5 Cách quản lý tài chính cá nhân làm thay đổi cuộc đời bạn

Cập nhật: 18:13 | 07/02/2023 Theo dõi KTCK trên

Ai cũng thấy rõ tầm quan trọng của quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, nên bắt đầu với phương pháp nào để quản lý tiền tốt nhất? Dưới đây là gợi ý 5 cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mà bạn nên áp dụng.

Không chi tiêu nhiều hơn số tiền bạn nhận được

Có một quy tắc quản lý tài chính mà bạn có để áp dụng trong cuộc sống của mình đó chính là: Không mua những sản phẩm tiêu sản lớn hơn 10% tổng tài sản đang có. Ví dụ nếu bạn có thu nhập 10 triệu, bạn không nên mua 1 chiếc túi có giá hơn 1 triệu. Bởi vì các sản phẩm tiêu sản là những thứ không mang lại giá trị về lâu dài, mà chỉ có thể giảm đi theo thời gian. Vì vậy chúng ta chỉ nên dùng dưới 10% tổng tài sản đang có, bạn nên để chi phí đó dành chi tiêu cho tài sản có giá trị và mang lại lợi ích lâu dài như: nhà, xe,…

5 Cách quản lý tài chính cá nhân làm thay đổi cuộc đời bạn
Ảnh minh họa.

Nếu thu nhập bạn đang còn ở mức trung bình, bạn hãy cố gắng không chi tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được, để không phải lâm vào hoàn cảnh nợ nần. Chúng ta đừng cố gắng trở nên thật giàu có, mà hãy giàu có thật sự bạn nhé!

Thoát khỏi vòng xoáy nợ nần

Trả tất cả khoản nợ là một quy tắc quản lý tài chính mà bất kì ai cũng nên làm để có một cuộc sống tự do về tài chính. Việc nợ nần khiến bạn áp lực để xoay sở trả tiền. Bởi vậy, nếu muốn tự do, ta phải thoát được nợ thì mới có thể ngẩng cao đầu. Đối với những người không có tâm lý này và coi nợ nần là chuyện bình thường, đương nhiên phải có để làm giàu thì càng đáng ngại hơn. Bởi vì đối với những người này, họ có thể sẵn sàng nhảy vào rủi ro lớn mà không có suy nghĩ, không cẩn trọng tính toán. Có thể bất cứ ai trong chúng ta, đặc biệt là những người làm kinh doanh, đều phải có lúc nợ tiền học, tiền hàng hóa, tiền người thân, tiền khách hàng… nhưng điều khác biệt là tư tưởng, tâm lý, cái nhìn của ta về nợ nần; nếu không cảm thấy sợ nợ nần, rất khó có thể tập trung trả được dứt nợ.

Đầu tư 15% thu nhập vào tài khoản lương hưu tiết kiệm

Phương pháp tiết kiệm 15% thu nhập mỗi tháng hoặc mỗi năm để tiết kiệm cho quỹ lương hưu là phương pháp an toàn giúp bạn tránh được các rủi ro khi về già. Thậm chí còn giúp bạn có một cuộc sống tự do tài chính, có thể nghỉ hưu sớm bất kỳ lúc nào mà không phải lo lắng. Khi về già khoản tiền này sẽ giúp bạn tự do, không phải dựa vào bất kỳ ai, không cần chu cấp từ con cháu,…

Cũng áp dụng quy luật đầu tư như trên, số tiền đầu tư này là ổn định, lâu dài; ta cũng cần tự tạo áp lực cho mình để không rút tiền ra trước khi về hưu dù kẹt tiền đến đâu chăng nữa vì đây là khoản “để dành” cho tương lai.

Lập kế hoạch chi tiêu giúp bạn quản lý tiền bạc dài hạn

Dành một vài tháng để theo dõi tất cả chi tiêu của bạn, để xem tiền của bạn đi đâu. Giữ một cuốn sổ ghi chép trên người để ghi lại các khoản thanh toán bằng tiền mặt, và xem lại bảng sao kê ngân hàng và bảng sao kê thẻ tín dụng cho các chi phí khác. Liệt kê tất cả các mục tiêu của bạn (chẳng hạn như tiết kiệm và đầu tư bao nhiêu mỗi tháng) và ưu tiên tất cả các khoản chi tiêu của bạn. Các danh mục như nhà ở, thực phẩm, tiện ích và tiền tiết kiệm nên được tính trước khi đi du lịch và các chi tiêu tùy ý khác. Bạn hãy lên kế hoạch sau đó dự thảo ngân sách và bám sát nó.

Gia tăng thu nhập bằng nhiều nguồn

Một nguồn thu nhập sẽ giúp bạn tồn tại. Nhưng để sống khỏe và tự do tài chính tốt nhất bạn nên có nguồn thu nhập thứ 2, thứ 3. Có rất nhiều người tự tin suy nghĩ rằng chỉ cần có một công việc với mức lương ổn định là có thể an tâm trong cuộc sống. Tuy nhiên, cuộc đời của mỗi chúng ta sẽ có những biến cố xảy đến bất ngờ không thể lường trước được. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào một nguồn thu nhập sẽ đem đến rất nhiều rủi ro.

Bạn nên học cách kiếm thêm thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, làm nhiều công việc có nghĩa là bạn cần biết cách sắp xếp và cân bằng thời gian hợp lý. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phương pháp kiếm tiền lời nhanh mà không tốn nhiều thời gian. Bạn có thể học cách đầu tư để gia tăng thu nhập mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

3 bước cải thiện “sức khỏe" tài chính cá nhân trong năm 2023

Sức khỏe tài chính, bao gồm lập ngân sách, hiểu tài chính cá nhân của bạn hoặc bắt đầu kế hoạch tiết kiệm mặc dù ...

Những bài học tài chính bạn cần biết trước khi đến tuổi 30

Khi bước vào độ tuổi 30, có thể bạn thấy bản thân vẫn còn trẻ trung và bất khả chiến bại. Tuy nhiên để chuẩn ...

Mục tiêu tài chính, các bước xây dựng mục tiêu tài chính hiệu quả

Để kiểm soát chi tiêu để hướng tới mục tiêu ổn định về tài chính, bạn cần xây dựng một kế hoạch tài chính cá ...

Đan Chi