3 cổ phiếu ngân hàng còn nhiều dư địa tăng trưởng, cá biệt có mã tiềm năng tăng 30%

Cập nhật: 10:08 | 12/07/2024 Theo dõi KTCK trên

Cổ phiếu ngân hàng nửa cuối năm 2024 được kỳ vọng có "sóng" khi chất lượng lợi nhuận của các ngân hàng sẽ tốt...

Theo giới chuyên gia, sau khi có một nhịp tăng mạnh trong quý 1 đưa chỉ số giá trên giá trị sổ sách (P/B) ngành Ngân hàng tăng lên mức 1,7 lần, hầu hết các cổ phiếu ngân hàng đã có nhịp điều chỉnh tương đối, đưa P/B ngành quay trở lại mức 1,47 lần ở hiện tại – thấp so với mức trung bình 5 năm 1,7 lần.

Với triển vọng dài hạn, ngành ngân hàng xứng đáng có mức định giá tốt hơn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn các cổ phiếu có thể sẽ có nhịp điều chỉnh nếu kết quả kinh doanh quý 2 và quý 3 chưa thực sự khởi sắc. Mặc dù vậy, các chuyên gia khuyến nghị, hiện tại đang là thời điểm thích hợp để mua vào những cổ phiếu tiềm năng cho mục tiêu đầu tư dài hạn.

3 cổ phiếu ngân hàng còn nhiều dư địa tăng trưởng, cá biệt có mã tiềm năng tăng 30%

Ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Phân tích Khối Khách hàng cá nhân của Công ty Chứng Khoán Yuanta Việt Nam đánh giá, kết quả lợi nhuận quý II/2024 của ngành Ngân hàng sẽ có sự phân hóa mạnh. Chỉ có một số ngân hàng công bố con số tăng trưởng vượt trội 40 %- 50%, còn lại chỉ tăng trưởng ở mức ổn định, thấp hơn các ngành khác.

Các ngân hàng có tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) cao thì vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng. "Đánh giá chung, ngành Ngân hàng có thể có năm tăng trưởng đi ngang chứ chưa phải là năm tăng trưởng bứt phá. Dự báo, 6 tháng cuối tăng trưởng của các ngân hàng sẽ sáng hơn so với thời điểm đầu năm nhờ yếu tố mùa vụ và mức tăng trưởng tín dụng tốt" – ông Minh nói.

Ở góc nhìn khác, ông Phan Khánh Linh - Chủ tịch Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư Take Profit Việt Nam cho rằng, hoạt động kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng tín dụng. Cụ thể, theo tính toán, doanh thu từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng thường chiếm 70 - 80%. Trong khi đó, chi phí đầu vào đang tăng bởi chi phí huy động tăng làm cho biên lãi ròng NIM của ngân hàng thu hẹp.

Theo ông Linh, định giá của các ngân hàng hiện tại đang ở quãng trung vị trong vòng 5 năm. Nếu lấy định giá cao nhất và thấp nhất của ngân hàng trong vòng 5 năm thì hiện tại định giá của các ngân hàng đang ở mức giữa, đây mà mức định giá không quá rẻ cũng không quá đắt. Do vậy, cần có những có câu chuyện riêng thì mới có thể đẩy định giá nên mức hấp dẫn để đầu tư.

Về lựa chọn cổ phiếu cụ thể, trong báo cáo phân tích mới đây, VCBS Research nhận định nhóm cổ phiếu có thể xem xét đầu tư trong dài hạn là các ngân hàng có chất lượng tài sản tốt và duy trì tốc độ tăng trưởng vượt trội so với ngành, bao gồm: ACB, MBB, MSB, OCB, STB, TCB, TPB, VIB. Trong đó, 3 cổ phiếu MBB, STB và VIB được phân tích và định giá.

Ngân hàng TMCP Quân Đội - MBB

MBBank được giả định: (1) Tín dụng tăng trưởng trong top cao nhất ngành đạt 25% và tiếp tục được ưu tiên trong các năm tới bởi nhờ việc nhận chuyển giao ngân hàng OceanBank; (2) NIM đạt 4,7% do CASA 34,7% nằm trong nhóm cao nhất ngành với số lượng khách hàng cá nhân tăng nhanh lên 26 triệu người; (3) Tỷ lệ nợ xấu nội bảng và tỷ lệ bao phủ nợ xấu lần lượt là 1,6% và 102%.

Ước tính, lợi nhuận trước thuế MBB đạt 31.156 tỷ đồng trong năm 2024, tăng 18,4% YoY. P/B forward là 1,03. Định giá cổ phiếu 28.835 đồng, dư địa tăng 30%.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - STB

Sacombank được giả định: (1) Tăng trưởng tín dụng 13% và NIM duy trì ở 4% giúp thu nhập lãi thuần được cải thiện; (2) Áp lực trích lập dự phòng giảm đáng kể do sẽ tất toán toàn bộ trái phiếu VAMC và hoàn thành trích lập xử lý toàn bộ nợ xấu thuộc Đề án tái cơ cấu trong năm 2024 - 2025; (3) Thu nhập bất thường từ đấu giá Khu công nghiệp Phong Phú và 32,5% cổ phần của nhóm ông Trầm Bê.

Ước tính, lợi nhuận trước thuế của STB đạt 13.164 tỷ đồng trong năm 2024, tăng 37,2%. P/B forward là 0,96. Định giá cổ phiếu 28.835 đồng, dư địa tăng 23%.

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - VIB

VIB được giả định: (1) Tăng trưởng tín dụng 15% với động lực đến từ sự hồi phục của hầu hết các mảng kinh doanh, trong đó mảng cho vay mua nhà ở; (2) Thu nhập ngoài lãi kỳ vọng có sự cải thiện nhờ sự hồi phục của thị trường bảo hiểm và khoản thu nhập bất thường từ thu hồi các khoản nợ đã xử lý rủi ro; (3) Mức độ cải thiện NIM của VIB tích cực hơn so với mặt bằng chung nhờ cơ cấu cho vay bán lẻ chiếm tỷ trọng cao và đa dạng hóa nguồn huy động vốn.

VIB có thể mang về 12.332 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm 2024, tăng 15,2%. Định giá 25.286 đồng/cp, dư địa tăng 20%.

Nam Long (NLG) sáng cửa đạt doanh thu kỷ lục trong năm 2024 nhờ dự án này

Chứng khoán DSC vừa có báo cáo về triển vọng của Công ty CP Đầu tư Nam Long. Công ty chứng khoán này kỳ vọng ...

MBS gọi tên những cổ phiếu có định giá rẻ, hứa hẹn dẫn sóng thị trường nửa cuối năm

Trong báo cáo chiến lược mới đây, Chứng khoán MB (MBS Research) nhận định VN-Index có thể sẽ đạt 1.350 – 1.380 điểm vào cuối ...

Những cổ phiếu tiềm năng nửa cuối năm dưới góc nhìn từ công ty chứng khoán

Báo cáo chiến lược tháng 7/2024 của SSI nghiêng về kịch bản thị trường tiếp tục xu hướng tăng trưởng trong nửa cuối năm 2024, ...

Linh Đan

Tin liên quan