SSI Research: Triển vọng của Sao Ta (FMC) đến từ việc mở rộng vùng nuôi và thị trường Nhật Bản

Cập nhật: 14:29 | 18/04/2023 Theo dõi KTCK trên

Trong báo cáo mới đây, SSI Research kỳ vọng năm 2023 thị trường Nhật Bản sẽ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (FMC) do cạnh tranh ít gay gắt hơn, giá bán bình quân tại thị trường Nhật Bản cao hơn do người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm giá trị gia tăng và chi phí vận chuyển thấp hơn.

Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (HoSE: FMC) vừa tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2023 với một số nội dung quan trọng được thông qua. Đại hội thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 với doanh thu hợp nhất đạt 5.900 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 400 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế công ty mẹ đạt 370 tỷ đồng.

SSI Research: Triển vọng của Sao Ta (FMC) đến từ việc mở rộng vùng nuôi và thị trường Nhật Bản
SSI Research kỳ vọng năm 2023 thị trường Nhật Bản sẽ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của FMC.

Đối với kế hoạch phân bổ lợi nhuận năm 2022, FMC dự kiến sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% trên mệnh giá, tương đương với tỷ suất cổ tức là 5,1%. Sang năm 2023, ĐHCĐ cũng thông qua phương án chi trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ tối thiểu là 20% trên mệnh giá. Mức thưởng cho ban lãnh đạo dự kiến là 2% trên lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ (NPATMI) nếu công ty đạt được kế hoạch đặt ra và 4% trên NPATMI nếu vượt kế hoạch đặt ra.

Trong quý 1/2023, doanh thu thuần sơ bộ đạt 1.000 tỷ đồng (-26% svck), với mức tiêu thụ tôm và sản lượng tiêu thụ nông sản giảm lần lượt 30% và 37% svck. Giá bán tôm bình quân của FMC đã cải thiện lên 12,8 USD/kg (+4% svck), nhờ thị phần xuất khẩu thị trường Nhật Bản tăng lên. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 50 tỷ đồng (+11% svck). Động lực tăng trưởng lợi nhuận đến từ giá bán bình quân cao hơn và chi phí vận chuyển thấp hơn do FMC tập trung vào thị trường Nhật Bản, chiếm 40% thị phần xuất khẩu trong quý 1/2023.

Trong báo cáo mới đây, SSI Research kỳ vọng năm 2023 thị trường Nhật Bản sẽ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của FMC do cạnh tranh ít gay gắt hơn, giá bán bình quân tại thị trường Nhật Bản cao hơn do người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm giá trị gia tăng và chi phí vận chuyển thấp hơn.

Theo FMC, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ và Châu Âu vẫn gặp thách thức cạnh tranh từ Ecuador. Ecuador có giá bán tôm thấp hơn Việt Nam do chi phí thức ăn và vận chuyển rẻ hơn, tỷ lệ tôm nuôi thành công cao hơn. Doanh thu của FMC vẫn vượt trội so với ngành tôm trong quý 1/2023. Kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam giảm 18% svck trong quý 4/2022 và 40% svck trong quý 1/2023. Theo ban lãnh đạo, kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ phục hồi dần từ nửa cuối năm 2023.

SSI Research: Triển vọng của Sao Ta (FMC) đến từ việc mở rộng vùng nuôi và thị trường Nhật Bản
Nguồn: FMC, SSI Research

Tính đến tháng 4/2023, trang trại của FMC hiện đang vận hành thương mại với diện tích 322 ha. Khu vực trang trại của Vinfarm – Vĩnh Thuận (203 ha) sẽ bắt đầu thả nuôi tôm và sẽ hoạt động hết công suất từ tháng 5/2023.

Trong năm 2023, FMC sẽ sở hữu diện tích trang trại lên tới 525 ha (+40% svck) vào cuối năm 2023 và sẽ cung cấp khoảng 40% (so với 30% trong năm 2022) nguyên liệu tôm đầu vào cho sản xuất. Nguồn cung nguyên liệu tôm còn lại đến từ các trang trại quy mô nhỏ. Theo FMC, trang trại nuôi tôm mà FMC vận hành có tỷ lệ nuôi thành công trung bình là 85%, so với mức 35% của các trang trại khác.

Ngoài ra, tỷ lệ hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR) của công ty là khoảng 1,5, thấp hơn so với tỷ lệ FCR của nông dân bên ngoài trong khoảng 2,5-3,0. Với việc C.P. Việt Nam sở hữu 25% cổ phần của FMC, FMC được hưởng mức chiết khấu nhất định khi mua thức ăn thủy sản và tôm nguyên liệu từ CP. Do đó, tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ duy trì ở mức cao, giúp sản lượng tiêu thụ tôm nguyên liệu tự sản xuất sẽ tăng lên trong năm 2023.

FMC cũng đã bắt đầu vận hành thương mại hai nhà máy chế biến mới với tổng công suất thiết kế 20.000 tấn/năm (nhà máy Tam An: +5.000 tấn/năm và nhà máy Sao Ta: +15.000 tấn/năm) trong năm 2023. Các nhà máy mới nâng tổng công suất chế biến của FMC lên 45.000 tấn/năm (+80% svck). Trong năm 2023, công ty kỳ vọng nhà máy Tam An sẽ đạt 20% công suất hoạt động và nhà máy Sao Ta sẽ chiếm 20% doanh thu của FMC.

Ước tính lợi nhuận và luận điểm đầu tư

Năm 2023, SSI ước tính doanh thu thuần và NPATMI lần lượt đạt 5.800 tỷ đồng (+2,2% svck) và 328 tỷ đồng (+6,2% svck). SSI giả định rằng sản lượng tiêu thụ tôm sẽ tăng 5% svck, thấp hơn mục tiêu tăng trưởng sản lượng của công ty là 7% svck.

SSI kỳ vọng giá bán tôm bình quân của FMC sẽ giảm 3% svck do xuất khẩu tôm của Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Mặc dù ước tính giá bán bình quân thấp hơn, nhưng SSI kỳ vọng tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ duy trì ở mức ổn định 11% do trang trại nuôi tôm dự kiến sẽ mở rộng trong năm 2023.

SSI Research: Triển vọng của Sao Ta (FMC) đến từ việc mở rộng vùng nuôi và thị trường Nhật Bản

Tại mức giá 41.500 đồng/cổ phiếu, FMC giao dịch ở mức P/E 2023 là 9,1x, được giao dịch ở mức hấp dẫn khi đang ở dưới mức trung bình lịch sử là 10x. FMC tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận sau thuế, vượt lên các công ty thủy sản khác đang đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế suy giảm. Với giá bán bình quân cao, cạnh tranh thấp và rào cản gia nhập cao, SSI ước tính thị trường Nhật Bản sẽ giúp FMC đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận khả quan trong năm 2023.

Yếu tố hỗ trợ tăng/Rủi ro giảm đối với ước tính của SSI: (i) Giá tôm cao/thấp hơn kỳ vọng; và (ii) Nhu cầu cao hơn/thấp hơn dự kiến đối với cá tra tại thị trường Mỹ và Châu Âu.

Agriseco gọi tên 4 nhóm ngành tiềm năng – gợi mở cơ hội với NĐT

Trong bối cảnh thị trường có những cơ hội và thách thức đan xen như hiện tại, nhà đầu tư cần phải xây dựng được ...

6 "câu chuyện riêng" - đâu là cổ phiếu giúp nhà đầu tư sinh lời tốt nhất?

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang có những yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen. Agriseco Research gợi ý chiến lược đầu ...

Chiến lược giao dịch cổ phiếu những quý tiếp theo: "Năng nhặt chặt bị"

VCBS nhận diện 2023 là năm thị trường chứng khoán đối diện với nhiều thách thức. Do đó, chiến lược giao dịch cho những quý ...

Đức Anh

Tin liên quan