Trót tích trữ hàng hóa quá nhiều, doanh nghiệp Mỹ “sale sập sàn”

Cập nhật: 16:16 | 30/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Target, Walmart, Best Buy, Urban Outfitters và nhiều doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu tại Mỹ cho biết họ đang ngồi trên một “núi” hàng hóa tồn kho, buộc họ phải sớm tung ra các chương trình giảm giá, kích cầu doanh số.

Một vài tháng gần đây, tồn kho của một số doanh nghiệp Mỹ tăng cao vì họ đã đặt hàng quá nhiều hàng hóa từ các nhà sản xuất với kỳ vọng tiêu dùng của người dân tiếp tục tăng mạnh. Nhưng nhu cầu mua sắm của người dân giảm xuống trước áp lực của lạm phát, hiện đang tiệm cận ngưỡng cao nhất 40 năm.

1518-walmart
Ảnh minh họa.

“Các doanh nghiệp nhập vào quá nhiều hàng hóa để đón đầu nhu cầu thị trường, vốn đang chậm lại”, Dana Telsey, CEO kiêm Giám đốc nghiên cứu tại Telsey Advisory Group, chia sẻ trong báo cáo gửi tới khách hàng. Các chương trình giảm giá, khuyến mại đang ngày một xuất hiện nhiều hơn, bà nói.

“Có quá nhiều hàng hóa tồn đọng trong toàn lĩnh vực bán lẻ nói chung”, theo Richard Hayne, CEO của Urban Outfitters. Công ty sẽ gia tăng hoạt động khuyến mại trong phần còn lại của năm và tới hết mùa cao điểm mua sắm mùa đông, ông nói.

Target cho biết họ nhập vào quá nhiều các sản phẩm như đồ nội thất, TV, thiết bị phòng bếp trong quý I/2022, trong khi người tiêu dùng lại chuyển hướng sang mua sắm túi xách hành lý, đồ chơi, đồ trang trí nhà cửa.

“Chúng tôi đã không thể dự báo trước được điều này”, Brian Cornell , CEO của Target, chia sẻ. Target đã hạ giá một số sản phẩm có kích thước lớn nhằm có đủ chỗ chứa và bày bán các sản phẩm đang có sức mua cao.

Best Buy cũng gia tăng các chương trình khuyến mại đối với sản phẩm TV và máy tính. “Chương trình khuyến mãi được đẩy mạnh hơn đối với một số sản phẩm, tương đương với giai đoạn trước đại dịch”, theo Corie Barry, CEO của công ty.

Người tiêu dùng cũng có thể tìm thấy thêm nhiều “món hời” tại các chuỗi bán lẻ khác như TJX, Burlington.

“Môi trường mua sắm hiện tại tốt hơn nhiều so với vài năm trở lại đây”, Michael O'Sullivan, CEO của Burlington, nhận định. “Nhiều thương hiệu mà chúng ta không nhìn thấy trong suốt hai năm qua cũng đã quay trở lại”, ông nói.

Điều này hoàn toàn trái ngược với năm 2021, khi người tiêu dùng rất hiếm khi bắt gặp những chương trình khuyến mại tương tự.

Trong năm ngoái, các chuỗi bán lẻ lớn không tung ra các chương trình kích cầu vì nguồn cung hàng hóa tương đối hạn chế, bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng.

Các cửa hàng, thương hiệu có thể dễ dàng bán sản phẩm của mình với mức giá mong muốn trong bối cảnh tiết kiệm của người dân Mỹ tăng cao trong đại dịch và mức độ sẵn sàng “mở hầu bao”.

Doanh nghiệp Mỹ muốn tăng cường đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, tài chính Việt Nam

TBCKVN - Chiều ngày 4/3, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã có buổi làm ...

Doanh nghiệp mỹ phẩm có quảng cáo “nổ” nhằm “đánh lừa” người tiêu dùng?

TBCKVN - Thực trạng quảng cáo mỹ phẩm quá lố bằng nhiều hình thức, chiêu trò gây ngộ nhận cho người dùng đã đến mức ...

Doanh nghiệp Mỹ ào ạt đầu tư: Tin tưởng kinh tế Việt Nam sẽ “phất” vào năm 2030

Trợ lý Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ đánh giá, Việt Nam là quốc gia có hưởng lợi nhiều nhất từ TPP. Theo nghiên cứu, ...

Ánh Kim