5 yếu tố khiến startup thường vấp phải và thất bại

Cập nhật: 07:00 | 29/11/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Các quốc gia đang tích cực thúc đẩy khởi nghiệp và hình dung đây là tương lai của sự tăng trưởng. Tuy nhiên, thực tế là có đến 90% các startup gặp thất bại và có thể biến mất sau 3 đến 5 năm hoạt động.

5 yeu to khien startup thuong vap phai va that bai

Người tiên phong Qũy Đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam là ai?

5 yeu to khien startup thuong vap phai va that bai

Bài học kinh nghiệm khởi nghiệp thành công của Phó Chủ tịch Quỹ Startup Việt Phạm Duy Hiếu

5 yeu to khien startup thuong vap phai va that bai

CEO công nghệ y tế: Các công ty khởi nghiệp nên có nhiều tiền mặt trong tay

Có nhiều yếu tố khiến startup thường vấp phải và thất bại, nhưng nếu ứng dụng công nghệ tốt và hợp lý sẽ thêm khả năng rút ngắn lộ trình đến thành công.

Bên cạnh những thành công, thất bại khi khởi nghiệp cũng là những bài học kinh nghiệm được chia sẻ và đúc kết tại hội thảo trên. Trong đó, yếu tố công nghệ, đặt trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, được nhấn mạnh.

Nhìn nhận về các nguyên nhân thất bại của startup, TS. Đinh Việt Hoà, Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia (VINEN) cho rằng, khởi nghiệp sáng tạo phải dựa trên nền tảng công nghệ, nếu như các doanh nghiệp khởi nghiệp thông thường đã khó, khởi nghiệp sáng tạo còn khó hơn rất nhiều.

Theo ông Hòa, các startup thất bại bởi rất nhiều yếu tố, tựu trung ở ba nguyên nhân chính thường thấy.

Thứ nhất, các dự án khởi nghiệp thường gặp khó khăn bởi vấn đề sản phẩm, các doanh nghiệp chưa tìm ra được hướng đi của thị trường; hay nói cách khác, sản phẩm của người tạo ra chưa đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường, chưa có tiếng nói chung.

Thứ hai là do quản trị tài chính yếu kém, dẫn đến quản trị dòng tiền không tập trung vào đúng thời điểm cần đầu tư, hoặc rất khó khăn về vốn khi cần đầu tư.

Thứ ba, theo TS. Đinh Việt Hoà, các startup thường mắc phải lỗi về hệ thống nhân sự.

Nhìn chung, khởi nghiệp chưa bao giờ là công việc dễ dàng, đôi khi còn mang tới đau khổ.

Kinh doanh là một vùng đất hấp dẫn và thu hút rất nhiều người, bởi rất nhiều lý do. Tuy nhiên, nhiều nhất trong số đó có lẽ là tham vọng “làm giàu”.

5 yeu to khien startup thuong vap phai va that bai
Ảnh minh họa

Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, các doanh nhân thường có xu hướng sống hạnh phúc và kiếm được nhiều tiền hơn khi khởi nghiệp. Một vài câu chuyện startup sau đó bán lại công ty với giá hàng triệu USD càng khiến nhiều người cảm thấy hào hứng.

Có một điều chắc chắn là ai ai cũng muốn khởi nghiệp, sở hữu một doanh nghiệp riêng với tham vọng gia tăng tài khoản ngân hàng của họ một cách nhanh chóng.

Một khi khởi nghiệp thì gặp thất bại là điều không thể tránh khỏi. Ngay từ bước hình thành ý tưởng về sản phẩm, dịch vụ của bạn hãy lập một kế hoạch chi tiết nhất có thể về mọi khía cạnh startup của bạn. Đồng thời nghiên cứu và thử nghiệm nhiều phương án để phòng hoặc đối phó kịp thời các thất bại bất ngờ. Vậy hãy cùng tìm hiểu những lý do khiến các startup thất bại do đâu?

1. Startup thất bại do ngộ nhận nhu cầu thị trường

Thị trường luôn biến đổi liên tục và dù bạn có nghiên cứu, kiểm tra bao nhiêu lần thì cũng không thể ước đoán chính xác nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ của bạn cung cấp.

Thông thường, các doanh nghiệp mới khởi nghiệp thường đánh giá quá cao mức độ yêu thích của thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đó cung cấp. Việc bạn quá đắm đuối với ý tưởng của mình, nghĩ rằng sản phẩm của bạn có thể giải quyết được vấn đề của thế giới mà quên đi việc phải hiểu được “khách hàng tiềm năng của bạn cần gì?”. Sau đó hãy cân nhắc xem bạn đã đủ sẵn sàng để mang sản phẩm, dịch vụ ra thị trường hay chưa. Ngộ nhận về nhu cầu thị trường là vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sống còn của doanh nghiệp, dễ khiến startup thất bại, vì vậy bạn cần tỉnh táo và thận trọng trong từng bước đi.

2. Startup thất bại do mất kiểm soát dòng tiền

Theo Small Business Trends, chỉ 40% startup thực sự có lợi nhuận và 82% công ty nhỏ thất bại do những vấn đề về dòng tiền. Việc kiểm soát dòng tiền là vô cùng khó khăn ngay cả với doanh nghiệp có nguồn tài chính ổn định trong những năm đầu.

Hãy chi tiêu thông minh và tiết kiệm. Đừng lệ thuộc nguồn vốn ban đầu của bạn. Hãy tìm kiếm thêm nhiều nhà đầu tư hoặc tìm thêm các nguồn thu nhập bằng cách thực hiện các dịch vụ liên quan đến sản phẩm của bạn. Từ đó hãy lập một mạng lưới an toàn để bạn có thể tiếp tục hoạt động trong 1 - 2 năm tới bằng cách điều chỉnh chi phí hằng ngày, hàng tuần, hàng tháng.

3. Startup thất bại do áp lực thời gian

Các nhà đầu tư và đối tác đều muốn biết tiến trình sản xuất sản phẩm. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp trẻ đều tập trung hết sức lực với mong muốn đạt được nhiều mục tiêu cùng lúc. Điều này không chỉ đè nặng lên vai chủ doanh nghiệp mà lên toàn công ty. Có nhiều khả năng vì áp lực thời gian mà bạn sẽ đưa ra những quyết định thiếu sáng suốt. Vì vậy, hãy sắp xếp thời gian sao cho hợp lý nhất và có thể tham khảo, xin ý kiến, kinh nghiệm của những người đi trước.

4. Đội ngũ quản lý startup không đủ năng lực

Khi mới bắt đầu khởi nghiệp, sẽ không có một đội ngũ hoàn hảo để hỗ trợ công việc. Thay vào đó sẽ là một nhóm nhỏ, gắn kết cùng nhau đưa công việc đi lên.

Tuy nhiên hãy nhớ, một doanh nghiệp tốt khi lãnh đạo tốt. Không khó để bạn quyết định hợp tác với người quen để trở thành khối quản lý vì họ ủng hộ bạn và giảm thiểu nhiều chi phí. Hãy phân định rõ ràng quan hệ cá nhân và công việc. Bạn có chắc chắn họ có thể hoàn thành công việc tốt, làm thêm giờ mà không phàn nàn, có thể thương lượng được với các đối tác,..? Hãy xem xét các thành viên có đủ năng lực để giúp doanh nghiệp phát triển. Quan trọng là có đảm bảo rằng các đối tác có đáng để bạn tin tưởng hay không.

5. Mô hình doanh nghiệp không phù hợp

Sau tất cả, các startup thất bại vì họ không chọn đúng mô hình doanh nghiệp. Có thể họ biết lấy vốn ở đâu, quản lý thu chi ra sao nhưng họ có thể có quan điểm sai lầm về cách tạo nên doanh thu. Không tạo được doanh thu là làm yếu đi nguồn sống của doanh nghiệp. Hãy chú ý đến cách tạo doanh thu ngay khi xác định được thị trường và xem xét sự duy trì của doanh thu để đảm bảo cho doanh nghiệp tiếp tục hoạt động.

Tuyết Mai