18 ngân hàng thương mại được nới "room" tín dụng trong tháng 9

Cập nhật: 09:44 | 22/09/2022 Theo dõi KTCK trên

Theo báo cáo phân tích ngành ngân hàng mới đây, Công ty chứng khoán VNDirect cho biết, có 18 ngân hàng thương mại đã được Ngân hàng Nhà nước nới hạn mức tăng trưởng tín dụng.

18 ngân hàng thương mại được nới “room” tín dụng trong tháng 9 (Ảnh minh họa)

18 ngân hàng thương mại được nới “room” tín dụng trong tháng 9

(Ảnh minh họa)

VNDirect cho biết có 18 ngân hàng thương mại được cấp thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng trong tháng 9 này. 18 ngân hàng được cấp thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng chiếm khoảng 80% tín dụng hệ thống.

Trong đợt cấp tín dụng này, Ngân hàng Nhà nước đã ưu tiên các ngân hàng thương mại có cơ cấu tín dụng lành mạnh (tỷ trọng cho vay các phân khúc rủi ro như bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp thấp và/hoặc tỷ trọng cho vay bán lẻ cao), tham gia cơ cấu lại các tổ chức tài chính yếu kém, chất lượng tài sản lành mạnh và tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cao - đơn cử như MB, Agribank...

“Đáng chú ý, Sacombank được hạn mức cao nhất là 4%, cao hơn kỳ vọng của thị trường.”, báo cáo của VNDirect cho biết.

Chi tiết mức nới room tín dụng của 18 ngân hàng
Chi tiết mức nới "room" tín dụng của 18 ngân hàng

Theo ước tính của nhóm chuyên gia, với hạn mức tín dụng mới, tổng tăng trưởng tín dụng sẽ đạt khoảng 13% vào cuối năm – tiệm cận với mục tiêu 14% của Ngân hàng Nhà nước.

Vì vậy, với mục tiêu hàng đầu là kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô hiện nay, cơ hội để có thêm một đợt tăng hạn mức tín dụng nữa từ giờ cho đến hết năm là khá hạn chế.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết NHNN sẽ tiếp tục duy trì mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 14% cho năm 2022 như kế hoạch từ đầu năm, tuy rằng trước đó đã có một số ý kiến đề xuất nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng hệ thống lên 15-16%.

Điều đó cho thấy sự thận trọng của Ngân hàng Nhà nước trước những biến động và rủi ro có thể xảy ra, khi mà Fed chắc chắn sẽ tiếp tục tăng lãi suất vào cuối năm nay và đồng USD tăng giá gây áp lực mạnh lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam và áp lực lạm phát.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước muốn ngăn chặn cuộc chạy đua tăng lãi suất tiền gửi giữa các ngân hàng thương mại khi nhu cầu tín dụng trong nước đang rất mạnh mẽ hiện nay.

Tín dụng hệ thống đã tăng 9,91% so với đầu năm tính đến hết ngày 26/8, cao hơn mức tăng trưởng trong cùng kỳ năm ngoái (tăng 7,45% so với đầu năm). Tuy nhiên, tín dụng chỉ tăng thêm 0,47% từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 8.

Theo các chuyên gia, có thể thấy rằng tăng trưởng tín dụng đã và đang chậm lại một cách rõ rệt khi kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô vẫn đang là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ trong thời gian còn lại của năm 2022.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #Khuyến nghị đầu tư #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Thống đốc NHNN yêu cầu xử lý nghiêm trường hợp ép khách mua bảo hiểm mới được vay vốn

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bạc Liêu về vấn đề cần có thông tin chính ...

Agribank rao bán khoản nợ thế chấp bởi Khu du lịch nghỉ dưỡng khoáng nóng Cúc Phương

Tài sản hình thành trong tương lai đối với Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng khoáng nóng Cúc Phương là tài sản đảm bảo ...

Cổ phiếu ngân hàng đảo chiều giảm mạnh, thanh khoản toàn ngành ‘mất hút’

Sau phiên hồi phục mạnh mẽ hôm qua, cổ phiếu ngân hàng lại quay đầu giảm điểm trong phiên 21/9, đóng cửa ghi nhận 19/27 ...

Hoàng Hà

Tin cũ hơn
Xem thêm