ACV bão lãi kỷ lục nhờ chênh lệch tỷ giá

Cập nhật: 15:51 | 01/08/2022 Theo dõi KTCK trên

Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (UPCoM - Mã: ACV) báo lãi quý II/2022 nhiều hơn cả hai năm 2020 và 2021 cộng lại. Sau 2 quý ACV đã hoàn thành 44,3% kế hoạch doanh thu và 91,7% chỉ tiêu lợi nhuận năm.

Được biết, ACV đang quản lý 22 sân bay trên địa bàn cả nước, bao gồm những nút giao thông trọng yếu như cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, …

Vừa qua, AVC công bố kết quả kinh doanh quý II với doanh thu thuần 3.429 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ 2021. Trong đó, doanh thu cung cấp dịch vụ hàng không đạt 3.265 tỷ đồng, tăng 123%, doanh thu bán hàng là 163,8 tỷ đồng, gấp 2,7 lần. Giá vốn hàng bán tăng ít hơn 20,7% lên 1.807 tỷ đồng, giúp biên lãi gộp cải thiện từ 0,01% lên 47,3%.

ACV bão lãi kỷ lục nhờ chênh lệch tỷ giá
ACV bão lãi kỷ lục nhờ chênh lệch tỷ giá

Doanh thu tài chính của ACV đạt 1.906 tỷ đồng, gấp 2 lần so với quý II/2021 nhờ khoản lãi chênh lệch tỷ giá tăng. Trong kỳ, đơn vị này lãi ròng khoảng 1.470 nhờ sự chênh lệch của tỷ giá. Chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm trong khi chi phí bán hàng tăng.

Tại đại hội cổ đông năm nay, Tổng giám đốc ACV Vũ Thế Phiệt cho biết, bên cạnh việc thắt chặt chi phí của ACV, yếu tố đóng góp cho sự tăng trưởng mạnh của lợi nhuận còn đến từ chênh lệch tỷ giá. Hiện nay các khoản vay của tổng công ty chủ yếu bằng đồng yên Nhật. Tại thời điểm cuối quý II, 1 đồng yên Nhật đổi được 165,7 đồng VND, giảm 9,1% so với thời điểm đầu tháng 4.

Sau khi trừ đi các khoản chi phí, ACV ghi nhận lãi sau thuế 2.598 tỷ đồng, mức cao chưa từng thấy trong lịch sử và lớn hơn tổng lợi nhuận trong hai năm 2020 và 2021 cộng lại. Lưu ý rằng lãi sau thuế của ACV lớn hơn cả lợi nhuận gộp (2.598 tỷ > 1.622 tỷ) chủ yếu là do doanh thu hoạt động tài chính lớn. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 2.597 tỷ đồng, mức cao kỷ lục. EPS được cải thiện từ 113 đồng lên 1.091 đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của ACV đạt 5.563 tỷ đồng, tăng 61,5% so với nửa đầu năm 2021. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 3.472 tỷ đồng, gấp 2,9 lần so với cùng kỳ. Trong nửa đầu năm, khoản lãi ròng nhờ chênh lệch tỷ giá là khoảng 1.700 tỷ đồng, tăng 95,8% so với 6 tháng đầu năm ngoái.

Năm 2022, ACV lên kế hoạch kinh doanh với doanh thu 12.566 tỷ đồng, lãi trước thuế 4.696 tỷ đồng, lần lượt gấp thực hiện năm trước 2,6 và 4,8 lần. Như vậy, sau 2 quý doanh nghiệp đã hoàn thành 44,3% kế hoạch doanh thu và 91,7% chỉ tiêu lợi nhuận.

Tại ngày 30/6, tổng tài sản của công ty đạt 55.882 tỷ đồng, tăng 1,7% so với số đầu năm. Trong đó, khoản đầu tư tài chính nắm giữ đến ngày đáo hạn là 31.421 tỷ đồng, giảm 4%. Tài sản cố định đạt mức 12.253 tỷ đồng, đi ngang so với đầu năm. Đặc biệt, tổng số nợ xấu của doanh nghiệp là 2.039 tỷ đồng.

Cuối tháng 6, nợ vay tài chính của ACV ở mức 12.007 tỷ đồng, giảm giảm 13,8% so với đầu năm trong đó 97,4% là nợ dài hạn. Hiện công ty đang vay bằng đồng Yên Nhật là chủ yếu để thực hiện xây dựng và mở rộng các sân bay. Vốn chủ sở hữu đạt 40.641 tỷ đồng, tăng 8% nhờ khoản khởi lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng.

Trong khi ACV đang lãi kỷ lục thì Vietnam Airlines (HVN) vẫn lỗ 2.570 tỷ đồng. Trong quý 2, doanh thu của HVN tăng mạnh 178% đạt 18.324 tỷ đồng, chủ yếu do doanh thu cung cấp dịch vụ tăng 190% trong đó doanh thu nội địa tăng 252% và doanh thu quốc tế tăng 1.039% so với cùng kỳ do thị trường phục hồi mạnh mẽ sau khi Chính phủ thực hiện chính sách mở cửa.

Tổng chi phí quý 2 của HVN tăng 75%, tương đương tăng 6.399 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí nhiên liệu tăng. Tuy HVN vẫn lỗ 2.570 tỷ nhưng mức lỗ đã giảm 1.879 tỷ đồng, tương đương giảm 42% cùng kỳ, bên cạnh hoạt động chính phục hồi, các công ty con như Skypec, Vaeco, Viags,... đều kinh doanh có lãi.

Luỹ kế 6 tháng, HVN đạt doanh thu 29.944 tỷ đồng, tăng 19% và lỗ ròng 5.183 tỷ đồng, giảm lỗ 39% so với cùng kỳ.

Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên 1/8, cổ phiếu ACV tăng 2,32% lên mức 88.200 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt 54.124 đơn vị.

Diễn biến giá cổ phiếu LDG thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)
Diễn biến giá cổ phiếu ACV thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

4 hãng hàng không lớn nợ ACV gần 4.000 tỷ đồng

Tại ngày 30/6/2022, ACV đang ghi nhận khoản mục phải thu ngắn hạn từ các khách hàng trị giá 4.438 tỷ đồng, tăng 63,5% so với ngày đầu năm. Trong đó, 4 hãng hàng không lớn nhất Việt Nam cũng là những cái tên nợ ACV nhiều nhất với tổng giá trị 3.850 tỷ. Cụ thể: Vietnam Airlines (HVN) nợ 918 tỷ, Vietjet Air (VJC) nợ 1.443 tỷ, Bamboo Airways nợ 1.003 tỷ, và Pacific Airlines nợ 487 tỷ.

Các hãng bay là khách hàng quan trọng sử dụng dịch vụ của ACV tại các cảng hàng không nên việc các bên có dư nợ với nhau không phải là điều bất ngờ.

Trong nửa đầu năm nay, ngành hàng không bắt đầu hồi phục mạnh mẽ sau thời gian dài phải “ngủ đông” vì COVID. Lưu lượng hành khách qua các cảng hàng không tăng thêm đồng nghĩa nguồn thu của ACV cũng đi lên và quy mô giao dịch làm ăn giữa ACV và các hãng bay cũng lớn hơn.

Cục Hàng không Việt Nam cho biết tổng thị trường vận tải hành khách 6 tháng đầu năm đạt 23,3 triệu lượt, tăng 74% so với cùng kỳ năm 2021 và bằng 60% cùng kỳ 2019. Trong đó, thị trường nội địa đạt 20,8 triệu lượt khách, tăng 58% so cùng kỳ 2021 và tăng 12% so cùng kỳ năm 2019.

Tổng số chuyến bay của các hãng hàng không Việt trong nửa đầu năm nay là 143.141 chuyến, tuy còn kém mức trước dịch nhưng đã cao hơn 43,5% so với 6 tháng đầu năm ngoái. Tất cả 6 hãng hàng không đều thực hiện nhiều chuyến bay hơn và có tốc độ tăng trưởng hai chữ số.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Giá vốn tăng cao khiến lợi nhuận Thép Nam Kim sụt giảm 76% trong quý II

Thép Nam Kim vừa công bố BCTC hợp nhất quý II với lợi nhuận giảm mạnh. Doanh nghiệp cho biết, lợi nhuận trong kỳ sụt ...

Đầu tư cổ phiếu HPG "không hòa cũng chẳng phát", Quỹ ngoại "ngậm ngùi" rút vốn

Cuối năm ngoái, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát vẫn là chủ lực trong danh mục của VEIL Dragon Capital với tỷ trọng ...

Hậu án phạt khai sai thuế, cổ phiếu ITC (Intresco) bất ngờ trở nên "hot"

Ngày 29/06, CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà (Intresco, HOSE - Mã: ITC) công bố quyết định của Cục Thuế TPHCM về việc xử ...

Khánh Vân

Tin cũ hơn
Xem thêm