Quý I/2019, VietinBank nợ xấu gần 16 ngàn tỷ đồng

Cập nhật: 12:25 | 07/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Trong quý 1/2019, Vietinbank ghi nhận lợi nhuận sau thuế 2.539 tỷ đồng, trong đó riêng ngân hàng mẹ đạt 2.308 tỷ đồng. Đáng chú ý, khối nợ xấu lên tới gần 16.000 tỷ. Trong đó, nợ có nguy cơ mất vốn là 10.844 tỷ đồng.  

vi dau no xau ba ong lon ngan hang ngay cang phinh to Lợi nhuận PG Bank giảm mạnh trong quý I/2019
vi dau no xau ba ong lon ngan hang ngay cang phinh to Eximbank: Chủ tịch Lê Minh Quốc bất chấp nguyên tắc, không tôn trọng cổ đông?
vi dau no xau ba ong lon ngan hang ngay cang phinh to Eximbank báo lợi nhuận quý I/2019 giảm 37% so với cùng kỳ
vi dau no xau ba ong lon ngan hang ngay cang phinh to VietinBank và ACB báo lãi lợi nhuận trước thuế trong quý I/2019 với nhiều đột biến

Trong số 18 ngân hàng nằm trong danh sách bị kiểm toán về việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 của Quốc hội, nổi bật là 3 “ông lớn” BIDV, Vietinbank và Eximbank. Tổng nợ xấu đến hết năm 2018 của 3 ngân hàng này lên tới 34.241 tỷ đồng, chưa kể hàng chục nghìn tỷ nợ xấu đã “đẩy” sang VAMC giữ hộ… BIDV và Vietinbank là hai ngân hàng quốc doanh có quy mô nợ xấu lớn và gia tăng rất nhanh trong nhiều năm qua.

VietinBank với khoản nợ xấu tăng “sốc” 16.000 tỷ đồng trong quý 1

Trong quý 1/2019, Vietinbank ghi nhận lợi nhuận sau thuế 2.539 tỷ đồng, trong đó riêng ngân hàng mẹ đạt 2.308 tỷ đồng. Đáng chú ý, khối nợ xấu lên tới gần 16.000 tỷ. Trong đó, nợ có nguy cơ mất vốn là 10.844 tỷ đồng.

Cụ thể, đến cuối tháng 3/2019, tổng tài sản của VietinBank sụt giảm 1,5% so với đầu năm nay xuống mức hơn 1,14 triệu tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng giảm nhẹ 0,8% so với đầu năm (tương ứng giảm 6.599 tỷ đồng) xuống còn 845.319 tỷ đồng. Huy động tiền gửi của khách hàng giảm 0,1% xuống mức 824.613 tỷ đồng.

vi dau no xau ba ong lon ngan hang ngay cang phinh to
Chất lượng nợ xấu của VietinBank thời điểm cuối quý 1/2019 (nguồn: BCTC VietinBank)

Mặc dù dư nợ cho vay sụt giảm, nhưng thu nhập lãi thuần của ngân hàng kỳ này vẫn tăng 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 7.950 tỷ đồng. Mảng hoạt động dịch vụ bất ngờ có thu nhập 969 tỷ đồng, tăng tới 64% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng lãi đột biết 414 tỷ đồng, tăng 77% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, mảng mua bán chứng khoán kinh doanh chỉ lãi 131 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm trước, còn chứng khoán đầu tư bị lỗ gần 83 tỷ đồng.

Trong quý 1, chi phí hoạt động của ngân hàng giảm nhẹ xuống 3.238 tỷ đồng, nên lợi nhuận thuần trước trích dự phòng rủi ro đạt 6.394 tỷ đồng, tăng 19% so với quý 1/2018. Nhưng do Vietinbank phải tăng trích lập dự phòng rủi ro trong kỳ gần 1.000 tỷ đồng (tăng 38%), nên lợi nhuận trước thuế chỉ còn 3.153 tỷ đồng và lãi sau thuế 2.539 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.

So với mục tiêu lợi nhuận 9.500 tỷ đồng cả năm nay, VietinBank đã hoàn thành được 32,6% kế hoạch.

Trước đó, quý 4/2018 Vietinbank bất ngờ báo lỗ 709 tỷ đồng do thực hiện phương án cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020, cùng với phương án tăng vốn chưa được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, dẫn đến cạn dư địa tăng trưởng tín dụng. Tín dụng giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập lãi thuần giảm mạnh trong quý 4/2018. Do đầu năm nay, ngân hàng tập trung cho vay phân khúc có NIM cao hơn, bán lẻ, tăng thu nhập ngoài lãi, kiểm soát rủi ro… nên đã cải thiện đáng kể tăng lợi nhuận quý 1.

Đáng chú ý, mặc dù tín dụng sụt giảm trong quý đầu năm nhưng khối nợ xấu của VietinBank lại tăng mạnh lên tới 15.963 tỷ đồng, tức tăng hơn 2.200 tỷ đồng so với cuối năm 2018. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,58% lên mức 1,85% dư nợ. Nợ xấu tăng đột biến cũng là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của ngân hàng này sụt giảm mạnh.

Theo báo cáo, nợ nhóm 5- có nguy cơ mất vốn của Vietinbank tiếp tục tăng thêm 1.000 tỷ đồng lên tới 10.488 tỷ đồng và chiếm hơn 65% tổng nợ xấu. Khối nợ xấu của ngân hàng có xu hướng tăng rất mạnh trong vài quý gần đây, cụ thể đến cuối quý 3/2018 nợ xấu mới chỉ ở mức 5.217 tỷ đồng, tăng gấp đôi lên mức 9.470 tỷ đồng vào cuối quý 4/2018 và tăng gấp ba lần lên gần 16.000 tỷ đồng vào cuối quý 1 năm nay. Ngân hàng đã phải tăng trích lập dự phòng rủi ro lớn hơn khiến cho lợi nhuận bị teo tóp nhanh chóng, và Vietinbank đang bị tụt lại phía sau trong cuộc đua lợi nhuận với các nhà băng như Vietcombank, Techcombank, BIDV…

Ngoài khối nợ xấu gần 16.000 tỷ đồng, Vietinbank còn đang “ôm” trái phiếu đặc biệt VAMC hàng chục nghìn tỷ đồng.

Đến cuối quý 1/2019, Vietinbank nắm giữa khối chứng khoán nợ do các TCKT trong nước phát hành lên tới 13.945 tỷ đồng và buộc phải trích lập dự phòng tới 2.234 tỷ đồng.

Trước đó, HSC đưa ra nhận định có khoảng 13.400 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp tăng thêm trong danh mục tài sản nắm giữ của VietinBank vào cuối năm 2018 là trái phiếu đặc biệt VAMC. Song ngân hàng đã không thuyết minh chi tiết khoản mục này trong các kỳ báo cáo gần đây.

Chi phí dự phòng đã “ngốn” phần lớn lợi nhuận của BIDV

Trong kế hoạch, Kiểm toán nhà nước sẽ tập trung vào đánh giá việc phê duyệt phương án xử lý nợ xấu; thanh tra, giám sát việc thu hồi nợ xấu tại các ngân hàng sau hơn 1 năm rưỡi thí điểm Nghị quyết 42 của Quốc hội. Kiểm toán nhà nước sẽ tập trung kiểm toán các ngân hàng có nợ xấu lớn, tình hình xử lý nợ xấu gặp khó khăn, vướng mắc.

Theo báo cáo tài chính năm 2018 đã kiểm toán, tổng nợ xấu của BIDV đã tăng lên mức 18.802 tỷ đồng (chiếm 1,9% dư nợ). Mức nợ xấu này còn tăng thêm hơn 2.100 tỷ đồng so với con số gần 16.700 tỷ đồng theo báo cáo tự lập của ngân hàng. Trong đó, nợ có nguy cơ mất vốn chiếm tới 7.170 tỷ đồng.

Ngoài ra, BIDV ghi nhận 676 tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn ở mục Chứng khoán đầu tư, tăng gấp ba lần so với cùng kỳ 2017.

Do nợ xấu tăng nhanh nên năm 2018, BIDV đã phải tăng trích lập dự phòng rủi ro thêm 4.000 tỷ đồng, lên tới 18.900 tỷ đồng dự phòng. Chi phí dự phòng đã “ngốn” phần lớn lợi nhuận của BIDV dù lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong năm qua đạt 28.366 tỷ, nên lãi trước thuế chỉ còn 6.742 tỷ đồng, giảm 27,2% so với năm trước.

Không chỉ nợ xấu lớn mà BIDV còn đang nắm giữ hơn 14.137 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản VAMC phát hành. Đây thực chất là khoản nợ xấu của BIDV đã được bán sang tay cho VAMC để “làm đẹp” sổ sách tài chính, song ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng được hơn 7.676 tỷ đồng cho số trái phiếu VAMC này.

Tính chung cả nợ xấu và trái phiếu VAMC thì BIDV đang “ôm” khoảng 32.939 tỷ đồng nợ xấu, khiến ngân hàng tốn hơn 26.576 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro.

vi dau no xau ba ong lon ngan hang ngay cang phinh to
Khối nợ xấu của BIDV, Vietinbank và Eximbank lên tới 34.241 tỷ đồng mà hơn 50% là nợ mất vốn

Eximbank: Nợ xấu và lùm xùm nội bộ

Nằm trong diện kiểm toán tới đây, Eximbank có quy mô nợ xấu khiêm tốn hơn song việc xử lý thu nợ gặp nhiều khó khăn. Nhất là trong bối cảnh hoạt động kinh doanh sa sút, nội bộ cổ đông mâu thuẫn kiện cáo, chương trình tái cơ cấu “New Eximbank” chưa phát huy hiệu qủa… mà thực tế, công nợ từ các nhóm cổ đông rất khó thu hồi.

Theo báo cáo tài chính quý 4/2018, tổng nợ xấu của Eximbank đến cuối kỳ là hơn 1.921 tỷ đồng, giảm so với hồi đầu năm. Trong đó, nợ có nguy cơ mất vốn chiếm 954 tỷ đồng. Tổng số dư dự phòng rủi ro là hơn 1.071 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận trước thuế cả năm 2018 chỉ ở mức 827 tỷ đồng và lãi sau thuế 660 tỷ đồng, giảm gần 20% so với năm trước.

Đáng chú ý, khi kiểm toán báo cáo tài chính năm 2018 của Eximbank, Kiểm toán KPMG đã nhấn mạnh về khoản 746 tỷ đồng nợ xấu phát sinh đối với khoản cho vay 7 khách hàng được đảm bảo bằng gần 75 triệu cổ phiếu STB của Sacombank. Từ năm 2016, Eximbank đã khởi kiện nhóm 7 khác hàng để thu hồi nợ. Hiện mới chỉ có bản án sơ thẩm cho phần nợ của 3 khách hàng phải thanh toán cả lãi và gốc là 438 tỷ đồng. Số còn lại đang phải chờ quyết định của toà để xử lý tài sản.

Kiểm toán KPMG cũng cho rằng, nếu Eximbank thực hiện trích dự phòng rủi ro cho các khoản vay trên theo Thông tư 02 và 09 thì chi phí dự phòng sẽ tăng lên 97,6 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế sẽ bị giảm 78 tỷ đồng.

Kiểm toán Nhà nước sẽ thực hiện kiểm toán chuyên đề thí điểm xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 của Quốc hội tại 18 ngân hàng gồm: BIDV và Vietinbank, cùng 16 ngân hàng thương mại cổ phần gồm: Eximbank, ACB, ABB, SeaBank, Techcombank, Bac A Bank, SHB, Sacombank, VPBank, HDBank, VietCapitalBank, Nam A Bank, OCB, VIB, Viet A Bank, VietBank,CB Bank, GP Bank.Qua đó, sẽ xem xét một số hồ sơ cụ thể để làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong xử lý nợ xấu ngân hàng sau thời gian thí điểm Nghị quyết 42 của Quốc hội.

Được biết, Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) có hiệu lực từ tháng 8/2017. Các ngân hàng được trao quyền chủ động trong việc siết nợ tài sản, bán thu hồi nợ, thay vì chờ đợi quá trình khiếu kiện kéo dài…

Mặc dù Nghị quyết 42 có nội dung rút gọn quá trình tố tụng và xử lý tranh chấp tài sản đảm bảo, nhưng thực tế hơn 2.000 vụ việc liên quan đến việc đòi nợ của VAMC chưa có vụ nào được xử lý theo hình thức rút gọn này. Ngoài ra, còn có những vướng mắc như sự phối hợp chưa tốt giữa các cơ quan hữu quan…

PV

Tin liên quan