e magazine
Toàn cảnh TTCK tuần từ 23-27/10/2023: Hầu hết các nhóm ngành sụt giảm nhưng vẫn xuất hiện những “gương mặt sáng”

18:03 | 28/10/2023

Thị trường chứng khoán (TTCK) trong nước vừa trải qua tuần giao dịch đầy biến động theo chiều hướng tiêu cực. Với việc giảm gần 4,3% trong tuần qua, chỉ số đại diện cho chứng khoán Việt Nam đang xếp thứ hai trong nhóm chỉ số chứng khoán diễn biến tệ nhất. Xét giai đoạn 1 tháng gần nhất, VN-Index giảm 8,1%, qua đó góp mặt trong top 4 về giảm điểm trên thế giới.

Toàn cảnh TTCK tuần từ 23-27/10/2023: Hầu hết các nhóm ngành sụt giảm vẫn xuất hiện những “gương mặt sáng”

Thị trường chứng khoán (TTCK) trong nước vừa trải qua tuần giao dịch đầy biến động theo chiều hướng tiêu cực. Với việc giảm gần 4,3% trong tuần qua, chỉ số đại diện cho chứng khoán Việt Nam đang xếp thứ hai trong nhóm chỉ số chứng khoán diễn biến tệ nhất. Xét giai đoạn 1 tháng gần nhất, VN-Index giảm 8,1%, qua đó góp mặt trong top 4 về giảm điểm trên thế giới.

Trong tuần từ 23-27/10, thị trường đón nhận nhiều thông tin như: Khai mạc kỳ họp 6, Quốc hội khoá XV; Thủ tướng cho biết "Chính phủ nỗ lực phấn đấu, đưa ra nhiều giải pháp để tăng trưởng GDP năm nay đạt trên 5%, thấp hơn mục tiêu Quốc hội giao (6,5%). Lạm phát khoảng 3,5-4%"; Thủ tướng ký Công điện về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu NHNN thúc đẩy tín dụng cho bất động sản; HĐQT của VIC công bố Nghị quyết phê duyệt điều khoản Trái phiếu chào bán quốc tế trị giá $250 triệu USD, có quyền chọn nhận cổ phiếu Vinhomes do Vingroup sở hữu.

Quay trở lại với thị trường chứng khoán Việt Nam, VN-INDEX tiếp tục trải qua tuần giao dịch kém tich cực, đặc biệt là phiên giao dịch giảm điểm mạnh ngày 26/10/2023 khi VN-INDEX giảm 4,28% với thanh khoản đột biến và điều chỉnh mạnh về vùng giá 1.040 điểm. Mặc dù có phiên hồi cuối tuần với đa số mã phục hồi tốt sau khi giảm mạnh, nhưng VN-INDEX vẫn giảm tới 4,26% so với tuần trước về mức 1.060,62 điểm. HNX-INDEX có diễn biến tương tự khi kết thúc tuần ở mức 218,04 điểm, tương ứng mức giảm 4,56% so với tuần trước.

Với việc giảm gần 4,3% trong tuần qua, chỉ số đại diện cho chứng khoán Việt Nam đang xếp thứ hai trong nhóm chỉ số chứng khoán diễn biến tệ nhất. Dẫn đầu là chỉ số của Argentina với mức giảm trên 18%. Xét giai đoạn 1 tháng gần nhất, VN-INDEX giảm 8,1%, qua đó góp mặt trong top 4 về giảm điểm trên thế giới, cùng chỉ số của Israel (giảm 13%), UAE Dubai (giảm 8,9%) hay NBI Biotech (giảm 8,5%). Vốn hóa của HOSE giảm khoảng 342.700 tỷ đồng sau 1 tháng, trong đó vốn hóa của Masan Group, PV GAS và Vinhomes giảm trên 77.600 tỷ đồng.

Toàn cảnh TTCK tuần từ 23-27/10/2023: Hầu hết các nhóm ngành sụt giảm vẫn xuất hiện những “gương mặt sáng”

Trong tuần, thanh khoản trên HOSE đạt 70.404,20 tỉ đồng, giảm 10,3% so với tuần trước, khối lượng giao dịch giảm 5,7%, trong đó áp lực bán mạnh đột biến tập trung nhiều ở các mã trong VN30. Tương tự thanh khoản trên HNX giảm 10,5% với 9.183,29 tỉ đồng được giao dịch.

Với lực bán áp đảo trong tuần qua, hầu hết các nhóm cổ phiếu đều đồng loạt “lao dốc”. Trong đó, Bất động sản là tâm điểm của thị trường khi có những biến động rất mạnh, tiêu cực với nhóm vốn hóa lớn và đa số các mã khác như VHM (-11,91%), LGL (-10,31%), NBB (-8,84%), NDN (-8,65%), CII (-7,08%),... trong khi một số mã vẫn có diễn biến phục hồi tốt, kết thúc tuần tăng điểm nhờ phiên tăng giá hết biên độ cuối tuần như CEO (+1,5%), DXG (+3,88%), DIG (+3,93%),...

Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu Dịch vụ tài chính, chứng khoán sau tuần giảm điểm mạnh trước đó, tiếp tục có tuần giao dịch kém tích cực, đa số vẫn giảm điểm mạnh, thanh khoản gia tăng ở mức trên trung bình như MBS (-10,63%), AGR (-10,27%), FTS (-10,17%), PSI (-10,11), VIX (-9,33%),... ngoài BSI (+0,39%) phục hồi tốt, tăng điểm.

Không nằm ngoài xu hướng, nhóm cổ phiếu Ngân hàng đa số cũng chịu áp lực điều chỉnh nhưng phân hóa và tích cực hơn so với thị trường chung khi có những mã tăng giá so với tuần trước với LPB (+5,15%), SSB (+4,50%), BID (+3,70%), VCB (+0,24%),... ngoài đa số chịu áp lực điều chỉnh khá mạnh như NVB (-11,50%), PGB (-9,43%), VPB (-6,48%), MSB (-5,38%)...

Tương tự, các nhóm ngành còn lại hầu hết đều có diễn biến kém tích cực trong tuần với áp lực bán mạnh và chỉ phục hồi tốt khi thị trường vào vùng quá bán ngắn hạn, ngoại trừ một số mã rất nổi bật, thanh khoản đột biến như YEG (+21,57%), CTD (+7,45%), HAG (+7,36%), LPB (+5,15%),...

Toàn cảnh TTCK tuần từ 23-27/10/2023: Hầu hết các nhóm ngành sụt giảm vẫn xuất hiện những “gương mặt sáng”

Cũng trong tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài giao dịch kém tích cực khi họ có 4/5 phiên rút ròng với tổng giá trị hơn 1.300 tỷ đồng, điều này càng làm gia tăng áp lực lên thị trường chung. Đáng chú ý, khối ngoại đã bán ròng đột biến tại MWG, VIC và nhóm ngân hàng,…

Theo thống kê trên sàn HOSE, khối ngoại đã bán ròng 4 phiên và mua ròng 1 phiên duy nhất ngày 23/10. Tổng cộng, khối này đã bán ròng 94,14 triệu đơn vị, giá trị bán ròng đạt 1.401,86 tỷ đồng; trong khi tuần trước đó mua ròng 5,02 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng đạt 779,62 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 3 phiên và bán ròng 2 phiên. Tổng cộng trong tuần, khối này đã bán ròng 2,19 triệu đơn vị, trong khi tuần trước đó mua ròng 1,64 triệu đơn vị; tổng giá trị vẫn là mua ròng 74,35 tỷ đồng, giảm 36,91% so với tuần trước.

Trên thị trường UPCoM, khối ngoại cũng đã bán ròng 2 phiên và mua ròng 3 phiên. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 54.410 đơn vị, trong khi tuần trước mua ròng 1,07 triệu đơn vị; tổng giá trị vẫn là mua ròng 17,82 tỷ đồng, tăng 47,52% so với tuần trước.

Top 5 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần từ 23-27/10

Toàn cảnh TTCK tuần từ 23-27/10/2023: Hầu hết các nhóm ngành sụt giảm vẫn xuất hiện những “gương mặt sáng”

Trên thị trường phái sinh, kỳ hạn VN30F2311 kết tuần ở mức 1.068,5 điểm, mức chênh lệch dương 0,93 điểm so với VN30, khối lượng giao dịch tăng mạnh trong tuần và vượt mức trung bình, thể hiện hoạt động đầu cơ mạnh khi thị trường biến động và các vị thế Long đang lạc quan trong phiên cuối tuần. Các kỳ hạn lớn hơn VN30F2312, VN30F2403, VN30F2406 chênh lệch từ -5,57 điểm đến -11,57 điểm, mức chênh lệch giữa các kỳ hạn gia tăng và trở lại bình thường, cho thấy các trader vẫn chưa lạc quan về xu hướng của VN30, phòng ngừa rủi ro ở các kỳ hạn lớn.

Xu hướng thị trường tuần từ 30/10-3/11

Các chuyên gia phân tích thuộc Công ty Chứng khoán SHS nhận định: Thị trường trong ngắn hạn đang vận động lỏng lẻo nhưng có khả năng có nhịp hồi kỹ thuật do VN-INDEX rơi vào trạng thái quá bán, nhà đầu tư ngắn hạn có khả năng chịu đựng rủi ro cao nếu có giải ngân nên có quan điểm thận trọng bởi nhịp hồi không phải là xu hướng uptrend tiếp diễn và sẽ có thể kết thúc bất kỳ thời điểm nào. Trong trung/dài hạn thị trường dù mất xu hướng uptrend nhưng sẽ đi tìm điểm cân bằng mới và tích lũy lại nên rủi ro trung/dài hạn không cao.

Toàn cảnh TTCK tuần từ 23-27/10/2023: Hầu hết các nhóm ngành sụt giảm vẫn xuất hiện những “gương mặt sáng”

Trên quan điểm kỹ thuật, các chuyên gia tại Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho rằng: VN-Index có phiên tăng điểm nhẹ trở lại, khối lượng giao dịch suy giảm và dưới mức bình quân 10 phiên, hàm ý dòng tiền vẫn khá thận trọng. Không những vậy, chỉ số vẫn nằm dưới MA5, cùng với MA5 giữ trạng thái phân kỳ âm so với MA20, cho thấy chỉ số vẫn nằm trong xu hướng giảm và phiên tăng vừa qua có thể chỉ mang tính hồi phục kỹ thuật.

Thêm vào đó, đường MACD hướng xuống dưới Signal duy trì tín hiệu bán và đường –DI nới rộng khoảng cách lên phía trên so với +DI, cho thấy áp lực giảm vẫn hiện hữu và chỉ số vẫn chịu rủi ro giảm về vùng hỗ trợ 1.010 – 1.030 điểm (vùng đáy tháng 3).

Đối với sàn Hà Nội, HNX Index có diễn biến tương tự. Mặc dù, chỉ số có phiên tăng điểm trở lại nhưng vẫn đóng cửa dưới MA5, cùng với MA5 giữ trạng thái phân kỳ âm so với MA20, cho thấy phiên tăng có thể chỉ mang tính kỹ thuật và chỉ số vẫn chịu rủi ro điều chỉnh về vùng hỗ trợ tâm lý 200 điểm.

Nhìn chung, thị trường chưa thoát khỏi xu hướng giảm sau phiên phục hồi 27/10. Do đó, nhà đầu tư nên giữ tỷ trọng ở mức an toàn và cân nhắc thận trọng trước khi mở vị thế mua mới, nhằm hạn chế rủi ro bất ngờ từ thị trường chung.

Cổ phiếu VHM xuất hiện lực cầu lớn tại vùng đáy dài hạn, VN-Index đảo chiều ngoạn mục

Sau khuyến nghị bán từ TCBS, cổ phiếu LPB bất ngờ tăng trần và dẫn dắt thị trường

Nhận định chứng khoán tuần 30/10-3/11: Thị trường chưa thoát khỏi xu hướng giảm