e magazine
Toàn cảnh TTCK tuần từ 16-20/10/2023: Lý giải đà giảm đột ngột những phút cuối phiên

22:08 | 21/10/2023

Tuần qua, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến khá tiêu cực với 4/5 phiên giảm mạnh. Dù hồi tốt trong phiên cuối tuần nhưng VN-Index vẫn mất trên 4% so với tuần trước đó. Mặc dù vậy, thị trường vẫn lóe lên một số điểm sáng, trong đó khối ngoại và tự doanh đẩy mạnh mua ròng đã góp phần nâng đỡ chỉ số không bị sụt giảm quá sâu.

Toàn cảnh TTCK tuần từ 16-20/10/2023: Lý giải đà giảm đột ngột những phút cuối phiên

Toàn cảnh thị trường chứng khoán tuần từ 16-20/10/2023:

Lý giải đà giảm đột ngột những phút cuối phiên

Tuần qua, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến khá tiêu cực với 4/5 phiên giảm mạnh. Dù hồi tốt trong phiên cuối tuần nhưng VN-Index vẫn mất trên 4% so với tuần trước đó. Ngoài sự sụt giảm về điểm số, thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp, bình quân chỉ đạt hơn 18,5 ngàn tỷ đồng mỗi phiên. Mặc dù vậy, thị trường vẫn lóe lên một số điểm sáng, trong đó khối ngoại và tự doanh đẩy mạnh mua ròng đã góp phần nâng đỡ chỉ số không bị sụt giảm quá sâu.

Trong tuần vừa qua, thị trường đón nhận nhiều thông tin như: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỷ lệ nợ xấu đã lên 3,56% đến cuối tháng 7/2023. Với tỷ lệ này, số dư nợ xấu của toàn hệ thống đến cuối tháng 7 là hơn 440.000 tỷ đồng; Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2024; Ngày 19/10/2023 là ngày đáo hạn của lô tín phiếu đầu tiên trong đợt phát hành bắt đầu từ giữa tháng 9. Theo đó, với kỳ hạn 28 ngày, 9.995 tỷ đồng được của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) rút ra khỏi hệ thống qua kênh tín phiếu vào phiên 21/9/2023 sẽ được bơm trả.

Ngoài ra, thị trường tài chính gần đây bị ảnh hưởng bởi sự kiện Country Garden - Tập đoàn BĐS lớn nhất tại Trung Quốc có nguy cơ phá sản. Cụ thể, Country Garden phải thanh toán hàng chục triệu USD lãi trái phiếu đến hạn trong ngày 18/10, tuy nhiên đến hiện tại, tập đoàn này đã chính thức trễ hẹn trả nợ và cảnh báo khủng hoảng BĐS vẫn còn tiếp diễn. Sự kiện trên đã tác động trực tiếp tới thị trường chứng khoán Trung Quốc trong tuần qua. Tính tới thời điểm hiện tại, chỉ số chứng khoán Trung Quốc, Hang Sang Index (HSI) liên tục rơi mạnh, biến động lên tới trên 500 điểm/phiên.

Quay trở lại với thị trường chứng khoán Việt Nam, không duy trì được đà tăng tích cực từ tuần trước đó, thị trường gặp áp lực bán mạnh trên diện rộng ngay khi mở cửa phiên giao dịch đầu tuần (16/10). Đáng chú ý, lực bán áp đảo thường xuất hiện bất ngờ ở những phút cuối phiên chiều khiến các chỉ số “lao dốc” 4 phiên liên tiếp.

Kết tuần, chỉ số VN-INDEX trượt về mốc 1.108,03 điểm, tương ứng mức giảm 4,04% so với tuần trước và vượt lên lại mức giá thấp nhất ngày 4/10/2023, tạo kỳ vọng 2 đáy ngắn hạn. HNX-INDEX có diễn biến tương tự với 4 phiên giảm mạnh và phục hồi trong phiên cuối tuần, qua đó kết thúc tuần ở mức 239,05 điểm, tương ứng mức giảm 4,43% so với tuần trước.

Toàn cảnh TTCK tuần từ 16-20/10/2023: Lý giải đà giảm đột ngột những phút cuối phiên

Trong tuần, thanh khoản trên HOSE đạt 78.465,67 tỉ đồng, tăng 12,8% so với tuần trước, khối lượng giao dịch tăng 17,1% cho thấy áp lực bán mạnh hơn so với mức độ phục hồi tuần trước, nhưng dưới mức trung bình sau khi thị trường đã giảm mạnh từ vùng giá 1.250 điểm. Thanh khoản HNX tăng 9,7% với 10.265,24 tỉ đồng.

Với diễn biến giảm điểm áp đảo trong tuần qua, nhiều nhóm cổ phiếu đã luân phiên chịu áp lực bán mạnh và chỉ bắt đầu hồi phục tốt trở lại phiên cuối tuần. Trong đó nhóm cổ phiếu bất động sản mặc dù phục hồi tốt trong phiên cuối tuần nhưng vẫn điều chỉnh mạnh trong tuần như DIG (-14,14%), DRH (-13,62%), NHA (-12,68%), VPH (-12,26%), NTL (-11,71%),... ngoài NBB (+10,26%) tăng giá tích cực.

Nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán cũng có diễn biến tương tự với nhiều mã chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản gia tăng trên mức trung bình như CTS (-15,69%), AGR (-13,86%), FTS (-12,68%), VCI (-12,03%), TVS (-9,65%), MBS (-9,61%),...

Trong khi đó, các cổ phiếu ngân hàng đa số cũng chịu áp lực điều chỉnh nhưng phân hóa và tích cực hơn so với thị trường chung khi có những mã tăng giá so với tuần trước với LPB (+2,46%), EIB (+1,43%), HDB (+0,85%), CTG (+0,34%),... ngoài đa số chịu áp lực điều chỉnh, thanh khoản dưới mức trung bình, thể hiện áp lực bán không lớn như MSB (-6,81%), NVB (-5,83%), VIB (-5,17%), BID (-4,71%),... Các nhóm ngành khác hầu hết đều có diễn biến kém tích cực trong tuần với áp lực bán mạnh và chỉ phục hồi tốt khi thị trường vào vùng quá bán ngắn hạn.

Toàn cảnh TTCK tuần từ 16-20/10/2023: Lý giải đà giảm đột ngột những phút cuối phiên

Dù thị trường sụt giảm mạnh trong tuần qua nhưng điểm sáng lại đến bất ngờ từ khối ngoại. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài sau 6 tuần bán ròng mạnh đã gia tăng giao dịch và mua ròng trở lại gần 1.000 tỷ đồng. Cụ thể:

Trên sàn HOSE, khối ngoại đã bán ròng 1 phiên duy nhất ngày 16/10 và mua ròng 4 phiên. Tổng cộng, khối này đã trở lại mua ròng 5,02 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng tương ứng đạt 779,62 tỷ đồng; trong khi tuần trước đó bán ròng 65,8 triệu đơn vị, giá trị bán ròng đạt 1.911,68 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại cũng đã mua ròng 4 phiên và chỉ bán ròng 1 phiên duy nhất ngày đầu tuần 16/10. Tổng cộng trong tuần, khối này đã mua ròng 1,64 triệu đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 117,85 tỷ đồng, giảm 52,13% về lượng và giảm hơn 23% về giá trị so với tuần trước.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại đã bán ròng 2 phiên và mua ròng 3 phiên. Tổng cộng, khối ngoại đã trở lại mua ròng 1,07 triệu đơn vị, giá trị mua ròng đạt 12,08 tỷ đồng; trong khi tuần trước đó bán ròng 1,96 triệu đơn vị, giá trị bán ròng đạt xấp xỉ 57 tỷ đồng.

Cùng với khối ngoại, bộ phận tự doanh tạo lực đỡ với giá trị mua ròng hàng nghìn tỷ đồng trong tuần qua. Theo thống kê trong tuần (16 – 20/10), tự doanh mua ròng 1.374 tỷ đồng cổ phiếu trên toàn thị trường. Trên sàn HOSE, ngoại trừ phiên rút ròng đầu tuần, tự doanh mua vào trong 4 phiên còn lại. Tổng giá trị mua ròng qua kênh khớp lệnh là 1.326 tỷ đồng trong khi bán thỏa thuận hơn 68 tỷ đồng. Trước đáo hạn phái sinh vào ngày (19/10), tự doanh mua đột biến phiên thứ Tư với giá trị mua khớp lệnh đạt hơn 1.000 tỷ đồng, cao nhất trong nhiều tháng nay. Trên HNX và UPCoM, tự doanh cũng mua ròng 86,6 tỷ đồng và 30,1 tỷ đồng. Đáng chú ý, cổ phiếu VPB của VPBank là tâm điểm của dòng tiền tự doanh khi được mua ròng hơn 440 tỷ đồng, tập trung qua kênh khớp lệnh, lực cầu này giúp VPB giảm giá nhẹ trong tuần này.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần từ 16-20/10/2023

Toàn cảnh TTCK tuần từ 16-20/10/2023: Lý giải đà giảm đột ngột những phút cuối phiên

Trên thị trường phái sinh, kỳ hạn VN30F2310 đã đáo hạn và chuyển sang giao dịch trên kỳ hạn chính VN30F2311, kết tuần ở mức 1.117 điểm, mức chênh lệch gia tăng âm -6,69 điểm so với VN30, khối lượng giao dịch tăng mạnh trong phiên cuối tuần, trên mức trung bình, thể hiện hoạt động đầu cơ mạnh khi thị trường biến động. Các kỳ hạn lớn hơn VN30F2312, VN30F2403, VN30F2406 chênh lệch từ -4,79 điểm đến -14,69 điểm, mức chênh lệch giữa các kỳ hạn gia tăng và trở lại bình thường, cho thấy các trader vẫn chưa lạc quan về xu hướng của VN30, phòng ngừa rủi ro ở các kỳ hạn lớn.

Xu hướng thị trường trong tuần từ 23-27/10

Theo ông Đinh Quang Hinh – Trưởng Bộ phận vĩ mô và Chiến lược thị trường, Khối Phân tích Công ty CPCK VNDIRECT: “Thị trường chứng khoán Việt Nam liên tiếp ghi nhận 4 phiên điều chỉnh mạnh trong tuần qua và chỉ phục hồi một phần trong phiên giao dịch ngày thứ 6. Đà bán mạnh thường bất ngờ xuất hiện trong phiên buổi chiều làm nhà đầu tư trở tay không kịp và ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý thị trường. Điều này có thể là do hoạt động chủ động hạ hoặc giải chấp margin của một số bên cho vay. Do đó, cần quan sát thêm tác động của diễn biến này tới xu thế thị trường trong những phiên tới.

Điểm tích cực xuất hiện trong phiên cuối tuần đó là đã bắt đầu le lói những thông tin hỗ trợ cho tỷ giá. Cụ thể, trong bài phát biểu về chính sách tiền tệ mới đây, Chủ tịch Fed - Jerome Powell đã phát đi tín hiệu có thể tiếp tục dừng tăng lãi suất trong cuộc họp sắp tới vào đầu tháng 11. Điều này có thể kìm lại đà tăng mạnh gần đây của lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ.

Bên cạnh đó, việc VPBank hoàn tất phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư Nhật Bản SMBC với quy mô 1,5 tỷ USD sẽ góp phân bổ sung nguồn cung ngoại tệ. Đồng thời, động thái mua ròng liên tục của khối ngoại trong những phiên giảm điểm tuần qua cũng là yếu tố hỗ trợ đáng chú ý cho thị trường”.

Toàn cảnh TTCK tuần từ 16-20/10/2023: Lý giải đà giảm đột ngột những phút cuối phiên

Ở góc nhìn khác, Thạc sĩ tài chính Phạm Quang Thịnh - Chuyên viên tư vấn tại Công ty CK SSI cho rằng: “Thông tin Country Garden phá sản đã và đang tác động tới thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và nhóm cổ phiếu BĐS nói riêng, gây ra đà giảm 30% - 40% tại nhóm này.

Lật lại lịch sử trước đó vào ngày 06/12/2021, Evergrande - Tập đoàn bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc vỡ nợ đã gây ra tác động tâm lý khá tiêu cực cho thị trường chứng khoán Việt Nam khi VN-Index tiếp tục giảm 34 điểm sau khi đã giảm mạnh khoảng 47 điểm ở phiên liền trước đó và đa số các cổ phiếu thuộc nhóm Bất động sản đều rơi về mức giá sàn.

Sau đó, VN-Index đã hồi phục trở lại ngay trong phiên liền sau và nhóm cổ phiếu này cũng là nhóm hồi phục đầu tiên, tuy nhiên đánh giá về tương quan thì giai đoạn cuối năm 2021 thị trường bất động sản Việt Nam vẫn chưa bước vào giai đoạn khó khăn như hiện tại nên việc hồi phục và bật nhanh trở lại là điều dễ hiểu hơn.

Ở thời điểm này nếu thông tin của Country Garden Holdings Co. vỡ nợ được công bố chính thức, khả năng nhóm cổ phiếu bất động sản ở TTCK Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng tâm lý và có nhịp giảm rũ bỏ về vùng đáy khoảng 1,5 phiên để cân bằng tại vùng giá của chân sóng tăng trước đó, mặc dù khó có thể hồi phục để lấy lại ngay những phiên giảm này nhưng đa số các cổ phiếu dẫn đầu thuộc nhóm này như PDR, HDC, NLG, KDH đều đã xuất hiện tín hiệu phân kỳ dương theo phân tích kỹ thuật cho khả năng đảo chiều cao hơn nhóm còn lại.

Trong trường hợp bi quan, nếu thị trường chịu tác động tiêu cực từ nhóm cổ phiếu bất động sản, VN-Index có khả năng giảm sâu nhất về quanh vùng 1.050+/- điểm với các ngưỡng hỗ trợ lớn quanh khu vực này như: Fibonacci 05 - 1.080 điểm, chân sóng tăng bắt đầu từ tháng 5/2023 - 1.050 điểm và Fibonacci 0.618 - 1.040 điểm.

Kết hợp với tín hiệu phân kỳ dương và dòng tiền các Khối tổ chức (Nước ngoài, Tự doanh CTCK và Tổ chức trong nước) đã tham gia mua tại vùng 1.080 điểm thì khả năng hình thành vùng đáy ở khu vực trên là khá cao và đây cũng có thể là cơ hội để nhiều nhà đầu tư có thể tìm thấy "vàng trong cát".

Trong khi đó, các chuyên gia phân tích Công ty Chứng khoán SHS nhận định: Thị trường trong ngắn hạn đang vận động lỏng lẻo nhưng có khả năng hình thành đáy W nếu tuần tới Vn-Index tiếp tục hồi phục. Nếu đà hồi phục tiếp diễn nhà đầu tư ngắn hạn có thể tham gia giải ngân với quan điểm thận trọng bởi nhịp hồi không phải là xu hướng uptrend tiếp diễn nên sẽ có thể kết thúc bất kỳ thời điểm nào. Trong trung, dài hạn thị trường dù mất xu hướng uptrend nhưng sẽ đi tìm điểm cân bằng mới và tích lũy lại nên rủi ro trung dài hạn không cao.

Định giá thị trường đã về vùng hấp dẫn, NĐT dài hạn có thể cân nhắc mua gom dần cổ phiếu

Thị trường chứng khoán trong nước diễn biến khá tiêu cực trong tuần từ 16 -20/10. Dù có phiên giao dịch cuối tuần (20/10) hồi ...

Country Garden nguy cơ vỡ nợ, chứng khoán Trung Quốc rơi sâu, VN-Index có chịu ảnh hưởng?

Sau thông tin Tập đoàn BĐS Country Garden có nguy cơ vỡ nợ, thị trường chứng khoán Trung Quốc liên tiếp giảm mạnh và chưa ...