Agriseco điểm mặt 5 cổ phiếu tiềm năng cho tháng 2

Cập nhật: 11:30 | 07/02/2023 Theo dõi KTCK trên

Báo cáo cập nhật mới đây của Chứng khoán Agribank (Agriseco) gợi ý 5 cổ phiếu đầu tư trong tháng 2, với các tiêu chí lựa chọn là cổ phiếu của doanh nghiệp đầu ngành, tài chính lành mạnh, kết quả kinh doanh quý I/2023 dự kiến tốt hoặc có câu chuyện tăng trưởng giai đoạn tới và đang có mức định giá không đắt đỏ.

BMP

Agriseco kỳ vọng lợi nhuận sau thuế tiếp tục tăng trưởng trong các quý tới. Nguyên liệu đầu vào chính cho hoạt động sản xuất nhựa của BMP là hạt nhựa PVC (chiếm tỷ trọng khoảng 70%). Hiện tại, giá hạt nhựa PVC vẫn trong xu hướng giảm kể từ giữa năm 2022 và đang ở mức thấp hơn 30% so với cùng kỳ. Điều này sẽ giúp BMP tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan trong quý I/2023.

Agriseco điểm mặt 5 cổ phiếu tiềm năng cho tháng 2

BMP có lợi thế về nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào khi cổ đông lớn nước ngoài là Tập đoàn SCG sở hữu Tổ hợp Hóa dầu Long Sơ dự kiến đi vào hoạt động năm 2023 có khả năng cung cấp nguyên liệu cho sản xuất hạt nhựa PVC, giúp Nhựa Bình Minh hưởng nhiều ưu đãi về giá. Trong khi đó các doanh nghiệp khác trong ngành thường phải phụ thuộc vào nhập khẩu, có nhiều rủi ro về biến động giá hàng hóa và tỷ giá.

Nhóm phân tích của Agriseco cũng đánh giá BMP có sức khỏe tài chính tốt, dòng tiền kinh doanh ổn định. Agriseco Research dự báo doanh nghiệp sẽ tiếp tục duy trì chính sách cổ tức tiền mặt khoảng 5.000 – 7.000 đồng/cp cho năm 2023, tương ứng lợi suất cổ tức khoảng 10%.

FPT

Agriseco kỳ vọng kết quả kinh doanh năm 2023 của FPT có thể duy trì đà tăng trưởng hai chữ số.

Mặt khác, FPT có vị thế đầu ngành với tình hình tài chính lành mạnh giảm rủi ro trước biến động thị trường. FPT là cổ phiếu đầu ngành công nghệ với tỷ lệ sở hữu của khối ngoại tối đa trong nhiều năm. Đây là cổ phiếu ổn định với giá cổ phiếu tăng trưởng bình quân 16%/năm trong 5 năm gần đây. Đồng thời hệ số beta ở mức khoảng 0,6 - 0,7 lần cho thấy khả năng chống chịu tốt trước biến động của thị trường.

Về tài chính, FPT duy trì tỷ lệ trả cổ tức tiền mặt và cổ phiếu đều đặn, tình hình tài chính lành mạnh tỷ lệ tiền mặt ròng cao hơn 20.000 tỷ đồng, hệ số vay nợ giảm từ 0,94 xuống 0,49 lần.

GMD

Nhóm phân tích kỳ vọng GMD có thể ghi nhận lợi nhuận lợi nhuận đột biến từ thoái vốn cảng Nam Hải Đình Vũ trong năm 2023 (dự báo giá trị chuyển nhượng khoảng 2.000 - 2.500 tỷ đồng). Thương vụ bán cảng này được kỳ vọng sẽ giúp hỗ trợ lợi nhuận cho GMD trong bối cảnh năm 2023 được dự báo nhiều khó khăn, đồng thời tăng thêm nguồn lực đầu tư các dự án trong tương lai...

Cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 2 kỳ vọng đạt hiệu suất cao sau khi vận hành, nhờ tiếp nhận một lượng khách sau khi chuyển nhượng cảng Nam Hải Đình Vũ. Gemadept tự tin với việc có thể đạt hiệu suất cao và thậm chí có lãi ngay trong năm đầu tiên đi vào hoạt động. Nếu thuận lợi, cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 3 có thể được triển khai sau giai đoạn 2 giúp Nam Đình Vũ trở thành cảng lớn nhất phía Bắc.

POW

Những nhân tố hỗ trợ cho tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:

(1) Điều kiện thời tiết thuận lợi cho tăng trưởng sản lượng huy động và giá phát điện trong năm 2023.

(2) Kỳ vọng tái vận hành tổ máy số 1 của dự án Vũng Áng 1.

(3) Định giá rẻ so với tiềm năng doanh nghiệp. P/B của POW hiện ở mức 0,8x lần, là mức định giá tương đối thấp so với bình quân 5 năm (trên 1,1x lần) và cơ hội tăng trưởng sản lượng huy động và lợi nhuận trong năm 2023.

STB

Quá trình xử lý nợ tại VAMC dự kiến sắp hoàn tất. Trong năm 2022, STB đã trích lập dự phòng cho trái phiếu VAMC lên tới 8.573 tỷ đồng, khiến số dư nợ ròng VAMC cuối năm chỉ còn khoảng 6.919 tỷ đồng, giảm mạnh từ mức quanh 41 nghìn tỷ đồng từ cuối quý I/2018. Điều này sẽ giúp ngân hàng giảm tải áp lực trích lập dự phòng cho khoản này trong các năm sau.

Bên cạnh đó, các khoản lãi và phí phải thu giảm mạnh. Cuối năm 2022, con số này đã giảm xuống còn 5.079 tỷ đồng, giảm 49%yoy và giảm mạnh từ mức 17.499 tỷ đồng cuối năm 2020. Điều này sẽ giúp ngân hàng không còn phải ghi nhận giảm trừ doanh thu từ lãi trong các năm sau, thúc đẩy NIM, gia tăng thu nhập lãi thuần.

Theo thống kê, từ đầu năm 2023 tới nay, STB là cổ phiếu ngân hàng được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với giá trị trên 500 tỷ đồng. Điều này sẽ hỗ trợ tạo dư địa cho đà tăng giá cổ phiếu thời gian tới.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Thị trường chứng khoán ngày 7/2/2023: Thông tin trước giờ mở cửa

Phiên giao dịch ngày 6/2, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.089,29 điểm; AMD ký được hợp đồng kiểm toán; Vietnam Airlines muốn bán công ty ...

Nhà đầu tư cá nhân bán ròng hơn 311 tỷ đồng phiên 6/2, tâm điểm xả cổ phiếu STB

Phiên giao dịch ngày 6/2, nhà đầu tư cá nhân bán ròng 311,5 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 299,1 tỷ ...

Tin tức chứng khoán 9h00' hôm nay 7/2/2023: CDP, ACB, CMX, ELC, MAC

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam cập nhật và gửi đến quý độc giả những tin tức chứng khoán mới nhất ...

Anh Khôi