Thực tiễn và giải pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán

Cập nhật: 19:19 | 24/07/2020 Theo dõi KTCK trên

Các chuyên gia của Ngân hàng JPMorgan nhận định, đại dịch COVID-19 có thể tạo ra bước chuyển ngoặt lớn đối với xu hướng đầu tư bền vững. Trước khi đưa ra quyết định xuống tiền, nhà đầu tư nên xem xét cách tiếp cận đối với các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị của một công ty bên cạnh các tiêu chí truyền thống như tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận, năng lực tài chính của doanh nghiệp.

4821 dtco
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Tính đến cuối tháng 6/2020, chỉ số VN-Index đã tăng trên 25% so với mức đáy của thị trường vào cuối tháng 3/2020; thanh khoản bình quân trên 3 sàn tăng mạnh nhưng hoạt động huy động vốn có xu hướng chậm lại.

Theo số liệu của Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), trên 3 thị trường HOSE, HNX và UpCOM, giá trị giao dịch bình quân 6 tháng đầu năm đạt trên 5.600 tỷ đồng/phiên (tăng 21,4% so với bình quân năm 2019) trong đó, quý II/2020, thanh khoản tăng 40% so với quý I. Tổng mức huy động trên thị trường chứng khoán ước đạt 107.000 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả khảo sát của CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam - Vietnam Report với các doanh nghiệp niêm yết và chuyên gia chứng khoán cho thấy, tâm lý nhà đầu tư trong bối cảnh dịch bệnh, tình hình phát triển công ty, khả năng kiểm soát dịch bệnh và diễn biến, thực trạng nền kinh tế là những yếu tố ảnh hưởng nhất đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp.

Dòng tiền không chỉ chảy mạnh vào thị trường chứng khoán cơ sở mà trên thị trường phái sinh cũng sôi động, tăng trưởng tốt và thiết lập kỷ lục mới.

Trong 6 tháng đầu năm, khối lượng giao dịch bình quân đạt 164.228 hợp đồng/phiên, tăng 85% so với cuối năm 2019. Khối lượng mở (OI) của toàn thị trường tại thời điểm 30/6 đạt 27.068 hợp đồng, tăng 67,3% so với phiên giao dịch đầu năm.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trở thành một kênh đầu tư thu hút lượng tiền đáng kể từ các kênh đầu tư khác, dần trở thành một lựa chọn đầu tư mới cho khách hàng cá nhân. Trong thời gian qua đã đánh dấu sự tăng trưởng mạnh về cả quy mô, tính thanh khoản và khả năng tiếp cận.

Theo thống kê của Công ty Chứng khoán SSI, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành từ đầu năm đến nay ước tính ở mức 159.000 tỷ đồng, tăng 50% so với 6 tháng đầu năm 2019. Các nhà đầu tư cá nhân đã mua trực tiếp gần 22.700 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường sơ cấp – tương đương 15% tổng lượng phát hành, cao hơn mức trung bình gần 10% của năm 2019.

Trong báo cáo công bố ngày 1/7/2020, các chuyên gia của Ngân hàng JPMorgan đã đưa ra nhận định, đại dịch COVID-19 có thể tạo ra bước chuyển ngoặt lớn đối với xu hướng đầu tư bền vững.

Theo đó, trước khi đưa ra quyết định, nhà đầu tư sẽ xem xét cách tiếp cận đối với các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị của một công ty bên cạnh các tiêu chí truyền thống như tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận, năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Nhằm thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển ổn định, bền vững trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến khó lường, các chuyên gia và doanh nghiệp trong khảo sát đang trông cậy vào 5 giải pháp trọng tâm từ Chính phủ bao gồm:

- Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về thị trường chứng khoán;

- Tái cấu trúc tổ chức thị trường, cơ sở hạ tầng công nghệ;

- Tăng cường công tác quản lý, giám sát thị trường, thực hiện kiểm tra, xử phạt nghiêm theo quy định;

- Tăng hạn mức tín dụng cho thị trường chứng khoán;

- Bổ sung thêm gói hỗ trợ cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Mặc dù, Luật Chứng khoán đã được sửa đổi, bổ sung cơ bản, toàn diện, phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ của quốc tế, tạo cơ sở và tạo nền tảng pháp lý cho giai đoạn phát triển mới của thị trường chứng khoán nhưng trong bối cảnh kinh tế mới, xu hướng giao dịch online tăng lên, chưa có hướng dẫn cụ thể về việc niêm yết đối với các doanh nghiệp có nguồn gốc FDI dẫn đến việc nhiều các doanh nghiệp có nguồn gốc FDI chưa thực hiện niêm yết được trên các Sở Giao dịch chứng khoán, nhiều yếu tố khác chưa được tính đến. Theo đó, cần tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý cho thị trường chứng khoán.

Theo nhận định của các chuyên gia và doanh nghiệp, so với thời điểm khủng hoảng 2008 – 2009 còn nhỏ, quy mô gói kích cầu của Việt Nam còn nhỏ đang ở mức 4,8% GDP.

Việc Chính phủ bổ sung thêm gói hỗ trợ cho doanh nghiệp sẽ tạo lực đẩy mạnh hơn cho sự phục hồi của nền kinh tế, bên cạnh đó là bổ sung gói kích cầu riêng cho thị trường chứng khoán.

COVID-19 - thị trường chứng khoán và 8 ngành hấp dẫn đầu tư nhất năm 2020

CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa đưa ra nhận định về các ngành hấp dẫn đầu tư năm 2020...

Vietnam Report và BXH Top 10 doanh nghiệp niêm yết uy tín năm 2020

CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa công bố BXH Top 10 doanh nghiệp niêm yết uy tín năm 2020 cùng kết quả điều ...

Bán tháo dồn dập: VN-Index mất hơn 40 điểm

Ngay đầu phiên giao dịch chiều ngày 24/7, áp lực bán tiếp tục tăng mạnh trên toàn thị trường khiến các chỉ số chìm sâu ...

Văn Thắng

Tin liên quan