ACV sẽ hoàn thành sân bay Long Thành trước 2 tháng so với kế hoạch

Cập nhật: 09:49 | 04/03/2024 Theo dõi KTCK trên

Đây là thông tin được Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) Lại Xuân Thanh chia sẻ tại cuộc gặp mặt đầu xuân các doanh nghiệp Nhà nước tiêu biểu sáng 3/3.

Báo cáo tại hội nghị Thường trực Chính phủ gặp mặt đầu xuân các doanh nghiệp Nhà nước tiêu biểu ngày 03/03, ông Lại Xuân Thanh - Chủ tịch HĐQT ACV cho biết, trong 2 tháng đầu năm phục vụ Tết, sản lượng khách quốc tế tiếp tục tăng 44%. Như vậy, thị trường khách quốc tế đã tăng trở lại như cùng kỳ của Tết năm 2020. Doanh thu, lợi nhuận của Tổng Công ty cũng đều tăng và vượt kế hoạch.

ACV sẽ hoàn thành sân bay Long Thành trước 2 tháng so với kế hoạch
Doanh thu, lợi nhuận của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam cũng đều tăng và vượt kế hoạch.

Các thị trường Australia, Mỹ, Bắc Á, Đông Nam Á đều có sự tăng trưởng. Đặc biệt, các cảng hàng không quốc tế có sự tăng trưởng rất lớn, ví dụ Phú Quốc tăng đến 282%, Cam Ranh 184%, Phú Bài 100%, Nội Bài, Đà Nẵng tăng từ 35-45%.

Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ phục vụ Tết được nâng cao, các chuyến bay đêm được tăng cường, đưa các công nghệ mới vào hệ điều hành bay tại các cảng hàng không. Đặc biệt, thực hiện nghiêm Công điện của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm thu phí tự động không dừng, Tổng Công ty đã tổ chức thành công việc đấu thầu để lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ.

Về đầu tư xây dựng cơ bản, ACV tiếp tục bảo đảm tiến độ, chất lượng của các dự án trọng điểm. Tổng công ty đã được Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt 3 đề án quan trọng là chiến lược phát triển, tái cơ cấu, đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn. Hiện nay, ACV đang triển khai đồng loạt các dự án với tổng mức đầu tư là 138,000 tỷ đồng trên tổng số 165,000 tỷ đồng của cả giai đoạn 2021-2025, bảo đảm thực hiện kế hoạch trung hạn.

Ngoài các dự án trọng điểm thì có cả các dự án mà Thủ tướng Chính phủ mới chỉ đạo, và Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã thông qua, đưa vào kế hoạch trung hạn, ví dụ như Đồng Hới, Tuy Hòa… Như vậy, đến năm 2025, 2026, tổng công suất sẽ lên hơn 150 triệu hành khách/năm, do đó tổng tài sản của Tổng công ty cũng sẽ lên đến khoảng 115,000 tỷ đồng, so với 45,000 tỷ đồng của năm 2016 khi thực hiện cổ phần hóa.

Về các dự án, ACV quyết tâm thực hiện theo đúng chỉ đạo Chính phủ, Dự án trọng điểm Tân Sơn Nhất sẽ về đích trước 2 tháng để kịp kỷ niệm nhân dịp Ngày Giải phóng miền Nam (30/4), hay Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Tổng Công ty cũng sẽ phấn đấu về đích tối thiểu trước 2 tháng.

Để sớm đạt được các mục tiêu đã đề ra, ACV kiến nghị sớm phê duyệt tăng vốn bằng nguồn lợi nhuận để lại của Tổng công ty, tiến tới tăng vốn bằng khu bay để giảm gánh nặng ngân sách nhà nước vào đầu tư nâng cấp sửa chữa các khu bay, giảm sự chủ động cho doanh nghiệp cảng trong việc đầu tư phát triển.

ACV kiến nghị thông qua cơ chế chung về giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh quy hoạch chi tiết các cảng hàng không. Đồng thời, sớm phê duyệt triển khai đề án xã hội hóa. Bộ Giao thông vận tải trình, báo cáo để huy động khối tư nhân cùng ACV trong việc đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng cảng hàng không.

Điểm lại về tình hình kinh doanh của ACV, tại báo cáo tài chính quý IV/2023, Doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần tăng 24% so với cùng kỳ lên 5.047 tỷ đồng. Trong đó mảng cung cấp dịch vụ hàng không đem về gần 4.068 tỷ đồng, chiếm 80% doanh thu thuần và tăng 20%. Mảng dịch vụ phi hàng không và bán hàng lần lượt chiếm 14% và 6%. Lợi nhuận gộp đạt 2.696 tỷ, tăng 43%. Biên lãi gộp cải thiện lên 53,4% trong quý IV/2023.

Khấu trừ chi phí, ACV báo lãi sau thuế đạt 1.565 tỷ đồng, tăng 24% so vời cùng kỳ năm 2022. Cả năm, ACV đem về 20.032 tỷ đồng doanh thu thuần, lãi sau thuế đạt 8.572 tỷ đồng, tăng lần lượt 45% và 18% so với năm 2022.

Kết quả của ACV đặt trong bối cảnh ngành hành không đã hồi phục sau đại dịch. Năm qua, tổng hành khách đạt 113,5 triệu khách, tăng 15% so với năm 2022. Trong đó khách quốc tế đạt 32,6 triệu khách, tăng 173%. Tổng hàng hóa bưu kiện thông qua đạt hơn 1,2 triệu tấn. Tổng hạ cất cánh đạt 710.000 lượt chuyến.

Trong hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hàng không, ACV được chọn làm chủ đầu tư của nhiều dự án, công trình trọng điểm, phát triển kết cấu hạ tầng hàng không. Tổng mức đầu tư các dự án đang triển khai 133.264 tỷ đồng.

Cuối năm 2023, tổng tài sản của ACV trên 67.129 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu năm. Mức tăng chính đến từ các khoản phải thu ngắn hạn và chi phí xây dựng cơ bản dở dang.

Cũng tại thời điểm cuối năm, các khoản phải thu ngắn hạn gần gấp đôi đầu năm, ở mức 12.771 tỷ đồng, trong đó phải thu từ hãng Vietjet là 2.981 tỷ, Bamboo Airways là 2.132 tỷ và Vietnam Airlines là 1.831 tỷ đồng.

Ngoài ra, việc thực hiện các dự án trọng điểm của ngành hàng không cũng khiến chi phí xây dựng cơ bản dở dang của ACV tăng 65% so với đầu năm lên 7.852 tỷ, tập trung chủ yếu vào hai dự án sân bay Long Thành và nhà ga hành khách T3 Tân Sơn Nhất. So với cuối quý III, khoản mục này tăng thêm 1.000 tỷ đồng.

Khối ngoại "quay xe" chấm dứt chuỗi bán 20 phiên liên tiếp, đâu là cổ phiếu tâm điểm?

Đóng cửa phiên 27/12, khối ngoại đã chấm dứt bán ròng trên thị trường chứng khoán với tổng giá trị mua ròng đạt 103 tỷ ...

Mặc cho HOSE và HNX bị bán ròng hàng trăm tỷ đồng, khối ngoại vẫn gom ròng mạnh trên UPCom

Đóng cửa phiên giao dịch 16/02, khối ngoại tiếp tục bán ròng trên toàn thị trường hàng trăm tỷ đồng. Đáng chú ý, mặc dù ...

Hãng bay nợ tiền dịch vụ, ACV tính phương án khởi kiện

Tính đến cuối năm 2023, ACV đã phải trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi gần 3.600 tỷ đồng từ các hãng ...

Tiểu Vy