4 động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2023

Cập nhật: 10:27 | 19/01/2023 Theo dõi KTCK trên

Trong báo cáo triển vọng ngành 2023, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng Việt Nam vẫn có thể coi là nền kinh tế ổn định và còn tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn, bất chấp những yếu tố tiêu cực ngắn hạn về vĩ mô.

Theo VCBS, tăng trưởng kinh tế Việt Nam cho năm 2023 có thể đạt 5,8-6,2%. Báo cáo cũng đề cập đến 4 động lực tăng trưởng năm nay gồm Dịch vụ ăn uống; Dịch vụ du lịch; Công nghệ chế biến chế tạo và Các hiệp định thương mại tự do. Bên cạnh đó, ba rủi ro tiềm ẩn là lạm phát kỳ vọng cao; áp lực từ tỷ giá và lãi suất; yếu tố rủi ro địa chính trị leo thang.

Trong kịch bản cơ sở, VCBS dự báo lạm phát năm 2023 ở mức khoảng 4,5- 5%. Trong đó giai đoạn lạm phát dự báo đỉnh cùng mức tăng cao theo tháng có thể rơi vào giai đoạn Tết Nguyên đán trong quý I.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nguyên nhân chính, theo VCBS, là do cầu tiêu dùng nội địa ghi nhận tiếp tục tăng, đáng kể ở liên quan đến dịch vụ hàng hóa khiến lạm phát cơ bản còn dư địa tăng. Đáng chú ý, đây là chỉ báo quan trọng trong quyết định với chính sách tiền tệ.

Ngoài ra, việc điều chỉnh khung bán lẻ điện để phù hợp với giá cả đầu vào tăng và tăng lương cơ bản và lộ trình cải cách tiền lương cũng là hai yếu tố góp phần làm tăng lạm phát theo tháng trong quý I/2023.

Dù vậy, VCBS nhấn mạnh Chính phủ vẫn có trong tay một số công cụ và thể hiện quyết tâm ổn định mặt bằng giá đặc biệt giá lương thực, thực phẩm và lộ trình điều chỉnh giá của một số mặt hàng, dịch vụ công thiết yếu.

Số liệu lạm phát năm tới được dự báo ở mức cao hơn năm 2022 ở mức đáng kể với lạm phát kỳ vọng cao đặc biệt trong 6 tháng đầu năm.

Trong trường hợp tỷ giá VND giảm giá so với USD trong thời gian dài và vượt kỳ vọng, đi cùng với giải ngân đầu tư công đẩy mạnh, CPI so với cùng kỳ nhiều khả năng duy trì quanh 4,5% trong hầu hết năm, số liệu lạm phát trung bình duy trì trên gần ngưỡng 5 ngay trong các tháng đầu năm, trước khi giảm nhẹ về quanh ngưỡng 4,5%.

Theo đó, mặc dù chỉ tiêu lạm phát đã được điều chỉnh trong năm 2023 lên 4,5%, Ngân hàng Nhà nước vẫn sẽ có ít không gian điều hành đối với chính sách tiền tệ.

Về lãi suất, VCBS cho rằng áp lực tăng lên mặt bằng lãi suất vẫn còn. Nhìn chung, lãi suất - chi phí đầu vào của nền kinh tế tăng là thông tin không tích cực với nền kinh tế. Các chuyên gia tại đây cũng lưu ý, xu hướng này cũng đã đang và sẽ được ghi nhận ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Điểm tích cực là việc Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra thông điệp điều hành về ciệc tiếp tục điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.

Thủ tướng: Khuyến khích hợp tác công - tư, huy động mọi nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông

Ngày 13/1/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của ...

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần qua

Thông tin từ chinhphu.vn, trong tuần làm việc vừa qua (9/1 – 13/1/2023), Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo, điều ...

Thủ tướng Chính phủ phân công nhiệm vụ cho 3 Phó Thủ tướng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15/1/2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính ...

Thu Thủy