Asanzo dọa đóng cửa nhà máy, còn Kangaroo đa phần nhập linh kiện Trung Quốc thì sao?

Cập nhật: 06:00 | 28/08/2019 Theo dõi KTCK trên

Cùng một bản chất là nhập linh kiện Trung Quốc sau đó về lắp ráp nhưng các doanh nghiệp lại “mập mờ” ghi nguồn gốc xuất xứ, Asanzo đang phải chịu thiệt hại là mất “80% doanh số”, nguy cơ đóng cửa nhà máy còn Kangaroo thì vẫn “tung tẩy”  trên thị trường như không hề có chuyện gì xảy ra.

Asanzo buộc sa thải 2.000 công nhân sau ngày 30/8?

Nhiều đồn đoán về việc ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo vừa có thư kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ cùng các cơ quan ban ngành liên quan đến việc chưa có bất kỳ kết luận thanh tra, kiểm tra hoạt động, quản lý, thương hiệu và một số sản phẩm mang thương hiệu Asanzo.

Sẽ là bình thường nếu bức thư kiến nghị chỉ nêu khó khăn doanh nghiệp và lý giải nghi vấn bán hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt.

asanzo doa dong cua nha may con kangaroo da phan nhap linh kien trung quoc thi sao
Ngày mai 30/8, nếu cơ quan chức năng chưa đưa ra kết luận vụ việc Asanzo, ông Phạm Văn Tam có đóng cửa công ty như tuyên bố nói trong thư kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ?

Tuy nhiên, bức thư kiến nghị bắt đầu với việc chỉ trích báo chí, ông chủ Asanzo trách cứ vì nhiều cơ quan quản lý chuyên ngành vào kiểm tra yêu cầu cùng cấp tài liệu liên qua vụ việc.

Đáng nói phần sau bức thư kiến nghị, Asanzo cho rằng sau 2 tháng, Asanzo đã mất hơn 80% doanh số so với bình thường, con số thiệt hại ước tính có thể lên đến hàng ngàn tỉ đồng, thị phần bị sụt giảm một cách đặc biệt nghiêm trọng.

Trong khi đó, công ty này vẫn phải duy trì việc trả lương và chế độ cho 2.000 công nhân viên, tiền kho bãi và nhiều chi phí khác để cố gắng chờ cho đến ngày có kết luận điều tra.

"Trong tình trạng chỉ có chi mà không có thu, công ty chúng tôi lâm vào cảnh kiệt quệ, không còn đủ khả năng tài chính để kéo dài hoạt động công ty, vì thế nếu đến 30/8/2019, nếu không nhận được kết luận theo yêu cầu chủ đạo của Thủ Tướng Chính Phủ, có thể chúng tôi buộc phải cân nhắc xem xét tạm đình chỉ hoạt động, vì không còn khả năng tài chính và vấn đề phá sản là nguy cơ trước mắt đối với công ty", văn bản của Asanzo ghi rõ.

Asanzo cho rằng trong tình trạng chỉ chi không có thu, công ty lâm vào cảnh kiệt quệ, không còn đủ khả năng tài chính để kéo dài hoạt động được nữa, nhiều nhân sự quan trọng của các phòng ban chức năng đã không còn đủ sức khoẻ vì đã làm việc cả ngày lẫn đêm trong suốt 2 tháng qua, trong tình trạng quá áp lực và căng thẳng, còn tinh thần của 2.000 người lao động thì luôn bất an. Chúng tôi không thể lây lất chờ đợi thêm.

“Nếu đến 30/8/2019, không công bố kết luận theo yêu cầu chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ, có thể chúng tôi buộc phải cân nhắc xem xét tạm đình chỉ hoạt động, vì không còn khả năng tài chính và vấn đề phá sản là nguy cơ trước mắt đối với công ty chúng tôi, mặc dù rất xót xa, nhưng chúng tôi buộc phải sa thải lao động hàng loạt", ông Phạm Văn Tam nêu rõ trong đơn kiến nghị.

Nhiều câu hỏi đặt ra về việc tại sao ông chủ Asanzo đưa ra con số 2.000 lao động và phần cuối trong bức thư kiến nghị nói rõ "nếu 30/8 không công bố kết luận... Asanzo sẽ sa thải hàng loạt lao đông".

Kangaroo nhập linh kiện Trung Quốc nhưng vẫn “bình chân như vại”?

Kangaroo thường xuyên có những quảng cáo thổi phồng về chất lượng sản phẩm như: Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam, số 1 ngành hàng gia dụng Việt Nam... Tuy nhiên, đa phần linh kiện đều nhập từ Trung Quốc.

asanzo doa dong cua nha may con kangaroo da phan nhap linh kien trung quoc thi sao

Các sản phẩm được quảng bá nguồn gốc nhập khẩu từ Italia, Hàn Quốc,... song xuất xứ ghi trên sản phẩm các sản phẩm cụ thể lại mập mờ.

Khảo sát của phóng viên tại các siêu thị cho thấy, có nhiều sản phẩm Kangaroo có xuất xứ từ Trung Quốc như Quạt làm mát không khí Kangaroo KG50F15. Vậy nhưng khi tra thông tin sản phẩm này trên website https://kangaroo.vn sản phẩm này được giới thiệu chi tiết về mẫu mã, công dụng, nhưng lại ghi xuất xứ là: Kangaroo (?!).

asanzo doa dong cua nha may con kangaroo da phan nhap linh kien trung quoc thi sao

Cũng trong tình trạng tương tự, nồi lẩu điện đa năng Kangaroo KG269 được trưng bày trên kệ có xuất xứ Trung Quốc nhưng khi tra cứu sản phẩm trên website của Kangaroo lại không hề thấy thông tin xuất xứ từ đâu.

Tại một cửa hàng Kangaroo trên đường Nguyễn Xiển (Thanh Xuân, Hà Nội), bước vào là cả một gian hàng bao gồm nồi cơm điện, bàn là hơi nước, bếp hồng ngoại,... với dòng chữ in trên bao bìa " sản xuất tại Trung Quốc" kèm theo đó là giá cả khác nhau, từ vài trăm nghìn đồng đến vài chục triệu đồng một sản phẩm. Khi được hỏi xuất xứ sản phẩm, nhân viên ở đây cũng tự tin giới thiệu xuất xứ của những sản phẩm này đều từ Trung Quốc.

Chẳng hạn như sản phẩm nồi cơm điện với mã sản phẩm là KG 825, nhìn kỹ phía dưới có dòng thông tin về thiết kế và giám sát chất lượng “KANGAROO AUSTRALIA” và “Đơn vị SX/LR/NK - KANGAROO VIỆT NAM” được in đậm màu đen và phóng to cho dễ đọc. Trong khi, thông tin về nơi sản xuất của nhãn hàng lại chỉ là dòng chữ bé tý khó nhận biết là L.J.RAPPLIANCE CO.,LTD. Lianjiang, Guangdong, China.

Không những chỉ một sản phẩm mà hầu hết các sản phẩm khác của Tập đoàn Kangaroo đều như vậy. Những thông tin quan trong đều khó đọc vì được in với dòng chữ rất bé còn viết bằng tiếng Anh nên khách hàng rất khó phát hiện.

asanzo doa dong cua nha may con kangaroo da phan nhap linh kien trung quoc thi sao

Thực sự, nếu như không tìm hiểu kỹ thì người tiêu dùng rất dễ nhầm lẫn. Bởi Kangaroo vẫn khiến họ lầm tưởng rằng sản phẩm này sẽ đến từ Úc (Australia), Italia, Hàn Quốc... hoặc một dây chuyền công nghệ nào đó của Australia,...

Khảo sát các siêu thị trên địa bàn Hà Nội, các sản phẩm của Kangaroo được bày bán khá phổ biến, nhiều người tiêu dùng vẫn lầm tưởng đó làm sản phẩm của Úc (Australia) hoặc Việt Nam. Chỉ đến khi xem kỹ nhãn hàng, người dùng mới biết đó là sản phẩm có nguồn gốc Trung Quốc và được nhập khẩu, láp ráp, gia công tại Việt Nam.

Đơn cử như sản phẩm đèn Led chống cận thị Kangaroo, sản phẩm được láp ráp tại Việt Nam, còn sản xuất ở Trung Quốc (Ningbo, China). Còn với sản phẩm máy lọc nước, đơn vị sản xuất được Kangaroo ghi tại Đài Loan, Trung Quốc.

Mạnh mẽ với sologan "Tập đoàn gia dụng hàng đầu Việt Nam" nhưng Kangaroo thực sự chưa xứng tầm với phương châm kinh doanh này, bởi sản phẩm mà doanh nghiệp đang bán cho người tiêu dùng lại là hàng xuất xứ từ Trung Quốc, điều này đi ngược với khẩu hiệu "người Việt dùng hàng Việt".

Rõ ràng, Kangaroo cũng đang mập mờ về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, quảng cáo thì liên tục “nổ” sản phẩm hàng đầu Việt Nam, người tiêu dùng dễ dàng bị doanh nghiệp này “qua mặt”, "lừa dối".

Trong khi đó, cùng một bản chất, Asanzo đang phải chịu “thảm cảnh” bi đát là đóng cửa nhà máy, 2.000 công nhân có nguy cơ mất việc, còn Kangaroo vẫn “tung tẩy”, náo loạn trên thị trường tiêu dùng.

Minh Tâm

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm