VDSC: Tỷ giá là điểm nhấn trong điều hành kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2019

Cập nhật: 09:12 | 01/01/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Ổn định tỷ giá là điểm nhấn đáng chú ý của kinh tế Việt Nam trong năm 2019, nhưng liệu điều này có được duy trì trong năm 2020 khi mà thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam ngày càng gia tăng và đang có những nghi vấn về vấn đề gian lận xuất xứ hàng hóa.

vdsc ty gia la diem nhan trong dieu hanh kinh te vi mo viet nam nam 2019

VDSC: Vietcombank có tiềm năng tăng trưởng thu nhập dịch vụ cao

vdsc ty gia la diem nhan trong dieu hanh kinh te vi mo viet nam nam 2019

VDSC cập nhật về đường cong lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ

vdsc ty gia la diem nhan trong dieu hanh kinh te vi mo viet nam nam 2019

Dòng vốn ngoại liệu có quay lại thị trường?

Giống như nhận định của nhiều tổ chức và định chế tài chính, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đồng quan điểm tỷ giá chính là một trong những điểm nhấn đáng chú ý nhất trong điều hành kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2019.

Tính tới 15/12, tỷ giá giao dịch trên thị trường ngân hàng và thị trường tự do không thay đổi trong khi tỷ giá trung tâm tăng khoảng 1,8% và cân bằng lại với tỷ giá giao dịch trên thị trường.

Nhìn lại đường đi của tỷ giá trung tâm trong năm 2019, đan xen các đợt điều chỉnh tăng là những lần đi ngang khi tỷ giá giao dịch trên thị trường nổi sóng. VDSC nhận định, đây có thể là nghệ thuật điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong việc ổn định tâm lý thị trường.

vdsc ty gia la diem nhan trong dieu hanh kinh te vi mo viet nam nam 2019

Trong năm 2019, tổng lượng cung ngoại hối duy trì ổn định là điểm nhấn chính giúp điều tiết tỷ giá cũng như tăng dự trữ ngoại hối lên trên 73 tỉ USD. Trong khi lượng tiền kiều hối ước đạt 16 tỉ USD, dòng vốn FDI giải ngân đạt 20 tỉ USD, tăng trưởng 8%/năm.

Trong thời gian tới, VDSC duy trì sự lạc quan vào triển vọng thu hút vốn FDI vào Việt Nam. Bên cạnh việc đa dạng hóa đối tác thương mại, ký kết thành công các Hiệp định tự do thương mại thế hệ mới, khu vực tư nhân tại Việt Nam đang chủ động đầu tư nhằm tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu.

Tuy nhiên, VDSC cho rằng tỷ giá trong năm 2020 vẫn là một ẩn số khi rủi ro Mỹ áp thuế lên hàng hóa Việt Nam đang tăng lên. Việt Nam hiện đứng thứ 5 trong danh sách thâm hụt thương mại của Mỹ, chỉ sau Nhật Bản, Đức, Mexico và Trung Quốc, với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng gần 30% trong năm 2019.

Trong nghiên cứu “Anti-dumping Duty Circumvention through Trade Re-routing: Evidence from Chinese Exporters” của Liu and Shi 2016, tác giả đã đưa ra nhiều dẫn chứng về mối quan hệ nhân quả giữa việc Mỹ tăng thuế lên hàng hóa Trung Quốc và dòng hàng hóa dịch chuyển sang các nước thứ ba.

Trong đó có 2 kết luận đáng chú ý, bao gồm:

1) Mỹ tăng thuế áp lên hàng hóa Trung Quốc dẫn tới sự tình trạng hàng hóa từ Trung Quốc qua quốc gia thứ ba trước khi được xuất khẩu sang Mỹ.

2) Các quốc gia có vị trí địa lý gần Mỹ và Trung Quốc hoặc cộng đồng dân số Trung Quốc lớn thường dễ trở thành điểm trung chuyển hàng hóa Trung Quốc nhằm tránh thuế.

Do vậy, VDSC cho rằng, hơn lúc nào hết, vai trò kiểm soát của Chính phủ vô cùng quan trọng vào thời điểm này.

Hoài Dương