10 sự kiện nổi bật ngành tài chính năm 2019 có gì khác biệt so với năm 2018

Cập nhật: 09:22 | 02/01/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Bộ Tài chính vừa chính thức công bố 10 sự kiện nổi bật ngành tài chính năm 2019.

10 su kien noi bat nganh tai chinh nam 2019 co gi khac biet so voi nam 2018

10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2019

10 su kien noi bat nganh tai chinh nam 2019 co gi khac biet so voi nam 2018

10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2018

10 su kien noi bat nganh tai chinh nam 2019 co gi khac biet so voi nam 2018

10 sự kiện nổi bật của ngành ngân hàng năm 2018

10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2018

1. Tích cực hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN

Trong năm 2018, Bộ Tài chính đã trình Quốc hội cho ý kiến Dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi) và triển khai xây dựng Dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi) theo kế hoạch để Quốc hội cho ý kiến và dự kiến thông qua vào năm 2019; đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 2 Nghị quyết về chính sách tài chính; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 48 đề án; ban hành theo thẩm quyền 130 thông tư.

Bên cạnh đó, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Luật Quản lý nợ công do Bộ Tài chính chủ trì xây dựng đã được hướng dẫn và triển khai kịp thời ngay sau khi có hiệu lực thi hành. Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính được xây dựng, ban hành kịp thời, góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2018 lên mức 7,08%, mức cao nhất kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007;

Tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công theo đúng tinh thần Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội, tỷ lệ động viên đạt khoảng 25,7% GDP, riêng thuế và phí trên 21,1% GDP (Nghị quyết số 25/2016/QH14 đề ra mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020 tương ứng là 23,5% GDP và 21% GDP), tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) đạt 80,6% (năm 2015 là 75%); quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi ngân sách, tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt trên 27% (mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020 là 25 - 26%), tỷ trọng chi thường xuyên giảm còn dưới 62% tổng chi NSNN (mục tiêu là dưới 64%); bội chi NSNN ước dưới 3,6% GDP (dự toán là 3,7% GDP); giảm nợ công xuống khoảng 61% GDP, kéo dài thời hạn khoản vay, giảm lãi suất huy động, hạn chế rủi ro.

Từ việc hoàn thiện thể chế chính sách tài chính, hai tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín trên thế giới là Fitch và Moody’s đã nâng hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam lên 1 bậc, qua đó cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

10 su kien noi bat nganh tai chinh nam 2019 co gi khac biet so voi nam 2018
Ảnh minh họa

2. Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2018, góp phần quan trọng thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, toàn ngành Tài chính đã đoàn kết, quyết tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực được giao quản lý và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2018, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước.

Tính đến hết ngày 31/12/2018, thu NSNN ước vượt 7,8% dự toán, đạt tỷ lệ động viên so GDP khoảng 25,7%, trong đó thuế, phí đạt trên 21,1%; cả thu ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đều vượt dự toán; nhờ đó đảm bảo các nhiệm vụ chi và có thêm nguồn để xử lý các nhu cầu quan trọng, cấp thiết phát sinh.

Công tác quản lý, điều hành chi NSNN bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm, tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính. Bội chi NSNN được giữ trong phạm vi Quốc hội quyết định; quản lý nợ công diễn biến tích cực, tiếp tục tái cơ cấu nợ công theo hướng kéo dài thời hạn, giảm chi phí vay, an ninh tài chính quốc gia được đảm bảo.

Kiểm soát chặt chẽ nợ công, tăng cường các công cụ và biện pháp quản lý rủi ro đối với nợ công được xây dựng phù hợp và tiệm cận với thông lệ tốt của quốc tế, đảm bảo các giới hạn an toàn nợ công đã được Quốc hội quyết định.

3. Bộ Tài chính giữ vững vị trí tốp đầu các bộ ngành về cải cách hành chính

Tháng 5/2018, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ công bố bảng xếp hạng chỉ số CCHC (Par Index) năm 2017, theo đó, Bộ Tài chính xếp thứ 3 (trong số 19 bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) với số điểm 84,42% cùng nhiều chỉ số thành phần tích cực, thấp hơn cơ quan đứng thứ 2 chưa tới 2%.

Đáng chú ý, công tác CCHC, trọng tâm là kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) luôn được Bộ Tài chính chú trọng thực hiện. Tính từ năm 2016 đến ngày 02/10/2018, Bộ Tài chính đã thực hiện rà soát, cắt giảm 174 TTHC và đơn giản hóa 888 TTHC. Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2141/QĐ-BTC phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa 176 TTHC thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính, trong đó rà soát cắt giảm 148 TTHC và đơn giản hóa 28 TTHC thuộc 13 lĩnh vực.

Trong năm 2018, Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 151/2018/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, trong đó cắt giảm, đơn giản hoá 117 điều kiện kinh doanh thuộc 14 ngành nghề trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

4. Thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy ngành Tài chính tinh gọn, hiệu quả

Thực hiện Nghị quyết 18 và 19 của Bộ Chính trị, toàn ngành Tài chính đã tập trung kiện toàn, đổi mới và sắp xếp bộ máy tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả.

Năm 2018, Bộ Tài chính đã thực hiện cắt giảm 536 đầu mối; cũng như tinh giản được 601 biên chế, đạt 112% kế hoạch tinh giản biên chế theo Đề án (538 biên chế). Ngoài ra, đã cắt giảm 20% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2017. Cùng với đó, Bộ Tài chính đã thực hiện cắt giảm 3.488 chỉ tiêu biên chế (gần 4,7%) so với biên chế được giao năm 2015.

5. Bộ Tài chính 6 năm liên tiếp giữ vị trí số 1 Bảng xếp hạng Việt Nam ICT Index 2018

Bộ Tài chính 6 năm liên tiếp giữ vị trí số 1 Bảng xếp hạng Việt Nam ICT Index 2018 (Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam) và là cơ quan đầu tiên trong bộ máy Chính phủ Việt Nam được Tổ chức Công nghiệp Điện toán Châu Á - Châu Đại Dương (ASOCIO) chọn để trao Giải thưởng “ASOCIO Outstanding User Organization 2018” (Tổ chức Ứng dụng công nghệ thông tin xuất sắc khu vực Châu Á, Châu Đại Dương)

Theo Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam (Việt Nam ICT Index 2018) được công bố trong tháng 8/2018, Bộ Tài chính tiếp tục đứng ở vị trí số 1 với chỉ số ICT index 0,9263 (đây là năm thứ 6 liên tiếp Bộ Tài chính đứng ở vị trí số 1 từ năm 2013 đến nay).

Ngày 08/11/2018, tại Tokyo, Nhật Bản, Tổ chức Công nghiệp Điện toán Châu Á - Châu Đại Dương (ASOCIO) đã tổ chức công bố và trao Giải thưởng ASOCIO 2018 cho 31 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xuất sắc từ các quốc gia và nền kinh tế thành viên. Bộ Tài chính là cơ quan đầu tiên trong bộ máy Chính phủ Việt Nam được ASOCIO chọn trao giải thưởng quốc tế “ASOCIO Outstanding User Organization 2018” (Tổ chức ứng dụng CNTT xuất sắc khu vực Châu Á, Châu Đại Dương)”.

6. Chủ động trong công tác quản lý, bình ổn giá cả thị trường, góp phần kiểm soát lạm phát năm 2018 đạt mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đề ra.

Năm 2018, Quốc hội đã đề ra mục tiêu lạm phát (CPI) bình quân ở mức khoảng 4%. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, công tác quản lý, điều hành giá đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt.

Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành bám sát tín hiệu thị trường, phối hợp một cách linh hoạt, hiệu quả để chủ động có các phương án điều hành giá phù hợp, kịp thời tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá trong những lúc mặt bằng giá có các biến động bất thường. Công tác quản lý, điều hành giá bảo đảm tính công khai, minh bạch, chú trọng và đẩy mạnh công tác tổng hợp, phân tích dự báo giá cả thị trường, làm cơ sở cho việc dự báo diễn biến CPI cụ thể, chi tiết qua đó xây dựng kịch bản điều hành giá phù hợp sát với diễn biến thực tế trong từng thời điểm, từng thời kỳ.

Kết quả, lạm phát năm 2018 ở mức bình quân cả năm là 3,54% đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra dưới 4% và cung cầu hàng hóa trên thị trường được đảm bảo.

7. Triển khai hiệu quả công tác quản lý ngân quỹ nhà nước và huy động vốn

Công tác đã tiết kiệm chi phí vay, góp phần ổn định mặt bằng lãi suất, phát triển thị trường TPCP và hỗ trợ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

Năm 2018, KBNN đã chủ động triển khai công tác quản lý, điều hành ngân quỹ nhà nước (NQNN) và huy động vốn, đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu chi của NSNN và các đơn vị giao dịch. KBNN đã kịp thời tham mưu Bộ Tài chính điều chỉnh giảm nhiệm vụ phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) và sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi để vừa đảm bảo mục tiêu đáp ứng cân đối ngân sách vừa duy trì mục tiêu phát triển thị trường, ổn định mặt bằng lãi suất chung, giúp giảm áp lực phát hành TPCP trên thị trường, tiết kiệm chi phí vay nợ cho NSNN. Qua đó, KBNN gắn kết quản lý ngân quỹ với quản lý nợ, hỗ trợ tích cực cho Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ, góp phần thực hiện tốt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Với việc sử dụng NQNN cho ngân sách trung ương vay thay cho phát hành TPCP ra thị trường đã tiết kiệm được gần 1.600 tỷ đồng chi phí trả lãi năm 2019 của NSNN. Nếu so với năm 2017, chi phí vay năm 2018 giảm, giúp tiết kiệm cho NSNN gần 2.500 tỷ đồng trả lãi hàng năm.

Các chỉ tiêu cơ bản về huy động vốn đạt được như sau: Kỳ hạn phát hành bình quân 12,69 năm (tương đương năm 2017); lãi suất phát hành bình quân giảm mạnh còn 4,71%/năm (giảm 127 điểm so với năm 2017); kỳ hạn còn lại của danh mục TPCP cuối năm đạt 6,83 năm (tăng 0,12 năm so với năm 2017), góp phần tích cực trong việc tái cơ cấu nợ công theo hướng an toàn, bền vững.

8. Thị trường tài chính, thị trường chứng khoán phát triển tốc độ cao, ổn định; thúc đẩy đầu tư gián tiếp thông qua thị trường chứng khoán

Năm 2018, thị trường chứng khoán toàn cầu trải qua những biến động khá mạnh, xu hướng giảm điểm lan toả tại hầu hết các thị trường chứng khoán, tuy nhiên, nhờ sự ổn định của kinh tế vĩ mô, các chính sách phát triển thị trường, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng trên nhiều khía cạnh và vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Năm 2018 cũng là năm chỉ số VN-Index có lúc đã đạt đỉnh 1.204,33 điểm. Tính đến ngày 28/12/2018, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 3,9 triệu tỷ đồng, tăng 12,7% so với cuối năm 2017, tương đương 79% GDP năm 2017 và tương đương với 72% GDP năm 2018, vượt chỉ tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2020. Thị trường chứng khoán Việt Nam dần trở thành kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế.

Tháng 4/2018, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng chủ trì tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư tài chính tại Hàn Quốc. Hội nghị đã tạo ra kênh đối thoại cởi mở, giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư Hàn Quốc hiểu rõ hơn chủ trương và quyết tâm đổi mới của Chính phủ Việt Nam, củng cố lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với tiềm năng phát triển của thị trường Việt Nam.

9. Tổ chức thành công Hội nghị và tạo bước chuyển căn bản thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại

Hội nghị toàn quốc “Thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại” diễn ra ngày 24/7/2018 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ trong việc thúc đẩy triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại trong thời gian tới.

Việc tổ chức thành công Hội nghị “Thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại” đã tạo ra bước ngoặt lớn khi đưa ra những định hướng, mục tiêu, giải pháp lớn, mang tính hệ thống, đồng bộ của Chính phủ thúc đẩy việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành và tạo thuận lợi thương mại trong giai đoạn 2018 - 2020.

Ngay sau khi hội nghị diễn ra, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26/9/2018 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018 – 2020.

Bộ Tài chính (cụ thể là Tổng cục Hải quan) đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành rà soát quy trình nghiệp vụ, chỉ tiêu thông tin, phát triển phần mềm, đảm bảo cơ sở hạ tầng, kết nối kỹ thuật đảm bảo triển khai các thủ tục hành chính mới trên Cơ chế một cửa quốc gia trong năm 2018, đồng thời khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định thực hiện các thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để trình Chính phủ ban hành. Kết quả cụ thể:

+ Tính đến ngày 31/12/2018, 12 bộ, ngành đã triển khai 148 thủ tục hành chính trên Cơ chế một cửa quốc gia (trong đó từ sau khi tổ chức Hội nghị thúc đẩy phát triển Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại ngày 26/7/2017 đến 31/12/2018 đã triển khai mới được thêm 95 TTHC), với tổng số hồ sơ hành chính đã được xử lý trên Cổng thông tin một cửa quốc gia trên 1,8 triệu bộ hồ sơ và xấp xỉ 26 nghìn doanh nghiệp tham gia.

Như vậy, hội nghị đã tạo ra bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính. Bằng chứng rõ nhất là số lượng thủ tục hành chính được triển khai mới trên Cơ chế một cửa quốc gia trong 5 tháng cuối năm 2018 đã gấp 1,8 lần tổng số thủ tục hành chính trong gần 4 năm công lại kể từ thời điểm bắt đầu triển khai Cơ chế một cửa quốc gia tháng 11/2014 đến 26/7/2018 (95 thủ tục so với 53 thủ tục).

Nếu tính cả 22 thủ tục mới của các bộ, ngành đang sẵn sàng được triển khai trong tháng 1/2019 thì tổng số thủ tục tăng thêm từ sau ngày 26/7/2018 là 117 thủ tục (gấp 2,2 lần so với tổng số thủ tục được triển khai gần 4 năm trước thời điểm 26/7/2018) nâng tổng số thủ tục được triển khai thông qua Cơ chế một cửa quốc gia lên 170 thủ tục.

+ Tính đến ngày 31/12/2018, tổng số C/O Việt Nam nhận từ 04 nước ASEAN là: 59.053. Tổng số C/O Việt Nam gửi sang các nước là: 98.820.

+ Đến tháng 11/2018, các bộ, ngành đã sửa đổi, bổ sung 82/87 văn bản về KTCN theo Quyết định 2026/QĐ-TTg.

Kết quả triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN kể từ sau khi tổ chức thành công hội nghị diễn ra ngày 26/7/2018 nêu trên cho thấy quyết tâm mạnh mẽ của Thủ tướng và các lãnh đạo Chính phủ đã được các bộ, ngành chuyển hóa thành những hành động cụ thể, quyết liệt, với nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả được thực hiện. Điều này sẽ tạo nền tảng vững chắc để đạt được những mục tiêu đề ra tại Quyết định số 1254/2018/QĐ-TTg ngày 26/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới.

10. Chi phí tuân thủ thực hiện các thủ tục hành chính về thuế xếp thấp thứ nhất và chi phí tuân thủ thực hiện các thủ tục hành chính về hải quan xếp thứ 3 trong 8 thủ tục hành chính được đánh giá

Theo kết quả xếp hạng Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ TTHC 2018 (APCI 2018) của Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính về thuế là thấp nhất trong 8 nhóm thủ tục được đánh giá với chi phí tuân thủ chỉ 73,7 nghìn đồng, chỉ tương đương với 0,58% chi phí tuân thủ trung bình của 8 TTHC được khảo sát và 0,1% chi phí tuân thủ của nhóm cao nhất.

Báo cáo APCI 2018 cũng đánh giá nhóm TTHC hải quan nằm trong nhóm chi phí tuân thủ thấp (xếp hạng 3/8 nhóm TTHC), bằng 28% (3,53 triệu đồng) chi phí tuân thủ của cả 8 nhóm TTHC (xấp xỉ 12,7 triệu đồng).

10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2019

1. Hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật tài chính

Trong năm 2019, Bộ Tài chính đã hoàn thành việc xây dựng các dự án Luật, Nghị quyết quan trọng để Chính phủ trình Quốc hội thông qua như: Luật Quản lí thuế (sửa đổi); Luật Chứng khoán (sửa đổi); Nghị quyết của Quốc hội về khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách Nhà nước (NSNN).

Ngoài ra, đã phối hợp với Bộ Công Thương trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ.

Cũng trong năm 2019, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ 15 nghị định, ban hành nhiều thông tư hướng dẫn…

2. Thu ngân sách Nhà nước vượt dự toán mức cao nhất trong 5 năm

Tính đến ngày 31/12/2019, thu NSNN ước đạt 1.539,4 nghìn tỉ đồng, vượt 9,1% so với dự toán (thu ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương đều vượt dự toán), nhờ đó đảm bảo nguồn lực để phát triển kinh tế, an sinh xã hội, quốc phòng an ninh và có thêm nguồn để xử lí các nhu cầu quan trọng, cấp thiết phát sinh.

Việc kiểm soát bội chi cũng như việc thực hiện có hiệu quả. Đến cuối năm 2019, nợ công chiếm khoảng 55% GDP, tiếp tục xu hướng giảm mạnh từ mức 63,7% GDP năm 2016.

Đồng thời, nợ Chính phủ cuối năm 2019 còn khoảng 48% GDP, giảm so với mức 52,7% GDP của năm 2016.

Những kết quả tích cực này góp phần quan trọng trong đảm bảo bền vững tài khóa, an toàn nợ công, đồng thời là tiền đề vững chắc cho việc tiếp tục triển khai thực hiện thành công nhiệm vụ của ngành tài chính, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo.

3. Tinh gọn, nâng hiệu quả bộ máy

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW, trong năm 2019, Bộ Tài chính đẩy mạnh sắp xếp, tổ chức bộ máy các đơn vị, kết quả đã thực hiện giảm 2.172 đầu mối đơn vị hành chính.

Trong đó, Tổng cục Thuế tiến hành 3 đợt sắp xếp, hợp nhất Chi cục thuế để thành lập Chi cục thuế khu vực tại 61 Cục thuế. Tổng số giảm được 1.968 đầu mối.

Trong đó, giảm 193 Chi cục thuế, giảm 1.712 Đội thuế thuộc Chi cục thuế, đồng thời, thực hiện cắt giảm 63 phòng tại Cục thuế tỉnh/thành phố.

Kho bạc Nhà nước (KBNN) thực hiện cắt giảm 128 phòng thuộc KBNN cấp tỉnh, 15 KBNN cấp huyện và xóa bỏ 48 đơn vị cấp tổ, đội tại KBNN TP. Hà Nội và TP HCM. Tổng cục Hải quan thực hiện tổ chức, sắp xếp giảm 12 chi cục hải quan thuộc cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố…

4. “Top” đầu về cải cách hành chính, triển khai Chính phủ điện tử

Theo kết quả đánh giá, xác định chỉ số cải cách hành chính (Par Index) năm 2018 do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ công bố tháng 5/2019, Bộ Tài chính tiếp tục nằm trong top đầu khối 18 bộ, ngành có kết quả cải cách hành chính mạnh. Với kết quả này, Bộ Tài chính đã nâng bậc xếp hạng, từ vị trí thứ ba lên vị trí thứ hai.

Theo Báo cáo Vietnam ICT Index năm 2019 được công bố ngày 23/8/2019, Bộ Tài chính tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng chung của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có dịch vụ công.

Đây là năm thứ 7 liên tiếp Bộ Tài chính đứng ở vị trí nhất bảng, kể từ năm 2013. Cụ thể, Bộ Tài chính tiếp tục đứng ở vị trí thứ 1 về Vietnam ICT Index 2019 với chỉ số mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT là 0,9770, bỏ xa khoảng cách so với các bộ giữ vị trí thứ 2 và 3 trong bảng xếp hạng.

5. Quản lí giá góp phần kiểm soát lạm phát năm 2019 dưới chỉ tiêu đặt ra

Năm 2019, Quốc hội và Chính phủ đã đề ra mục tiêu thực hiện kiểm soát lạm phát bình quân dưới mức 4%.

Trong bối cảnh áp lực lên việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát ngày càng lớn như các diễn biến bất ổn về kinh tế, chính trị thế giới tác động khó lường đến kinh tế trong nước.

Việc thực hiện lộ trình thị trường đối với các mặt hàng do nhà nước định giá như điện, dịch vụ y tế, giáo dục ngày càng cấp bách. Áp lực từ mặt bằng giá trong nước của một số mặt hàng như giá thực phẩm…

Công tác tổ chức triển khai các biện pháp quản lí, điều hành giá đã được ngành tài chính thực hiện toàn diện trên tất cả mọi mặt, qua đó đã kiểm soát lạm phát năm 2019 ở mức thấp hơn so với chỉ tiêu do Quốc hội và Chính phủ đề ra, CPI bình quân cả năm 2019 chỉ tăng 2,79% so với năm 2018, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng.

6. Chỉ số nộp thuế của Việt Nam tăng 22 bậc

Theo Báo cáo môi trường kinh doanh - Doing business 2020 (DB 2020) toàn cầu do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 24/10/2019, chỉ số nộp thuế (Paying Taxes) của Việt Nam tăng ấn tượng lên 22 bậc, từ vị trí thứ 131 lên xếp thứ 109 trong tổng số 190 quốc gia được đánh giá.

Phần lớn các chỉ số để đánh giá đều có sự cải thiện so với năm trước đó và được ghi nhận nhờ những nỗ lực của Việt Nam.

Với kết quả đánh giá của Ngân hàng Thế giới, cải cách thủ tục hành chính của ngành thuế năm nay đã vượt mục tiêu của Nghị quyết số 02 của Chính phủ.

Cùng với đánh giá tích cực từ Ngân hàng Thế giới, kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong năm 2019 cũng cho thấy, có 78% doanh nghiệp hài lòng với cải cách thủ tục hành chính mà Tổng cục Thuế đã triển khai thời gian qua.

7. Thị trường trái phiếu phát triển mạnh nhất từ trước đến nay, chứng khoán là kênh huy động hiệu quả

Năm 2019, tiếp nối kết quả đạt được trong các năm trước, trong điều kiện thị trường thuận lợi, 100% khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành có kì hạn từ 5 năm trở lên, trong đó 94% khối lượng phát hành có kì hạn 10 năm trở lên.

Kì hạn phát hành bình quân đạt mức kỉ lục 13,44 năm, tăng 0,75 năm so với cuối năm 2018 (12,69 năm) và tăng 8,6 năm so với năm 2014 (4,84 năm); trong khi đó lãi suất phát hành bình quân có xu hướng giảm (4,51%/năm), giảm từ 1,25%/năm-1,82%/năm đối với mỗi loại kì hạn so với thời điểm đầu năm 2019.

Thị trường Chứng khoán Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng và là điểm đến hấp dẫn đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài.

VN-Index đạt 965,03 điểm, tăng 8,1% so với cuối năm 2018, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 4.390 nghìn tỉ đồng, tăng 11,5% so với cuối năm 2018, tương đương 79,3% GDP; qui mô niêm yết thị trường trái phiếu đạt 1.158 nghìn tỉ đồng, tăng 3,3% so với cuối năm 2018, tương đương gần 21% GDP.

8. Hải quan thực hiện thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu vượt mức 500 tỉ USD

Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam vượt mức 500 tỉ USD vào ngày 20/12/2019.

Trước đó, Tổng cục Hải quan cũng đã ghi tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta cán mốc 400 tỉ USD trong tháng 12/2017 và cán mốc 200 tỉ USD trong tháng cuối cùng năm 2011.

Theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới công bố ngày 2/4/2019, trong năm 2018: Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam được xếp vị trí thứ 26 trên thế giới (tăng 1 bậc so với năm 2017) và có vị trị thứ 4 trong ASEAN (sau Singapore, Thái Lan và Malaysia); nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam được xếp vị trí thứ 23 trên thế giới (tăng 2 bậc so với năm 2017) và có vị trí thứ 3 trong ASEAN (sau Singapore và Thái Lan).

Trong ASEAN, nếu tính chung tổng trị giá xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa thì Việt Nam có vị trí thứ 3 (sau Singapore và Thái Lan).

9. Mô hình “Tài khoản Kho bạc duy nhất” nhằm quản lí ngân quĩ nhà nước an toàn, hiệu quả

Nhằm đáp ứng yêu cầu thanh toán với khối lượng ngày càng tăng và tạo thuận lợi hơn cho người nộp NSNN, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 58 qui định về quản lí và sử dụng tài khoản của KBNN mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các NHTM trong đó, bổ sung qui định kết chuyển toàn bộ số dư cuối ngày từ địa phương về trung ương và gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Đây là một bước tiến mới, đưa công tác quản lí và sử dụng tài khoản của KBNN tại ngân hàng nói riêng và công tác quản lí ngân quĩ nói chung tiến sát với các thông lệ tiên tiến trên thế giới, phù hợp với định hướng cải cách quản lí ngân quĩ theo Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020.

10. Xuất cấp kịp thời hỗ trợ nhân dân các địa phương khó khăn, không để người dân thiếu cơm khi giáp hạt, đón Tết cổ truyền dân tộc

Thực hiện chính sách tài chính đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, tương thân, tương ái, không để ai lùi lại phía sau, trong năm 2019, Bộ Tài chính đã hoàn thành nhiệm vụ xuất cấp gạo không thu tiền từ nguồn Dự trữ quốc gia (DTQG) để hỗ trợ cho các địa phương trong dịp Tết Nguyên đán, giáp hạt, nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng do thiên tai, lũ lụt; hỗ trợ học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Bộ Tài chính cũng thực hiện các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia như: Dự án trồng rừng tại các tỉnh Hà Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La, Bắc Giang; viện trợ đối ngoại; xuất cấp vật tư, thiết bị phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ; khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo an ninh, quốc phòng, an toàn trật tự xã hội.

Đến nay, tổng trị giá hàng dự trữ quốc gia đã xuất cấp khoảng 1.519 tỉ đồng, trong đó: Số lượng hàng DTQG đã xuất cấp luôn đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và phân bổ đúng đối tượng, đã động viên người dân vượt qua thời điểm khó khăn, ổn định đời sống phát triển sản xuất.

Hoài Dương