3 yếu tố khiến Ngân hàng Nhà nước gặp áp lực khi duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng

Cập nhật: 21:00 | 26/09/2022 Theo dõi KTCK trên

Chuyên gia tại BSC cho rằng chính sách tiền tệ nới lỏng của Ngân hàng Nhà nước đang chịu áp lực từ việc tỷ giá tăng mạnh, lạm phát cơ bản đang tăng khá nhanh và kinh tế đang tăng trưởng khả quan.

3 yếu tố khiến Ngân hàng Nhà nước gặp áp lực khi duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng
3 yếu tố khiến Ngân hàng Nhà nước gặp áp lực khi duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng

Trong báo cáo công bố mới đây, CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đang ở trạng thái nới lỏng nhằm kích cầu đà tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, BSC cho rằng chính sách này đang chịu áp lực từ 3 yếu tố.

Tuy nhiên, BSC cho rằng chính sách này đang chịu áp lực từ 3 yếu tố gồm: Áp lực tăng mạnh từ tỷ giá; Áp lực gia tăng của lạm phát Việt Nam và Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn đang nằm trong trạng thái khả quan.

Thứ nhất là áp lực tăng mạnh từ tỷ giá: Tỷ giá tự do USD/VND bắt đầu có xu hướng tăng mạnh vào quý 2/2022 khi FED quyết định thắt chặt bảng cân đối kế toán và nâng lãi suất. Xu hướng này đã tạo áp lực mạnh lên đồng tiền VND từ đó cho đến nay. Tính từ đầu năm, tỷ giá VND/USD đã mất giá khoảng 3,7% và lượng dự trữ ngoại hối đã bán được khoảng 20 tỷ USD xuống còn 90 tỷ USD. Điểm sáng là các yếu tố như cán cân thương mại xuất siêu 5,49 tỷ USD và lượng FDI giải ngân đạt 12,8 tỷ USD đang phần nào giúp hạn chế đà tăng của tỷ giá từ đầu năm.

3 yếu tố khiến Ngân hàng Nhà nước gặp áp lực khi duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng
(Nguồn: BSC)

Thứ hai là áp lực gia tăng của lạm phát Việt Nam: So với các quốc gia khác lạm phát Việt Nam đang ở mức khá thấp và nằm dưới mức mục tiêu chính phủ đề ra là 4%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng về lạm phát cơ bản đang có mức tăng khá nhanh so với cả giai đoạn 5 năm gần đây, cho thấy yếu tố đáng quan ngại về giá cả hàng hóa gia tăng diện rộng. Mức gia tăng giá cả chủ yếu đến từ khu vực dịch vụ, nhu cầu tiêu dùng hồi phục kéo theo đà tăng giá cả dịch vụ cho thấy lạm phát đang có yếu tố gia tăng về tình trạng cầu kéo.

BSC đánh giá đây chính là nguyên nhân khiến Ngân hàng Nhà nước chấp nhận tăng lãi suất khi nhu cầu tiêu dùng đang có dấu hiệu tăng trưởng mạnh mẽ.

Thứ ba là, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn đang nằm trong trạng thái khả quan được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng tiêu dùng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ lũy kế đạt 19,3% so với cùng kỳ và chỉ số ngành công nhiệp chế biến chế tạo tăng 9,4% so với cùng kỳ.

Đánh giá về tác động đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, BSC thống kê quá khứ những lần phản ứng của VN-Index trước thông báo tăng lãi suất điều hành và cho biết, khi Ngân hàng Nhà nước công bố nâng lãi suất điều hành thì thị trường chứng khoán Việt Nam thường có xu hướng giảm ngay tức thì so với thời điểm trước khi công bố. Đó là phản ứng ngắn hạn của thị trường trước thông tin tiêu cực.

Tuy nhiên tính đến tháng thứ 3 thì thị trường đã hồi phục trở lại sau khi thông tin tiêu cực đã được phản ánh hết và bắt đầu xuất hiện những dòng tiền bắt đáy, ngoại trừ hai giai đoạn thị trường giảm rất sâu là 2008 và 2011 do bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái toàn cầu 2008, cùng với đó là sự gia tăng nợ khó đòi của ngân hàng và đổ vỡ tín dụng đen tạo điểm tối đáng ngại trong bức tranh tài chính Việt Nam 2011. Tình trạng lạm phát đi kèm suy thoái có tác động nặng nề đến thị trường chứng khoán khi đó.

3 yếu tố khiến Ngân hàng Nhà nước gặp áp lực khi duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng
(Nguồn: BSC)

Theo BSC, việc Ngân hàng Nhà nước nâng lãi suất điều hành có tác động ngược chiều với xu hướng của VN-Index do kỳ vọng của các nhà đầu tư vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị giảm. Bởi lẽ, trong bối cảnh lãi suất tăng, lợi nhuận có thể giảm khi chi phí đi vay tăng cũng như nhu cầu đi vay để thực hiện thêm các dự án đầu tư, hoạt động tài chính và các thương vụ M&A bị hạn chế hơn. Ngoài ra, người tiêu dùng sẽ chi tiêu ít hơn khi các mức lãi suất cho vay tăng và từ đó làm giảm doanh số bán hàng của các doanh nghiệp.

Song, BSC vẫn bày tỏ quan điểm lạc quan, khi yếu tố vĩ mô của Việt Nam vẫn đang duy trì đà tăng trưởng tích cực. Tăng trưởng GDP thực trong quý tăng lên mức 7,7% so với cùng kỳ năm 2021 và cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 5,03% của quý 1/2022.

Bên cạnh đó, lạm phát Việt Nam vẫn ở dưới ngưỡng mục tiêu, cho thấy ở thời điểm hiện tại nhập khẩu lạm phát chưa đáng kể, áp lực Ngân hàng Nhà nước phải tham gia vào cuộc chạy đua thắt chặt chính sách tiền tệ cùng với các Ngân hàng Trung ương khác trên thế giới chưa quá nặng nề.

Tuy nhiên, BSC lưu ý giá hàng hóa thế giới mặc dù đã có dấu hiệu đạt đỉnh nhưng vẫn ở mức cao, cùng với tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang được dự đoán sẽ tiếp tục duy trì suy giảm sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của các quốc gia có độ mở lớn như Việt Nam.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Hàng loạt ngân hàng tăng lãi suất huy động

Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng mạnh lãi suất huy động với nhiều kỳ hạn. Một số ngân hàng mức lãi suất trên 7%/năm.

Giá vàng trải qua một tuần đầy tiêu cực, chuyên gia dự báo tiếp tục giảm

Giá vàng vừa trải qua 1 tuần tồi tệ sau động thái tăng lãi suất của Fed. Các chuyên gia vẫn duy trì dự báo ...

Vẫn còn một đợt nới “room” tín dụng nữa trong năm 2022?

Nhiều tổ chức phân tích đưa ra dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ có thêm một đợt nới “room” tín dụng nữa trong quý ...

Thu Thủy

Tin cũ hơn
Xem thêm