11 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện dịch tả heo châu Phi

Cập nhật: 10:59 | 05/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Tỉnh Trà Vinh vừa công bố nhiễm dịch tả heo châu Phi, như vậy đây là địa phương thứ 11 ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện dịch bệnh này.  

11 tinh dong bang song cuu long xuat hien dich ta heo chau phi

Công điện của Thủ tướng về phòng chống dịch tả lợn châu Phi

11 tinh dong bang song cuu long xuat hien dich ta heo chau phi

Hơn 2 triệu con lợn bị tiêu huỷ vì dịch tả lợn châu Phi

11 tinh dong bang song cuu long xuat hien dich ta heo chau phi

Cà Mau đã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi

Theo đó, ngày 4/6 Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, ông Đồng Văn Lâm cùng các cơ quan chức năng của tỉnh đã đi kiểm tra và chỉ đạo xử lý bệnh dịch tả heo châu Phi trên địa bàn.

Trước đó vào chiều 3/6, tại hộ bà Lê Hồng Dân đã có 6/15 con lợn trong đàn bị bệnh chết được cán bộ Thú y tỉnh lấy mẫu xét nghiệm. Sáng 4/6, kết quả xét nghiệm cho thấy đàn lợn của bà Hồng Dân bị nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi.

11 tinh dong bang song cuu long xuat hien dich ta heo chau phi
Tiêu hủy heo nhiễm dịch

Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm, lực lượng ứng phó nhanh ngăn chặn dịch bệnh của Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh, phối hợp với địa phương tiến hành tiêu hủy toàn bộ số lợn của bà Lê Hồng Dân, tổng trọng lượng hơn 560 kg và làm thủ tục để hỗ trợ thiệt hại.

Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh chỉ đạo UBND huyện và xã cần thực hiện tốt công tác quản lý đàn, tránh tình trạng vận chuyển, mua bán heo qua lại trên địa bàn. Thực hiện tốt công tác tiêu độc, khử trùng và theo dõi tình hình diễn biến dịch bệnh để kịp thời xử lý, không để ổ dịch lây lan trên diện rộng. Tổ chức đặt các trạm kiểm soát dịch bệnh trên trục đường liên ấp và phun xịt thuốc theo đúng hướng dẫn của ngành thú y…

Hiện tỉnh Trà Vinh có tổng đàn lợn gần 320.000 con, với hơn 26.000 hộ chăn nuôi, trong đó chỉ có khoảng 500 hộ và doanh nghiệp chăn nuôi theo mô hình tập trung.

Như vậy, đến thời điểm hiện tại ngoại trừ 2 tỉnh Long An và Bến Tre, 11 tỉnh thành còn lại của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất hiện dịch tả heo châu Phi.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh dịch tả heo châu Phi đã xảy ra tại 52 tỉnh, thành phố, buộc phải tiêu hủy tổng số trên 2 triệu con heo. Nguy cơ bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan nhanh đến các địa phương chưa có dịch và tái phát lại là rất cao.

Trước đó, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhưng thời gian qua vẫn còn những tồn tại, bất cập, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phòng chống bệnh dịch tả heo châu Phi.

Để khắc phục tình trạng trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là cấp ủy đảng và chính quyền các cấp ở địa phương huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Quyết liệt chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống, dập dịch với phương châm “phòng, chống dịch như chống giặc”. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp trục lợi chính sách hỗ trợ tiêu hủy heo bệnh, các trường hợp khai không đúng về số lượng và trọng lượng lợn buộc phải tiêu hủy theo quy định.

Cạnh đó, khẩn trương kiện toàn, củng cố hệ thống thú y các cấp theo đúng quy định của Luật thú y đảm bảo thực thi nhiệm vụ. Chủ động tổ chức giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý heo bệnh. Tổ chức kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ heo theo đúng quy định.

Cùng với đó là tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh, sát trùng phòng dịch, không sử dụng thức ăn dư thừa cho heo ăn. Các trang trại, hộ chăn nuôi lớn tăng cường hơn nữa các biện pháp an toàn sinh học để bảo vệ đàn heo, đặc biệt là đàn giống để tái đàn sau khi hết dịch.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc các địa phương đẩy mạnh cấu trúc lại ngành chăn nuôi, đa dạng hóa vật nuôi. Trước mắt tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, thủy sản... để bù đắp thiếu hụt sản phẩm thịt heo nhằm phục vụ tốt đời sống người dân.

Nguyễn My

Tin cũ hơn
Xem thêm