đạo tại 2 doanh nghiệp lớn.   

ba nguyen thi phuong thao la nguoi duoc tra luong cao nhat trong nhung ti phu usd viet Top 5 CEO nhận lương cao nhất tại Mỹ năm 2018
ba nguyen thi phuong thao la nguoi duoc tra luong cao nhat trong nhung ti phu usd viet Trong tương lai 21 công việc được trả lương cao nhất, bạn đã biết chưa?

Tỉ phú USD giàu thứ 2 Việt Nam, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, với khối tài sản ròng 2,1 tỉ USD theo Forbes đang đảm nhiệm vai trò lãnh đạo tại nhiều doanh nghiệp khác nhau.

Bà Thảo hiện là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet Air.

Theo báo cáo tài chính năm 2017, thù lao và lương chi cho Thành viên HĐQT, Ban Giám đốc và BKS là gần 16 tỉ đồng. Với 17 người trong Thành viên HĐQT, Ban Giám đốc và Ban kiểm soát, trung bình mỗi người sẽ nhận được gần 1 tỉ đồng/năm.

ba nguyen thi phuong thao la nguoi duoc tra luong cao nhat trong nhung ti phu usd viet

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là người được trả lương cao nhất trong những tỉ phú USD Việt

Năm 2018, số tiền thù lao và lương chi cho Thành viên HĐQT, Ban giám đốc và Ban kiểm soát là 31 tỉ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2017.

Ngoài Vietjet, bà Thảo còn đang là Phó Chủ tịch HĐQT tại HDBank. Theo báo cáo tài chính 2018 của ngân hàng này, các thành viên lãnh đạo trong HĐQT, BKS và Ban tổng giám đốc được chi trả tổng cộng 54 tỉ đồng thù lao, tương đương. Như vậy, trung bình mỗi người sẽ nhận khoảng 2,6 tỉ đồng thù lao.

Tổng cộng thu nhập từ việc làm lãnh đạo 2 công ty trên, bà Thảo được trả gần 5,9 tỉ đồng thù lao và lương trong năm qua.

Theo báo cáo thường niên năm 2017 của Tập đoàn Vingroup, số lượng thành viên của Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát (BKS) là 9 thành viên HĐQT và 3 thành viên BKS.

Trong đó, thù lao cho tất cả các thành viên HĐQT tối đa bằng 0,4% lợi nhuận sau thuế năm 2017, thù lao cho tất cả các thành viên BKS bằng 0,1% lợi nhuận sau thuế năm 2017. Như vậy, tổng mức thù lao chi trả cho tất cả các thành viên HĐQT là 12,5 tỉ đồng, tương đương với 0,22% lợi nhuận sau thuế năm 2017. Thù lao của bản BKS là 2 tỉ đồng, tương đương với 0,04% lợi nhuận sau thuế năm 2017.

Vậy, mỗi thành viên HĐQT, trong đó có ông Phạm Nhật Vượng sẽ nhận trung bình gần 1,4 tỉ đồng/năm, tương đương khoảng 116 triệu/tháng.

Năm 2018, Tập đoàn Vingroup tăng quỹ lương thưởng cho các thành viên Hội đồng quản trị và Ban giám đốc công ty lên gần 55,3 tỉ đồng.

Như vậy, với 9 thành viên trong HĐQT và 6 thành viên trong Ban giám đốc, bình quân mỗi thành viên lãnh đạo của Vingroup năm vừa qua nhận được gần 3,7 tỉ đồng thu nhập (gồm lương và thưởng).

Gây tò nhất là hai nhân vật mới trong danh sách tỉ phú USD của Việt Nam là ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Masan và ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Techcombank.

Theo danh sách tỷ phú của tạp chí Forbes, ông Hồ Hùng Anh có tài sản 1,7 tỉ USD, đứng thứ 1.349. Còn ông Nguyễn Đăng Quang sở hữu 1,3 tỉ USD, xếp thứ 1.717.

Theo báo cáo tài chính của Techcombank mới đây tiết lộ mức thù lao mà ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch ngân hàng, nhận được trong năm vừa qua ở mức 2,7 tỉ đồng.

Cùng lúc, báo cáo tài chính của Masan cho biết công ty này đã chi ra tới 149 tỉ đồng để trả thù lao cho Ban quản lý chủ chốt của tập đoàn.

Tỷ phú thứ 5, ông Trần Bá Dương - Công ty Ô tô Trường Hải (Thaco) hiện sở hữu 1,7 tỉ USD, xếp thứ 1.349 thế giới nhưng mức thù lao của ông này vẫn chưa được tiết lộ.

Nguyễn Sinh

Tin cũ hơn
Xem thêm