Aqua One và CTCP Nước mặt sông Đuống đầu tư thêm dự án nước sạch nghìn tỷ tại Hà Nội

Cập nhật: 11:03 | 19/11/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - UBND TP. Hà Nội vừa quyết định giao cho liên danh Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống - Công ty Aqua One triển khai dự án nước sạch Xuân Mai với tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng, nhằm cung cấp nước sạch cho cho gần 50 xã thuộc huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức...

aqua one va ctcp nuoc mat song duong dau tu them du an nuoc sach nghin ty tai ha noi

Tin tức đầu tư dự án hạ tầng giao thông mới nhất ngày 19/11

aqua one va ctcp nuoc mat song duong dau tu them du an nuoc sach nghin ty tai ha noi

Hà Nội: Danh sách 16 dự án người nước ngoài được mua

Lãnh đạo TP. Hà Nội cho biết, để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch cho người dân trên địa bàn huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, UBND thành phố đã phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng phát triển mạng lưới phân phối nước sạch cho các xã thuộc huyện Thường Tín, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai cho liên danh Công ty Cổ phần nước Aqua One và Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống (Công ty TNHH hai thành viên phân phối nước sạch huyện Thường Tín, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai) triển khai thực hiện.

aqua one va ctcp nuoc mat song duong dau tu them du an nuoc sach nghin ty tai ha noi
Nhà máy Nước mặt sông Đuống được đầu tư xây dựng theo quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Theo đó, sẽ xây dựng mới hệ thống cấp nước hoàn chỉnh cho 27 xã thuộc huyện Ứng Hòa chưa có hệ thống cấp nước gồm các xã: Cao Thành, Đại Cường, Đại Hùng, Đội Bình, Đông Lỗ, Đồng Tiến, Đồng Tân, Hoa Sơn, Hòa Lâm, Hòa Nam, Hòa Phú, Hòa Xá, Hồng Quang, Kim Đường, Lưu Hoàng, Minh Đức, Phù Lưu, Phương Tú, Sơn Công, Tảo Dương Văn, Trầm Lộng, Trung Tú, Liên Bạt, Trường Thịnh, Vạn Thái, Viên An, Viên Nội.

Bên cạnh đó, triển khai thực hiện dự án xây dựng mới hệ thống cấp nước hoàn chỉnh cho 20 xã chưa có hệ thống cấp nước của huyện Mỹ Đức gồm các xã: An Mỹ, An Phú, An Tiến, Bột Xuyên, Đại Hưng, Đốc Tín, Đồng Tâm, Hồng Sơn, Hợp Thanh, Hợp Tiến, Hùng Tiến, Lê Thanh, Mỹ Thành, Phù Lưu Tế, Phúc Lâm, Phùng Xá, Thượng Lâm, Tuy Lai, Vạn Kim, Xuy Xá.

“Hiện nay thành phố đã giao Công ty Aqua One triển khai dự án nhà máy nước Xuân Mai, giai đoạn trước mắt sử dụng nguồn nước mặt sông Đuống, thông qua tuyến truyền dẫn trên đường trục phát triển kinh tế phía Nam và đường 21B để kết nối hệ thống cấp nước bổ sung nguồn cấp cho huyện Ứng Hòa và khu vực dự kiến triển khai trong năm 2019", văn bản của Hà Nội nêu.

Được biết, Nhà máy nước mặt Xuân Mai là Nhà máy có quy mô cấp nước vùng, với công suất 600.000 m3/ngày đêm; Tổng công suất dự kiến: 900.000 m3/ngày đêm. Dự án có tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2017 - 2020.

aqua one va ctcp nuoc mat song duong dau tu them du an nuoc sach nghin ty tai ha noi
Bà Đỗ Thị Kim Liên

Được biết bà Đỗ Thị Kim Liên chính là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Aqua One, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống.

Những ngày gần đây, câu chuyện “lùm xùm” về Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống đã hâm nóng dư luận, đặc biệt là về giá nước.

Mới đây, tại cuộc giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội diễn ra chiều ngày 12/11, trả lời câu hỏi liên quan đến "mức giá tạm tính của Nhà máy nước mặt sô, ông Nguyễn Việt Hà – Giám đốc Sở Tài chính TP. Hà Nội đã khẳng định, việc xác định giá 10.246 đồng/m3 nước sạch là dựa trên nguyên tắc ước tính phần hao phí, căn cứ vào tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật về nước sạch do Bộ Xây dựng ban hành.

Từ năm 2017, UBND TP. Hà Nội chấp thuận giá bán nước sạch tối đa nhà máy nước sông Đuống là 10.246 đồng/m3, lộ trình tăng giá tối đa 7%/năm.

Lúc đó, dự án nước sạch sông Đuống đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, trong khi để tính đúng, tính đủ giá nước thì phải đến khi dự án phải đi vào hoạt động, được quyết toán. Do vậy, việc xác định giá 10.246 đồng/m3 nước sạch là dựa trên nguyên tắc ước tính phần hao phí, căn cứ vào tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật về nước sạch do Bộ Xây dựng ban hành.

Liên quan đến câu hỏi tại sao lại có sự chênh lệch lớn về giá bán nước của các nhà máy trên địa bàn Hà Nội, ông Hà trả lời vì công nghệ nhà máy khác nhau dẫn đến suất đầu tư khác nhau. Nhà máy sông Đà đưa vào khai thác 2009, chi phí đầu tư 1.555 tỷ, còn nhà máy nước mặt sông Đuống có chi phí đầu tư 4.998 tỷ đồng. Suất đầu tư khác nhau, chất lượng nước thô đưa vào sản xuất nước sạch của hai nhà máy khác nhau nên chi phí sản xuất khác nhau.

Bên cạnh đó, chi phí khấu hao nước mặt sông Đuống khoảng 2.100 đồng/m3; chi phí xử lý bùn thải nhà máy Sông Đuống cũng lớn hơn Sông Đà.

Chi tiết xem tại đây..

aqua one va ctcp nuoc mat song duong dau tu them du an nuoc sach nghin ty tai ha noi Việt Nam coi trọng quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng với Nhật Bản

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam coi trọng mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt ...

aqua one va ctcp nuoc mat song duong dau tu them du an nuoc sach nghin ty tai ha noi Xây dựng mục tiêu phát triển trong thời kỳ chiến lược 2021 - 2030

TBCKVN - Mới đây, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã diễn ra Hội thảo Các quan điểm và mục tiêu phát ...

aqua one va ctcp nuoc mat song duong dau tu them du an nuoc sach nghin ty tai ha noi Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Giao thông vận tải ASEAN

Sáng 14/11, Hội nghị Bộ trưởng GTVT các nước ASEAN lần thứ 25 (25th ATM) và các hội nghị liên quan với các đối tác ...

Quốc Trung