4 dấu hiệu cho thấy công việc đang lấy cạn năng lượng của bạn: Đọc ngay để biết nhé!
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn không tốt, hãy điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống và cả trong công việc nhé!
Nhiều người trong chúng ta chắc hẳn đã từng trải qua cảm giác chỉ mới nghĩ đến công việc đã cảm thấy mệt mỏi, chưa kịp nghỉ ngơi đã buồn ngủ, vừa bắt tay vào làm việc đã thấy kiệt sức. Mặc dù cố gắng tự nhủ phải kiên trì nhưng cơ thể lại không thể phối hợp.

Đây được xem là một loại "mệt mỏi tiềm ẩn" đang âm thầm tích tụ mà bạn không hề hay biết, khiến bạn cảm thấy kiệt quệ và không đủ sức làm việc.
"Mệt mỏi" là sự hao tổn năng lượng thực tế của cơ thể, còn "cảm giác mệt mỏi" là tín hiệu mà não bộ gửi tới để cảnh báo bạn về tình trạng này.
Cảm giác mệt mỏi hoạt động như một chỉ báo mức pin: năng lượng càng đầy, cảm giác mệt mỏi càng ít; năng lượng càng cạn, cảm giác mệt mỏi càng nhiều khiến cơ thể sẽ gửi tín hiệu cảnh báo cho não bộ, yêu cầu giảm tải và nhanh chóng "sạc lại".
Thông thường, cảm giác mệt mỏi phản ánh chính xác tình trạng cơ thể. Nhiều người, sau một đêm thức khuya làm việc, thường dùng cà phê hoặc trà sữa để "tỉnh táo". Tuy nhiên, caffeine, nicotine, đường và chất béo cao khiến dopamine tăng nhanh, tạm thời làm não bộ hưng phấn và "chặn" cảm giác mệt mỏi từ cơ thể. Cảm giác mệt mỏi giống như cảm giác đau – nó là tín hiệu bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương.

4 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đã "cạn kiệt" sức khỏe
Não bộ mờ mịt, khó tập trung: Nếu bạn cảm thấy đầu óc chậm chạp, tư duy kém, trí nhớ suy giảm thì đó có thể là dấu hiệu của "não sương mù".
Dễ cáu gắt, nhanh chán nản: Khi cơ thể mệt mỏi, tâm trạng cũng dễ thay đổi. Sự kiên nhẫn và hứng thú với công việc cũng suy giảm.
Ngủ gật bất chợt hay tỉnh giấc lúc nửa đêm: Nếu bạn dễ dàng ngủ gật khi làm việc, đó là dấu hiệu não bộ đang yêu cầu cơ thể nghỉ ngơi.
Hôi miệng, cơ thể có mùi, nổi mụn, herpes tái phát: Mệt mỏi kéo dài làm chậm quá trình trao đổi chất đồng thời gây hôi miệng và mùi cơ thể khó chịu do độc tố tích tụ.
Để chống lại mệt mỏi tiềm ẩn, bạn cần làm gì?
Nạp năng lượng mỗi ngày: Bạn hãy ngủ đủ và ngủ sâu là cách phục hồi năng lượng hiệu quả nhất.
Giảm bớt "tiêu hao": Nếu không thể tăng thêm thời gian nghỉ ngơi, hãy giảm bớt mức độ tiêu hao năng lượng, cho phép bản thân nghỉ ngơi đúng cách.
Lưu ý rằng, thư giãn thực sự là làm những việc ít đòi hỏi tư duy, như đi bộ nhẹ nhàng, ngắm cảnh, hoặc đơn giản là đứng dậy vươn vai. Để tránh mệt mỏi tiềm ẩn, điều quan trọng là biết cách buông bỏ căng thẳng và duy trì trạng thái thư giãn.