ACBS: Thanh khoản hệ thống ngân hàng sẽ cải thiện trong năm 2023

Cập nhật: 10:09 | 15/03/2023 Theo dõi KTCK trên

Trong báo cáo phân tích phát hành gần đây, Chứng khoán ACB (ACBS) cho rằng, Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì chính sách tiền tệ ở mức tương đối thắt chặt trong năm 2023 nhưng sẽ thông qua công cụ lãi suất thay vì hạn chế room tín dụng như năm 2022.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ không thắt chặt hạn mức tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng trong năm 2023 và tình trạng "hết room" tín dụng như trong năm 2022 sẽ ít có khả năng xảy ra. "Nhìn chung, trạng thái thanh khoản năm 2023 sẽ tương đối dồi dào nhưng trên mặt bằng lãi suất ở mức cao", nhóm nghiên cứu đánh giá.

ACBS: Thanh khoản hệ thống ngân hàng sẽ cải thiện trong năm 2023
ACBS kỳ vọng thanh khoản hệ thống ngân hàng sẽ cải thiện trong năm 2023 nhờ dòng vốn quốc tế quay trở lại.

ACBS dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2023 đạt 13-14%, thấp hơn so với mức tăng 14,2% của năm 2022.

Nguyên nhân là do lãi suất cho vay ở mức cao làm giảm nhu cầu đi vay của các khách hàng. Hiệu quả và tính khả thi của các dự án đầu tư bị giảm xuống trong môi trường lãi suất cao. Nhóm phân tích dự báo, lãi suất cho vay sẽ khó hạ thêm do FED dự kiến sẽ phải duy trì lãi suất trên mức 5% trong thời gian dài để kiềm chế lạm phát. Đồng thời, các ngân hàng không hạ chuẩn cho vay trong bối cảnh rủi ro của nền kinh tế gia tăng.

Về huy động, ACBS kỳ vọng tăng trưởng huy động năm 2023 sẽ cải thiện hơn so với năm 2022 và tương đương so với tăng trưởng tín dụng nhờ lãi suất huy động vẫn đang ở mức khá hấp dẫn. Ngoài ra, các khoản tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng TMCP quốc doanh tăng lên cũng góp phần hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.

Định hướng chính sách tài khóa theo hướng mở rộng trong năm 2023 của Chính phủ hứa hẹn cũng sẽ đưa một lượng tiền lớn quay trở lại nền kinh tế và làm tăng vòng quay tiền.

Trên cơ sở đó, ACBS kỳ vọng thanh khoản hệ thống ngân hàng sẽ cải thiện trong năm 2023 nhờ dòng vốn quốc tế quay trở lại hệ thống ngân hàng Việt Nam. Mặc dù lãi suất huy động và lãi suất cho vay đồng VND đã giảm khoảng 0,3-0,5% kể từ đầu năm nhưng vẫn đang ở mức tương đối hấp dẫn so với đồng USD.

Bên cạnh đó, áp lực tỷ giá cũng giảm bớt khi xu hướng đầu cơ USD không còn lớn và đồng USD được dự báo sẽ không tăng quá mạnh như trong năm 2022. Điều này sẽ giúp giảm áp lực tỷ giá đối với đồng VND, tuy nhiên, lãi suất liên ngân hàng vẫn cần duy trì ở mức 6-7% để duy trì chênh lệch lãi suất dương so với đồng USD, qua đó bảo vệ giá trị đồng VND và ổn định thanh khoản hệ thống.

Cổ phiếu ngân hàng đè nặng thị trường, BID giảm 2,6% phiên 14/3

Phiên giao dịch hôm nay (14/3) ghi nhận cổ phiếu ngân hàng diễn biến tiêu cực với 19/27 mã giảm điểm, 4 mã đứng tham ...

VCSC: LienVietPostBank (LPB) có thể lãi 5.100 tỷ đồng trong năm 2023

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) nâng dự báo lợi nhuận sau thuế của LienVietPostBank (LPB) năm 2023 thêm 5,6%, lên ...

Tỷ giá yen Nhật hôm nay 15/3/2023: Giảm mạnh tại ngân hàng

Khảo sát sáng ngày hôm nay (15/3), tỷ giá yen Nhật tại các ngân hàng đồng loạt giảm ở hai chiều mua và bán.

Thiên Ân